Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Mãi đến năm 1968, cuộc chiến tranh chống máy bay phá hoại của Mỹ ở miền Bắc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, dân làng Ba phải sơ tán lên đồng Hương, đồng Mỗ, chùa Điệu,... để tránh bom của Mỹ, anh Khả về làng. Năm ấy, anh xấp xỉ ba mươi tuổi.

Anh Khả là công nhân phục vụ quốc phòng, hưởng tiêu chuẩn, chế độ như quân nhân, điều đó ai cũng công nhận. Riêng chuyện anh về làng, dân làng Ba của tôi thời ấy có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Ngô, bố anh Khả nói với mọi người, thằng Khả nhà tôi bị thương ở chiến trường Quảng Bình, sau khi điều dưỡng, do vết thương nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên đơn vị cho về địa phương. Còn ông Hòa, “đài phát thanh của làng” lại bảo, anh Khả bị thương ở đầu ảnh hưởng đến thần kinh, lúc tỉnh, lúc mê tự ý bỏ đơn vị về nhà. Người độc miệng lại cho rằng, ngữ ấy vào chiến trường không chịu nổi gian khổ, tham sống sợ chết, đào ngũ, bây giờ giả vờ điên điên khùng khùng để che mắt thiên hạ. Họ còn cho rằng, ông Ngô làm cán bộ huyện nên cậy quyền, cậy thế bao che cho con. Ngày đó ông Ngô là cán bộ Ban Dân vận Huyện ủy.

Bàn ra tán vào thế thôi, chứ chẳng ai kết luận đúng sai, cũng chẳng cơ quan có trách nhiệm nào hỏi anh Khả về các giấy tờ liên quan. Anh là công dân của làng Ba, sinh ra và lớn lên ở làng Ba, từ làng Ba ra đi, nay về làng, làng nhận anh như đã nhận bao người con khác của làng.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Ký họa Nguyễn Thanh Châu

Sau một thời gian nghỉ ngơi cho lại sức khỏe và tinh thần, anh Khả lại đi làm ruộng như bao xã viên khác ở làng Ba ngày đó. Nghĩa là buổi sáng cũng như buổi chiều nghe tiếng kẻng đi làm đồng. Mỗi ngày được chấm công điểm, cuối mùa tùy công điểm mà được chia lúa, khoai, sắn và các nông sản khác. Thừa tiêu chuẩn thì số nông sản thừa được trả tiền theo giá Nhà nước, còn thiếu tùy theo hoàn cảnh mà được mua thêm cũng theo giá Nhà nước. Hơn nữa một phần ba dân trong làng không có họ gần thì có họ xa, hoặc dây mơ rễ má thông gia với người này, người nọ, dân trong làng quen với câu, một điều nhịn chín điều lành, đèn nhà ai rạng nhà nấy, nên chuyện anh Khả bị thần kinh, bị thương đơn vị cho về, hay tham sống sợ chết trốn về dần dần cũng nguội lạnh. Anh trở thành công dân như bao công dân khác của làng Ba.

Anh Khả về được khoảng hơn năm thì lấy vợ. Chị Tần, vợ anh, lúc đó đang là đảng viên trẻ, Bí thư đoàn thanh niên làng bên. Chị Tần còn nổi tiếng là cây đơn ca của đội văn nghệ xã. Khi hay tin chị lấy anh Khả, có người phán như đinh đóng cột, chị lấy anh Khả làm chồng vì gia thế ông Ngô, chứ chị chẳng có tình cảm với anh Khả. Cũng như bao thôn nữ khác, chị Tần lấy chồng về ở nhà chồng, làm nghĩa vụ người vợ, người con dâu và sau này làm mẹ, chị không tham gia công tác đoàn, hay văn nghệ văn gừng, chỉ duy nhất sinh hoạt chi bộ làng. Cưới năm trước, năm sau, anh chị có một thằng con trai.

Anh Khả trở nên thân mật với tôi, lúc tôi bước vào tuổi 16. Một buổi đi học, một buổi tôi đi cày, đi cấy, hay gặt hái như bao nông dân khác trong làng. Có khác là tôi bị coi là lao động phụ, cho dù kết quả công việc còn hơn nhiều lao động chính khác nhưng lao động phụ nên cán bộ đội thường chấm điểm ít hơn lao động chính. Trong mọi công việc của đội sản xuất, năng suất chúng tôi làm hơn rất nhiều so với các bà, các cô, thậm chí là các lão nông. Công điểm bị chấm thấp hơn cũng ấm ức lắm, nhưng không dám thắc mắc, vì họ đều là bà con thân thích, người gọi bằng bác, bằng mợ, bằng dì.

Ở cạnh nhà nhau nên tôi thường làm cùng nhóm với anh Khả. Ngày nông nhàn cùng nhau đi chăn bò, ra sông đánh cá; ngày mưa tụ nhau đánh tú lơ khơ, cờ tướng. Anh Khả đánh cờ không giỏi nhưng rất ham đánh và cay cú chuyện được thua. Hôm nào thua bọn tôi là anh bắt đánh cho đến khi anh thắng mới thôi. Thắng anh chẳng làm tôi thích thú, nên lắm khi giả vờ thua để tạo hứng khởi cho anh.

Sống với anh, sau khi chắp nối những thông tin do anh kể, tôi mường tượng trường hợp anh Khả bỏ trại điều dưỡng ra về là do anh bị thương, ảnh hưởng rất nặng đến thần kinh. Điều trị ở trại điều dưỡng bệnh tình của anh chưa khỏi hẳn, đang ở trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê. Lúc anh tỉnh, những người quản lí trại điều dưỡng đã động viên và làm các giấy tờ, thủ tục cho anh về địa phương. Nhưng trên đường về, lúc lên cơn, anh đã làm rơi mất các giấy tờ cần thiết. Đầu năm 1973, miền Bắc không còn chiến tranh, anh có vào nơi cũ để xin lại giấy tờ làm chế độ chính sách. Nhưng trại đã chuyển đi, không biết hỏi ai, anh đành quay về cam chịu mọi thiệt thòi, sau hơn chục năm công tác ở chiến trường và bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Hàng chục năm sau, khi tận mắt chứng kiến những chuyện ngang trái, chướng chói ở làng, trong xã, thậm chí ở trong tỉnh và ở nhiều địa phương trong nước, tôi càng buồn, càng thương anh Khả. Như bà Nga, nhân viên cửa hàng thương nghiệp, vợ ông Tường, Phó Chủ tịch huyện, không một ngày đi lính, hay thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, phục vụ chiến đấu, khi sắp về hưu, chân bị bệnh hoại thư cắt một bàn chân. Không hiểu chạy chọt bằng cách nào có được chiếc thẻ thương binh. Rồi bà Lững bỗng nhiên thành mẹ liệt sĩ cô đơn, trong khi bà đang ở với người con trai út, hằng ngày quây quần bên hàng chục con cháu, nhà đứa nọ sát vách đứa kia. Các con bà bày mưu khai láo, mẹ sống cô đơn để kiếm thêm ít tiền chính sách. Anh cu Bảy đi lính chỉ hơn ba năm làm lính văn phòng của Tỉnh đội, phục viên về cũng có cái giấy hưởng chế độ nạn nhân chất độc da cam.

Bất bình với những trường hợp hưởng chế độ bất chấp đạo lí trên, Thượng tá Nỏ, Ủy viên ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã làm đơn gửi xã, gửi huyện, gửi cả lên tỉnh đề nghị xem xét, giải quyết, xử lí nghiêm minh các trường hợp gian dối trên. Cơ quan này đổi cho cơ quan khác, kết cục chẳng ai xử lí. Vi phạm vẫn cứ hiên ngang thách thức, cười nhạo thượng tá Nỏ. Nhiều lần chạm mặt ông trên đường, con dâu bà Lững chửi đổng, người ta có ăn, cũng ăn của nhà nước, có ăn của riêng đứa nào đâu mà ghen ăn, tức ở, kiện với chả cáo.

Qua chuyện ấy, thượng tá Nỏ bị xem là người rắc rối, nhiều chuyện, người ta luôn đề phòng cảnh giác với ông. Bực bội và cả xấu hổ cho sự đời, cho sự thật, thượng tá Nỏ phải bán đất bán nhà chuyển cả gia đình vào miền Đông Nam Bộ. Như ông nói cho quên mọi chuyện cả buồn lẫn vui, để thanh thản những ngày cuối đời. Từ ngày chuyển nhà đi tới nay, chưa một lần vợ chồng, con cháu ông trở lại cố hương. Những người như bà Lững, bà Nga giờ đã mất. Còn cu Bảy, cách đây ba năm đã bị đoàn thanh tra chính sách vạch trần việc khai man, phải nộp lại mấy chục triệu tiền hưởng chế độ da cam gian lận. Người ta lưu manh là thế, còn anh Khả tay trắng, bởi giấy tờ bị mất, đơn vị chuyển đi đâu không rõ.

Việc không tìm ra được đơn vị cũ để xin các giấy tờ cần thiết, tôi biết anh buồn lắm. Ngày đó cái thẻ thương binh, bệnh binh chưa có các chế độ vật chất như bây giờ, nó mang yếu tố sức mạnh tinh thần nhiều hơn. Quan trọng, có nó, anh sẽ danh chính ngôn thuận là người từ chiến trường trở về một cách đàng hoàng, chứ không phải bị nghi ngờ là kẻ đào ngũ, khai man gian dối. Do không có giấy tờ hợp pháp, anh vẫn là công dân chui. Ngoài việc được nhận là xã viên, anh không được tham gia bất cứ tổ chức đoàn thể nào trong làng, ngay cả lực lượng dân quân rất cần trai tráng, mà họ cũng lờ anh.

Trong người anh là cả một hỏa diệm sơn chất chứa những ấm ức, bất công có thể bục phát bất cứ lúc nào. Như hôm chăn bò ở Hói lở, cậy gần nhà, thằng cu Tỵ, con ông cả Tờn, làng Khải Mông lùa mấy con bò của tôi và anh Khả ra khỏi đám ruộng vừa thu hoạch đỗ của làng Khải Mông. Cỏ ở ruộng đó tốt nên nó lùa ra một lúc, mấy con bò lại quay vào, thằng Tỵ lại chạy đến lùa ra. Điều làm cho thằng Tỵ khó chịu là bởi con bò đực của gia đình tôi to lớn, u bắp cuồn cuộn, thấy nó từ xa đám bò đực nhà thằng Tỵ đã tìm cách lảng tránh, chỉ có mấy con bò cái vẫy đuôi thân thiện, thế nên nó cố đuổi ra cho bằng được. Thấy nó một lúc lại chạy ra đuổi bò, anh Khả mắng, thằng kia sao đánh bò chúng tao? Thằng Tỵ vênh váo trả lời, bò bọn bay ăn cỏ làng tao, tao có quyền đuổi. Thằng Tỵ tuy nhiều hơn tôi vài tuổi, nhưng cao gầy như con cò hương, chỉ cần xô nhẹ đã ngã, đám trẻ bọn tôi hay đùa, thổi nhẹ đã bay, chẳng phải là đối thủ của tôi, càng không phải đối thủ của anh Khả. Sở dĩ nó xưng tao với cả anh Khả là do vợ ông Ngô bây giờ, mẹ kế của anh Khả gọi ông cả Tờn bằng ông bác, gọi thằng Tỵ bằng anh xưng em. Anh Khả là con vợ trước của ông Ngô, sau khi mẹ anh Khả mất vài năm, ông Ngô lấy cháu họ của ông Tờn. Vì cây dây leo nên theo tập tục, anh Khả phải gọi thằng Tỵ bằng cậu. Trước thái độ xấc xược của thằng Tỵ, anh Khả chỉ mặt nó nói, mày còn đuổi bò, tao bẻ chân cò đi đấy. Thằng Tỵ cũng chẳng phải dạng vừa, mắng lại, ê thằng kia, cháu với chắt mất dạy, đừng có mà hỗn láo với bề trên, coi chừng no đòn đấy. Anh Khả nhếch mép cười, chạy đến cầm tay thằng Tỵ hỏi, mày vừa nói gì, nói lại xem nào? Thằng Tỵ hiên ngang, dõng dạc, tao nói mày là cháu tao. Chưa nói hết câu, anh Khả đã giáng vào thằng Tỵ cái bạt tai làm hắn ngã chúi dụi, rồi nói, cháu tặng cậu đấy. Vừa lồm ngồm bò dậy, thằng Tỵ te tái chửi, đ.m cái thằng đào ngũ, cái thằng sợ chết, mày dám đánh ông tổ mày à. Sự tức giận của anh Khả dồn nén bấy lâu được trút lên người thằng Tỵ, đá nó ngã từ bờ này ngã sang bờ khác, mặt mày thâm tím.

Thằng Tỵ xơ xác lảo đảo chạy về làng gọi người ra trả thù. Anh Khả bảo tôi lùa bò về làng, còn anh ở lại đối phó. Chắc nhìn thân thể bầm dập của thằng Tỵ, nhà ông cả Tờn căm lắm. Mấy anh em ông cả Tờn người cầm mác, kẻ cầm rựa hùng hổ chạy ra. Thấy anh Khả đứng trên mô đất cao, thằng Tỵ chỉ, thằng chó kia kìa. Mấy anh em ông cả Tờn ùa đến. Anh Khả liền chạy ra nhảy ào xuống sông. Anh em ông cả Tờn sững lại bên bờ, một người hỏi, thằng ấy con cái nhà ai? Thằng Tỵ cay cú nói, thằng đào ngũ, con trai ông Ngô. Ông cả Tờn trừng mắt nhìn thằng Tỵ, rồi nói với mấy em, thôi về để tao sang nói với bố nó. Còn anh Khả bơi ra bãi giữa đến tối mới về.

Mấy ngày sau, ông cả Tờn mách chuyện, bảo bà Tòng về nói với ông Ngô giáo dục thằng Khả, nhưng bà Tòng nể sợ ông Ngô, hơn nữa anh Khả đã ngoài ba mươi không còn nhỏ dại nữa nên bà coi như không biết chuyện. Tuy nhiên, anh Khả vẫn còn ấm ức chuyện thằng Tỵ bảo anh đào ngũ, anh nói với tôi, hôm nào gặp thằng chó ấy, tao cho nó “lên bờ xuống ruộng” chừa cái thói ăn không nói có.

Thằng Tỵ vô tình đã chọc vào vết thương tưởng như đã lên da non của anh Khả. Sau bận ấy, hút thuốc lào ở nhà tôi lúc nào, anh say lúc đó. Mẹ tôi bảo anh bỏ thuốc kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh bảo, em cũng muốn bỏ lắm, nhưng bỏ nó thì lấy gì để khuây khỏa nỗi buồn hở chị. Có đêm, hơn mười một giờ, ông Ngô gọi cửa nhà tôi, hỏi về anh Khả. Ông nói, anh Khả đi từ chín giờ chưa về nhà, tưởng sang nhà tôi hút thuốc, đánh cờ. Thấy chó sủa ầm ĩ, mọi người chộn rộn bủa đi kiếm tìm. Giáo Nhã xách đèn pin đi ra sân, tình cờ dọi lên cây, thấy anh Khả đang ngồi trên chạc ba cây mít. May là mùa Đông mít chưa ra quả, còn là mùa mít chín biết đâu anh Khả lại mang thêm cái án trộm mít.

Sáng hôm sau, chị Tần đèo anh Khả lên bệnh viện huyện khám, bác sĩ cho biết, anh Khả bị kích động thần kinh, nghiêm trọng hơn có một mảnh đạn vẫn ở trong đầu anh. Chị Tần hỏi, có mổ lấy mảnh đạn ra được không bác sĩ ? Bác sĩ lắc đầu, ra bệnh viện trung ương may còn xử lí được, còn bệnh viện huyện, hay bệnh viện tỉnh điều kiện kĩ thuật không cho phép. Trước khi cấp cho mấy viên thuốc an thần, thuốc bổ rẻ tiền, bác sĩ khuyên, gia đình bố trí cho anh ấy nghỉ ngơi, nếu có làm chỉ làm những việc nhẹ. Tránh cho anh ấy những cơn hưng phấn cao độ. Đồng thời nhanh chóng đưa anh đi viện trung ương xử lí mảnh đạn trên.

Thỉnh thoảng anh Khả lại lên cơn, lúc trèo lên cây thị, lúc lên cây bứa, có hôm chị Xanh tôi học bài nhìn lên trần nhà, thấy một người đang co qoắp trên xà nhà, miệng kêu ú ớ không thành tiếng, làm cả nhà thức dậy. Thì ra anh Khả lên cơn thần kinh trèo lên ôm chặt xà nhà lúc nào không ai hay.

Có lần bố tôi khuyên, Khả này, hay mày ra Tổng cục, nhờ người ta lục tìm hồ sơ, để làm chế độ thương bệnh binh. Mày là người Nhà nước, có chế độ thì việc chữa vết thương thuận lợi hơn nhiều, cứ như thế này bí bách lắm. Anh Khả nói với bố tôi, em cũng ra mấy đận rồi, nhưng lần nào họ cũng bảo chưa tìm được hồ sơ, chưa liên lạc được với đơn vị của em, nên chưa làm được. Em có để địa chỉ lại nhờ họ khi nào có thông tin báo cho biết, nhưng chờ mãi.

Năm tôi lên lớp mười, do phải tập trung học để thi tốt nghiệp và thi đại học, không đi làm ruộng nên ít gặp anh Khả hơn. Sợ ảnh hưởng đến học tập của chúng tôi, anh cũng không gạ đánh cờ, chơi bài nữa. Một buổi tối mưa gió, trong bữa ăn, mẹ tôi nói, thằng Khả ốm chiều nay, phải vào viện rồi. Bố tôi hỏi, nó bị cái gì? Mẹ tôi rầu rầu kể, chiều nay đội gặt lúa ở bãi ngang, nó đang lượm lúa thì ngã xuống bờ ruộng ngất lịm, được bỏ lên xe bò đem đến bệnh viện huyện, giờ không biết đã tỉnh chưa?

Khoảng mười giờ đêm, thấy nhà ông Ngô náo loạn, tôi chạy sang được thông báo, anh Khả đã mất ở bệnh viện, do bị đột qụy. Đêm hôm ấy thi thể của anh được chuyển về đặt ở trụ sở hợp tác xã. Chiều hôm sau cả làng tôi tiễn anh ra nghĩa trang làng. Thằng con anh mới bốn tuổi, chít khăn tang lúc khóc, lúc ngơ ngác nhìn mọi người, lon ton đi sau quan tài.

Mãi cuối năm 1975, sau hơn một năm anh Khả mất, gia đình ông Ngô mới nhận được giấy cơ quan cũ, báo anh Khả ra làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ, chính sách. Ông Ngô toan xé nát tờ giấy, thì bố tôi giằng lại, ông đưa tôi, xã sẽ làm công văn ra cho họ, để họ giải quyết các chế độ cho Khả.

Văn bản của xã phát đi được nửa tháng, cơ quan cũ của anh Khả đánh xe thăm gia đình ông Ngô. Đoàn của anh Khả vào chiến trường ngày đó gồm các kĩ sư, kĩ thuật viên giỏi về điện, cơ khí, cầu đường,... Anh Khả bị thương trong một trận bom ở Quảng Bình giữa năm 1967, đơn vị gửi anh ở một trạm xá ở miền Tây Quảng Bình rồi hành quân tiếp vào mặt trận Sài Gòn chuẩn bị cho Chiến dịch Mậu Thân - 1968. Mãi sau ngày đất nước thống nhất, đơn vị mới trở ra Bắc, lúc đi gần trăm người, lúc về còn hơn bốn chục. Nhận được thông tin về anh Khả thì đã quá muộn. Chị Tần nói trong sụt sùi nức nở, chồng em còn một mảnh đạn trong đầu. Nếu các anh về sớm chắc chồng em không như thế này. Lúc chết vẫn còn ấm ức vì bị nhiều người coi là thằng đào ngũ..

Truyện ngắn của Nguyễn Lê

Tin liên quan

Tin khác

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:
Xem thêm
“Mái ấm” D813

“Mái ấm” D813

Ngày 21/4, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cựu cán bộ, chiến sĩ D813 (quê ở 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thuộc Trung đoàn I, Quân khu III
Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy…
Ninh Thuận: Sở VH-TT&DL xin lỗi nữ du khách tố bị nhân viên khu du lịch đánh thủng màng nhĩ

Ninh Thuận: Sở VH-TT&DL xin lỗi nữ du khách tố bị nhân viên khu du lịch đánh thủng màng nhĩ

Ông Nguyễn Văn Hoà, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận cho biết, đã liên hệ với người nhà chị N.D.L. (ngụ TP. Hà Nội) để gửi lời xin lỗi đến vị du khách này do bị 1 nhân viên cho thuê mô tô nước hành hung dẫn đến thủng màng nhĩ.
Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (từ 27/4-1/5), ngành du lịch trong nước ước tính phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023.
Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

VFF cho biết, ngày 3/5, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam, trong bản h
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

Theo Chosun, tập 16 và cũng là tập cuối cùng của bộ phim "Queen of tears" (Nữ hoàng nước mắt) ghi nhận mức rating kỷ lục. Thống kê của Nielsen Korea cho thấy tỷ suất người xem trung bình trên toàn quốc của bộ phim là 24.85 %.
Phiên bản di động