Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.