Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Con gái của ba

Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.
Kể từ khi tôi biết nhận thức, tôi gần như chưa bao giờ cảm nhận được dù chỉ một chút tình yêu thương mà ông dành cho gia đình. Có chăng chỉ là hình ảnh nguời mẹ tần tảo và bao dung của tôi cứ đêm về lại ôm chặt tôi trong vòng tay mà nhẹ nhàng răn dạy: “Ba con là người thương yêu gia đình vô cùng”. Điều mẹ nói cứ như không muốn tôi quên, nhưng chính điều đó càng làm tôi nghĩ ngợi, tại sao tình thương lại sợ phải quên? Hay phải chăng vốn dĩ là không có?

Tôi đã luôn thấy ba vô cùng nghiêm khắc với mình. Những lỗi lầm của tôi dù chỉ nhỏ cũng được ba uốn nắn và phạt rất kĩ đủ để chắc chắn rằng tôi sẽ không tái phạm. Thuở bé, dù là người làm sai nhưng đôi chốc tôi cảm thấy có gì đó uất ức lắm, có những việc có thể đơn giản cho qua nhưng ba luôn muốn in hằn trong kí ức tuổi thơ của tôi là những hình phạt đủ để cho tôi biết nếu chỉ cần tôi mắc lỗi, sẽ không thể nào được tha thứ dễ dàng. Tôi gần như đã lớn lên trong sự giáo huấn nghiêm khắc đó, để rồi thời gian trôi qua, khi sự cảm thông mà mẹ gây dựng về ba trong tôi phai nhạt đi, cũng là lúc tôi bắt đầu dần tự cảm nhận được sự ấm áp của ba mình.

Sau này tôi mới biết sở dĩ gia đình nhỏ của tôi phải chuyển đến ở một thành phố khác xa họ hàng là vì ông bà nội tôi không chấp nhận đứa cháu duy nhất của mình là con gái. Tôi nghe các dì kể lại ngày đó phía nội đã bắt ba từ bỏ mẹ con tôi để cưới vợ khác sinh con trai nối dõi. Bên tình bên hiếu vốn là hai điều không thể so sánh và đặt lên bàn cân, thậm chí nếu đưa ra lựa chọn thì dù đứng ở bên nào người khác cũng không thể nào có thể đánh giá người lựa chọn. Thế nhưng khi nhìn hình ảnh đứa con gái nhỏ còn đỏ hỏn trên tay, ba tôi đã lựa chọn bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Bù lại, cả gia đình tôi đã bị bên nội đuổi ra khỏi nhà, và ba đã đưa cả gia đình đến một thành phố khác sinh sống với hai bàn tay trắng...

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Thi thoảng mẹ kể cho tôi nghe ba tôi vốn ít nói từ trước nhưng mẹ vẫn lựa chọn ba là nguời đàn ông của đời mình vì mẹ cảm nhận được sự ấm áp trong ba. Thuở còn yêu nhau, khi mẹ là cô giáo làng được nhiều người theo đuổi, ba là anh lính vốn khô khan và cục mịch. Mẹ kể trong khi người khác còn ngại ngùng khi tới chơi nhà ngoại, thì ba ngày đó sau khi làm công tác về ghé đến lúc đương đói, mẹ mới gợi ý chế mì cho cả hai ăn, ấy thế mà quay đi quay lại đã thấy ba ăn hết cả hai tô, rồi gãi đầu gãi tai: “Anh tưởng em chế cho mình ăn chứ. Xin lỗi em, anh đói quá”. Nghe thật ngộ nhưng mẹ lại thích sự tự nhiên đó của ba. Ba theo như lời mẹ kể là khô khan lắm, không nói gì nhiều mấy câu yêu thương suốt cả khoảng thời gian theo đuổi mẹ nhưng mẹ cảm nhận được ba sẽ cho mẹ tất cả những gì ba có. Ngày hỏi cưới mẹ, ba chân chất: “Anh sẽ luôn ở bên cạnh và bảo vệ em”. Có lẽ ba đã làm được vào ngày đưa ra quyết định khi tôi chào đời.

Phải nói dù đôi lúc nhớ lại có những sự cảm thông nhưng sự dịu dàng của ba đôi khi phải rất tinh tế mới cảm nhận được. Ngày trước tôi còn bé quá, còn ba cứ tồn tại trong tôi là hình ảnh một người đàn ông cao lớn, lạnh lùng, ít cười ít nói. Cả ngày ba đi làm, tối đến chỉ kịp ăn cùng nhà bữa cơm rồi tôi đi ôn bài, ba đi nằm hoặc làm vài việc vặt giúp mẹ. Thậm chí có những ngày hai cha con không nói với nhau câu nào, mẹ đôi khi còn là cầu nối chuyển lời cho hai cha con khi có việc. Tôi nhớ có năm mẹ ốm, trước giờ mẹ luôn là người đi họp phụ huynh cho tôi nhưng đến ngày mẹ lại không đi được. Tôi cũng không nài vì lo cho mẹ, đến sáng hôm sau cũng định bụng đến trường thưa lại với cô thì thấy ba đã đứng đợi trước ngõ.

- Ba chưa đi làm hả ba?

- Đi họp phụ huynh cho con.

- Nhưng ba đi làm mà.

- Con gái... quan trọng hơn.

Ba tôi rất ít khi nói những câu nói đầy tình cảm nên dù ngồi sau yên xe đạp tôi vẫn cảm thấy có gì đó ngượng ngùng đằng trước bóng lưng to bè kia. Lần đầu tiên tôi ngồi sau lưng ba tôi cảm thấy có gì đó quen thuộc lắm, hệt như trong kí ức đã từng có lần trong mơ hồ tôi nhỏ bé trước bóng lưng ấy.

Khi tôi học mẫu giáo, ngày đó thành phố bước vào mùa mưa bão. Căn nhà cấp bốn của tôi bị gió mưa thổi tốc mái, chỗ dột chỗ không. Đêm tối là những lúc ba mẹ bế tôi đi đủ mọi góc giường một cách nhẹ nhàng sao cho tôi không tỉnh giấc, cũng là để tránh chỗ dột. Bận ấy, tôi sốt cao. Mưa rất to mà nhà tôi lại sâu trong con hẻm nhỏ, nước ngập hơn đầu gối, mẹ tôi làm đủ mọi cách nhưng tôi vẫn không hạ sốt nên dù đương đêm ba vẫn quyết định cõng tôi đi bệnh viện. À thì ra kí ức mà tôi nhớ đó là hình ảnh tôi bé nhỏ trên lưng ba, ba bì bõm lội ra khỏi con ngõ và hình ảnh từng đợt mưa to cùng vài hình ảnh nghiêng ngả của mọi vật xung quanh. Tiếng ồn ào của đêm mưa bão ngày ấy dường như không đủ át nổi giọng nói dịu dàng của ba: “Con gái ngoan, sẽ mau khỏe thôi”.

Tôi nhớ có một lần vì ham chơi nên tôi đã cùng đám bạn quên báo về cho gia đình. Khi về đến nhà là hình ảnh người cha mồ hôi nhễ nhại và gương mặt tái nhợt của mẹ dường như cũng đang lo lắng. Hôm ấy, tôi đã bị ba đánh đòn rất đau. Nhưng ông tuyệt nhiên không nói một lời nào, dù tôi biết lỗi sai của mình. Đêm, khi khuya tôi trở mình vì nhức ở hai bắp chân không ngủ được, nghe tiếng ba rít thuốc ở ngoài hiên nhà. Mẹ dường như cũng không ngủ được, tôi nghe tiếng mẹ nói nhỏ với ba như sợ đánh thức giấc ngủ của tôi.

- Mình đưa chân lại đây tôi thoa rượu cho. Nay đi tìm con bị xe nó quẹt phải bầm tím cả người rồi còn gì. Đã nói mình rồi, cứ từ từ, lo rồi hớt hải cả lên.

- Tôi không sao đâu, mình mai coi lựa lời nói chuyện với nó. Với... thoa rượu cho nó, bị đánh bầm mình rồi.

Lúc ấy không hiểu sao nước mắt tôi lại chảy ra không thành tiếng. Ba luôn là người xây dựng hình ảnh nghiêm khắc, còn mẹ luôn là người thay ba truyền đạt những lời dạy. Sau này lớn dần lên tôi mới biết sở dĩ ba luôn muốn tôi hoàn hảo hơn là vì ba không muốn ai có thể phán xét tôi, như cách mà phía nội đánh giá tôi kể cả khi tôi chỉ là một hình hài nhỏ bé...

Khi tôi lên đại học, tôi phân vân đứng giữa sự lựa chọn ngành học. Ngành tôi muốn thì xa nhà và tốn tiền học phí khá cao, tuy lưỡng lự nhưng tôi cũng trình bày nguyện vọng với ba má. Ba không nói gì, phải mấy ngày sau khi tôi tính đặt bút lựa chọn học gần nhà cho đỡ chi phí thì nghe ba bảo: “Chọn ngành con muốn đi”. Rồi dấm dúi đưa tiền và bàn chuyện lo chỗ ăn học với tôi. Tôi chợt để ý sau đó ba hay đi làm với chú Keo cạnh nhà, con xe wave nhỏ thi thoảng ba chở tôi đi học đã không còn nữa... Trong suốt những năm học xa, mỗi khi tôi về nhà, lúc lên phố ba luôn đóng cho tôi rất nhiều đồ đạc và nhất quyết xin nghỉ một ca để đưa tôi ra tận bến xe đợi xe lăn bánh mới trở về nhà. Đường từ nhà tôi lên bến xe cũng xa, nhưng tôi có thể thuê xe chở đi được nhưng ba không an tâm, nhất định phải chở tôi đi, đợi tôi yên vị vẫn đứng nhìn thật lâu. Đến khi xe lăn bánh, phải để khoảng cách làm nhỏ đi hình ảnh ba tôi chứ tôi không thấy ba tôi rời đi…

Đi học xa nhà, cũng là lúc tôi thấm thía nỗi nhớ gia đình nhiều nhất, nhiều lúc khóc vì nhớ nhà cũng là những lúc tôi bắt đầu từng chút một nhớ về những yêu thương giản dị ba dành cho. Mỗi khi tôi gọi điện về nhà mẹ đều là người nghe điện thoại, tôi cũng ít khi nói chuyện với ba, nhưng thực ra tôi đều biết mẹ luôn bật loa để ba nghe từ bên cạnh, chỉ là ba vốn kiệm lời không biết nói gì. Thi thoảng tôi lại nghe ba cố gắng nói thật nhỏ như sợ tôi nghe: “Hỏi nó ăn cơm chưa? Thích ăn gì? Nay học mệt không? Thèm gì dưới quê nói ba gói lên”. Cũng có lần vì áp lực việc học và xa nhà đầy căng thẳng, tôi đã khóc một trận dài. Đột nhiên khi ấy mẹ lại gọi điện lên hỏi thăm, vừa nói được ít câu tôi đã nghe đầu dây bên kia như có tiếng giằng co và giọng nói trầm ấm của ba vọng lại:

- Có chuyện gì vậy? Con vừa khóc đúng không?

Sau khi tốt nghiệp ít năm, có được công việc ổn định, tôi lấy chồng. Ngày tôi cưới là lần đầu tiên tôi thấy ba khóc. Ba chỉ khóc nhưng vẫn không nói gì. Mẹ tôi thì vừa cười vừa khóc mà mọi người xung quanh cũng thế trước hình ảnh một người đàn ông nhìn có vẻ gai góc xù xì đôi vai lại cứ run lên bần bật. Cả lúc làm đám hỏi lẫn lúc cưới người đàn ông mà tôi cho rằng lạnh lùng nhất đôi vai cứ run lên từng cơn.

Lúc tiễn tôi về nhà chồng, ba nắm tay chồng tôi nói từng lời đanh gọn:

- Con gái của ba... Ba mong con sẽ yêu thương và bao dung con bé suốt cả cuộc đời. Nếu con bé làm gì sai, ba mong con đừng đánh nó, đừng mắng nó, đừng đuổi nó đi. Chỉ cần nói với ba, ba sẽ đón nó về...

Đó là lần đầu tiên tôi nghe được nhiều nhất từ ba tôi, những lời yêu thương mà có lẽ ba đã giấu kín đến lúc ba phải nói ra rồi. Đột nhiên, tôi nghe họ hàng xung quanh trêu chọc: “Con gái của ba giống hệt ba”. Không nhận ra cả tôi đôi mắt cũng đẫm lệ mất rồi.

Truyện ngắn của lê hứa huyền trân

Tin liên quan

Tin khác

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:
Xem thêm
“Mái ấm” D813

“Mái ấm” D813

Ngày 21/4, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cựu cán bộ, chiến sĩ D813 (quê ở 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thuộc Trung đoàn I, Quân khu III
Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (từ 27/4-1/5), ngành du lịch trong nước ước tính phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

VFF cho biết, ngày 3/5, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam, trong bản h
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

Theo Chosun, tập 16 và cũng là tập cuối cùng của bộ phim "Queen of tears" (Nữ hoàng nước mắt) ghi nhận mức rating kỷ lục. Thống kê của Nielsen Korea cho thấy tỷ suất người xem trung bình trên toàn quốc của bộ phim là 24.85 %.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Phiên bản di động