Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Đồng đội

Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

- Ôi khủng khiếp quá! Lần sau có lên chơi với hai bác em chỉ dám đi bộ thôi, chứ xe ôm kiểu này em xin vái cả nón! Lột chiếc mũ tai bèo trên đầu xuống quạt lấy quạt để. Bà Thúy bưng ra một cốc nước mát đưa cho chú em chồng.

- Có chuyện gì mà chú bức xúc vậy? Con Yến nó có nhà thì đã không để chú phải đi xe ôm như vậy đâu.

Nhận cốc nước tu một hơi cạn, khuôn mặt giãn ra nghe chừng bớt căng thẳng Quyết mới chậm rãi kể: “Em vừa xuống xe, nhìn quanh quẩn chẳng có chiếc xe ôm nào, mà trời thì sập tối đến nơi rồi. May quá tầm 5 phút sau có một chiếc xe tới”.

- Chú đi đâu? Lên xe! Em còn đang ngập ngừng… Người xe ôm già quá, đầu đội mũ bảo hiểm không nhìn rõ mặt nhưng dáng vẻ hơi ốm, bước đi hơi cà nhắc nghiêng nghiêng, chậm chạp, vậy mà vẫn làm nghề xe ôm sao? Hay thôi… Thì lại nghe tiếng nói giờ còn to hơn lúc trước.

- Ơ kìa!… Thế chú có định đi không? Tối rồi, tôi cũng chỉ đi chuyến chót ngày.

Em vội vàng trèo lên ngồi đằng sau mà hơi run, chưa kịp chắc chỗ, bỗng “khực” một cái, chiếc xe giật cục rồi phóng vèo đi. Ông lão xe ôm hét to trong làn gió thổi ù ù bên tai: “Bám chắc vào, tôi tăng ga kẻo tối”. “Ấy, bác đi chầm chậm thôi, tôi bị yếu tim”. “Không sao, chú cứ ôm chặt lưng tôi, ngã đã có tôi làm đệm cho chú”. Nghe sởn gai ốc. Đi được một lúc gặp một bầy em nhỏ chắc vừa ra khỏi lớp học thêm, bác xe ôm lạng lách rất điệu nghệ, em ngồi đằng sau mà thót tim. Lo cho mình thì ít mà lo cho mấy đứa nhỏ, lỡ cái… Rồi cũng vượt qua được chỗ đông người. Xe đang chạy bon bon bỗng lại “khựng” phát nữa… Gì nữa đây? Ôi chao chiếc xe bị chết máy, bác xe ôm nói như phân bua: “Nó lại giở chứng rồi đây, phiền chú xuống đẩy một chút để tôi lấy đà…”. Em đành bất đắc dĩ nhảy xuống đẩy xe, chạy hai quãng thở ra đằng tai thì chiếc xe cũng nổ được máy, hú vía vừa nhảy phốc lên xe vừa cầu cho về đến nhà đừng xảy ra sự cố nào nữa. Cả nhà cùng cười.

Đồng đội
Minh họa Trần Nhương

- Ôi dào, chuyện thường ngày ở huyện chú ơi! Chắc chú gặp ông Lân xe ôm ở cuối làng Đục rồi!

- Thế hả chị, trông có vẻ nhiều tuổi rồi… Đến khổ!

- Chú nói đúng đấy, gia cảnh ông ấy hoàn cảnh lắm.

Rồi bà Thúy kể câu chuyện của bác xe ôm ấy như một sự thông cảm và chia sẻ. Ông Lân ấy cũng gọi là già rồi nhưng vẫn phải lăn lộn kiếm tiền nuôi thằng con bị bại não ngồi nhà, cả cái làng này ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh của hai cha con. Nhà neo, vợ mới mất cách đây 5 năm, nhà còn cô con gái lấy chồng xa tận mạn ngược nên cũng ít về nhà thăm bố và em. Ông Lân ngày xưa là bộ đội tận chiến trường Tây Nguyên, lúc nhập ngũ đã có vợ và cô con gái. Sau này phục viên về, hình như bị nhiễm chất độc da cam nên sinh thằng cu Bi là bị bại não như vậy. Mấy chục năm nay cứ trông nom chăm bẵm mà nó không biết gì, không biết sau này ông Lân gần đất xa trời thì ai chăm sóc cho nó… Bà Thúy chép miệng, xót xa. Quyết ngồi ngây ra chả nói câu nào, lúc nãy bức xúc bao nhiêu xả cho bằng hết thì giờ lại ngồi đăm chiêu suy nghĩ mông lung. Anh cả bận đi họp tổ khu phố chưa về, mình Quyết cứ ra ra vào vào, đứng ngồi không yên. Không lẽ… anh ấy là tiểu đội trưởng Lân của mình ngày xưa, chết thật mắt mình kém quá, mới nhập nhoạng tối mà nhìn đã không rõ ư, vả lại đã mấy chục năm bặt tin tức của nhau rồi. Đợi anh trai về, Quyết rủ anh đi đến nhà người lái xe ôm lúc chiều để giải tỏa những khúc mắc trong lòng mình. “Đường vào xóm dưới làng Đục tối khó đi lắm, anh em ta để sáng mai hãy đi chú ạ”. Cả đêm trằn trọc, sáng hôm sau Quyết dậy thật sớm, tập thể dục nhẹ nhàng trên sân thượng rồi xuống ăn sáng, chị dâu đã nấu phở bò cho hai anh em. Vừa ăn, Quyết vừa bảo: “Em linh cảm đúng bác Lân ấy là tiểu đội trưởng của em hồi ở chiến trường B rồi anh ạ, dẫu đã 40 năm xa cách chưa một lần gặp lại, nhưng em nhớ là quê anh ấy ở Thái Bình chứ sao bây giờ lại… Hay quê chị ấy nhỉ?”. Ăn xong hai anh em đi luôn, kẻo lỡ ông Lân có cuốc xe nào sớm lại không gặp được.

Đường vào làng Đục rất khó đi, chừng ba cây số mà đi vòng vèo mãi. Tới đầu làng ghé quán nước hỏi thăm, ai cũng biết và sốt sắng chỉ cho hai anh em ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm. Dừng xe trước ngõ một ngôi nhà không có cổng, con chó vàng sủa lên inh ỏi, mãi sau mới thấy một người ló ra từ sau cánh cửa nhỏ.

- Ai đấy, ai kiếm tôi sớm thế. Hôm nay tôi không chạy xe đâu. Quyết chạy lại nắm lấy hai vai người đối diện, nhìn vào khuôn mặt già nua nhăn nheo không giấu nổi xúc động.

- Anh Lân phải không? Anh có nhận ra em không, Quyết tiểu đoàn 2, sư đoàn 306 đây anh ơi!

- Quyết hả, trời ơi! Phải thằng Quyết “nháy” đấy không? Ôi! Đúng là quả đất tròn nên hai anh em mình vẫn được gặp nhau.

Hai người ôm nhau mừng mừng, tủi tủi. Ông Sinh cũng đỏ hoe đôi mắt khi chứng kiến anh em đồng đội cũ gặp nhau. “Thôi ta vào nhà đi chứ, sao lại đứng đây mãi thế này, mời bác vào nhà, chúng ta nhâm nhi chút gì để ăn mừng ngày hội ngộ không ngờ này chứ nhỉ?”. Cả ba bước vào ngôi nhà lợp ngói cũ kĩ, rêu đã mọc lên dưới chân bức tường lốm đốm. Đập vào mắt Quyết là chiếc giường ngay gian bàn nước. Một thân hình gầy gò còng queo, đôi mắt mở to nhưng không hề biểu lộ cảm xúc gì đang nằm trên đó, trên người đắp hờ một chiếc chăn đơn được gấp làm tư. Quyết bước tới bên giường, nắm lấy bàn tay nóng hôi hổi của người nằm đó nấc lên từng hồi, đôi vai run lên bần bật. Ông ra hiệu cho đứa con trai… “Con ơi! Đây là chú Quyết, người cùng chiến đấu với bố hồi xưa đấy!”. Thằng Bi nay đã gần 30 tuổi nhưng trông nhỏ thó như một đứa bé lên 10, miệng ú ớ, tay hua hua lên khoảng trống trước mặt những vòng tròn… Ông Lân liền giải thích, đôi lúc nó cũng như hiểu được những lời bố nói, ánh mắt chợt có biểu cảm… Còn phần lớn là không biểu lộ gì. Lúc mẹ nó mất, nó cũng biết khóc và đêm đêm ú ớ như muốn hỏi mẹ đâu rồi? Khổ thân, còn mẹ thì nó đỡ khổ hơn. “Sao lại đến nông nỗi này hở anh, hồi đó biết là bãi bom na pan mà máy bay địch mới rải, anh vẫn một mình tới để đưa thi thể của Toan về chôn cất, còn ngăn không cho đứa nào theo. Xong xuôi mới cho bọn em tới viếng đắp mộ cho Toan… Thì ra anh đã biết trước. Anh nhận những khó khăn và cả sự hi sinh về mình”. Cơn xúc động đi qua, cả ba trở lại bàn nước ai cũng trầm ngâm. Như đọc được những thắc mắc trong ánh mắt Quyết, ông Lân tiếp: “Sau lần bị thương đó, tôi được điều về tuyến sau, rồi ra quân về nhà làm một anh nông dân chính hiệu ở quê, được gần chục năm thì nhà tôi sinh cháu Bi đây. Ông bà nội cháu già cả cũng lần lượt về với tiên tổ, bên đây nhà vợ tôi còn bà cụ không ai chăm sóc, nên tôi bàn với vợ chuyển cả nhà sang đây để tiện chăm sóc cụ. Ít lâu sau cụ mất, vợ chồng tôi cũng không trở lại quê nữa, ở lại đây luôn”.

- Vậy cuộc sống của anh và cháu thế nào?

- À, tôi cũng có sổ bệnh binh, có lương hằng tháng. Cháu cũng có phụ cấp của người tàn tật. Khổ nỗi cháu nó đau ốm liên miên, nên những lúc rảnh rỗi tôi thường chạy vài cuốc xe kiếm thêm đồng ra, đồng vào, phòng khi trái gió trở trời, cuộc sống cũng tạm ổn, chú đừng có lo.

Nhìn căn nhà tuềnh toàng, gương mặt khắc khổ già hơn tuổi 68 của anh, và thằng con ngu ngơ nằm đó, Quyết thấy ngậm ngùi xót xa. Bao năm lăn lộn nơi chiến trường gan dạ anh dũng là thế… Ngụm nước chè trong miệng chợt đắng ngắt. Bỗng trên giường thằng Bi ú ớ kêu lên như muốn gọi bố, ông Lân liền chạy lại. Trên gương mặt đỏ bừng của Bi lấm tấm những giọt mồ hôi rịn ra, ông sờ tay lên trán con: “Vẫn còn hâm hấp đây, vừa cho uống hạ sốt rồi mà”. Ông đi lấy chiếc khăn dấp nước chườm lên trán con, rồi kể: “Từ ngày mẹ nó bỏ bố con tôi mà đi tới giờ cũng ngót 5 năm rồi, thằng Bi ngày một yếu hơn nhưng được bà con lối xóm tắt lửa tối đèn có nhau nên tôi cũng đỡ… Chỉ sợ… Sức tôi ngày một già yếu thì không biết nó trông cậy vào đâu, chị nó ở xa quá cả năm mới về được một lần vào ngày giỗ mẹ.

- Vậy anh em đồng ngũ còn ai vẫn liên lạc với anh?

- Ngày đó ra quân về bên Thái Bình còn thằng Tình, thằng Đạt, về bên này xa xôi quá. Ngày còn nhà tôi, mỗi năm tôi về quê giỗ các cụ thì anh em vẫn gặp nhau, mấy năm nay không ai trông nom nó nên tôi chả về thường xuyên được. Trầm ngâm hồi lâu bỗng anh như nhớ ra.

- Hôm nay hai anh em chú ở lại ăn bữa cơm với bố con tôi nhé!

- Hôm nay em về chỗ anh trai để ngày mai cùng ra quê tảo mộ cho các cụ. Run rủi sao ông trời lại cho em tìm được anh thế này thật mừng quá. Em hứa xong việc các cụ trên quê, em sẽ quay lại ở chơi với bố con anh vài ngày, để anh em ta cùng tâm sự hết những nỗi niềm bao năm xa cách. Ngập ngừng một lát Quyết tiếp.

- Trước lúc về quê, em có một việc này giúp cháu, mong anh đừng từ chối. Cả đêm qua em đã thức và suy nghĩ về chiếc xe của anh, nếu như không có nó chắc anh em mình cũng không nhận ra nhau. Thật là duyên may, nhưng em muốn mua tặng anh một chiếc xe khác, để anh không phải lo chết máy giữa đường nữa, đi lại nhanh hơn, để cháu Bi đỡ phải ngóng anh hơn…

- Ôi chú Quyết, bố con tôi không sao đâu. Gặp lại nhau thế này là tôi mừng lắm rồi, còn món quà tôi không nhận đâu, tấm lòng của chú tôi hiểu.

- Anh mà không nhận là em giận không đến chơi nữa đâu đấy. Quyết quay đi giấu đôi mắt đang đỏ hoe, cay xè.

Tiễn hai anh em Quyết ra về, thấy ông Lân lóng ngóng cầm chiếc phong bì mà Quyết đã chuẩn bị sẵn đêm qua, rơm rớm nước mắt.

- Bố con tôi cám ơn hai anh em chú, thằng bé Bi mà hiểu được chắc nó sẽ vui mừng lắm. Nhớ quay lại chơi với bố con tôi nhé, chú Quyết.

Hai anh em Quyết lên xe nổ máy rồi mà ông Lân vẫn bịn rịn nắm lấy tay Quyết lắc lắc: “Nhớ quay lại nhé, bố con tôi ngày nào cũng ngóng chú đấy!”

Xe đi được một đoạn. Quyết ngoái nhìn lại ngôi nhà cuối xóm. Cây cau lẻ loi trước ngõ cành lá đong đưa như bàn tay đang vẫy, quanh ngọn những bẹ lá ôm buồng quả căng tròn, hình như quá sức chịu đựng sắp bung chiếc mo xuống đất, nhưng vẫn gắng gượng, cần mẫn ngày đêm hút mạch sống từ đất nuôi cây, dưỡng quả. Bất giác tôi liên tưởng tới cây cau hiên ngang giữa giông gió cuộc đời luôn kiêu hãnh ấy chính là anh, người bộ đội Cụ Hồ năm xưa mà tôi hằng ngưỡng mộ. Chúc cho anh chân cứng đá mềm, dẻo dai vững chãi như một bức thành đồng không gì khuất phục nổi.

Truyện ngắn của Trần Mai Lan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mưa và em

Mưa và em

Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.
Con gái của ba

Con gái của ba

Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.
Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Tin khác

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..
Xem thêm
Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoang ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống…
Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Làng nghề “Đan cỏ tế” thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Nam là nơi đầu tiên xuất hiện nghề đan cỏ tế, cách đây đã hơn 400 năm.
Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024 cho biết:
Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Kế hoạch số 1908/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt độ
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy…
Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

U19 Việt Nam công bố danh sách cầu thủ chuẩn bị tham dự giải giao hữu tại Trung Quốc, trước khi hướng đến giải U19 Đông Nam Á 2024 và vòng loại U20 châu Á 2025.
Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An sôi nổi tổ chức Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024.
SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

Hơn 1.000 runners đã tham gia sự kiện chạy bộ Sala Run Fest 10km vào ngày 5/5, nhân dịp Thế giới Chạy Bộ - chuỗi hệ thống bán lẻ sản phẩm thể thao và Faminuts House – thương hiệu dinh dưỡng từ hạt thuần chay chính thức khai trương chi nhánh Sala Running Hub, tại khu đô thị Sala, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động