Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Bà Năm đứng dưới bến nhìn hoa sao nhái nở đã con mắt. Đám sao nhái này bà trồng từ hồi giữa mùa Xuân. Miền quê nắng cháy, bà Năm tưởng tụi nó đã chết héo chết rũ, nhất là khi một đợt nước mặn tràn vào sông. Vậy mà giờ nó thắp lửa, nhìn sướng quá, bà Năm bụm miệng cười. Con út bên kia sông ngồi giẫy đám cỏ nước mặn quăng xuống sông, than không biết chừng nào mưa vô mùa, nó đợi mưa, cây cối đợi mưa, cả một miền quê khô cằn này đang đợi chờ một cơn mưa tắm tưới cho đất đai mỡ màu. Thấy bà Năm bật cười một mình, cũng lâu lắm rồi nó mới thấy bà Năm cười tươi vậy, chắc là có chuyện vui, con út ríu ran:

- Chuyện gì vui dữ vậy, Năm ơi!

Bà Năm vẫn không rời mắt khỏi đám hoa sao nhái. Loại này nở sung mãn. Nhìn nó, bà Năm như được tiếp thêm sức sống, niềm hi vọng. Những thứ đó, đã có lúc bà Năm tưởng rằng mình đang dần mất mát.

- Ừ thì ngắm hoa, hoa đẹp thì lòng mình cũng đẹp, cuộc đời đáng sống quá chớ...

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Con út thấy hôm nay bà Năm lạ quá, nói chuyện văn vẻ, không còn cái mặt ủ dột u sầu thường ngày. Người già thật lạ, lúc vui, lúc buồn; lúc héo úa phai tàn, lúc hồn nhiên như một đứa con nít. Như mới hôm qua bà Năm còn khóc rỉ rả trong buổi hoàng hôn, con út nghe tiếng khóc bơi xuồng sang sông tấp vào bến sông có hoa sao nhái nở. Người già thường nhạy cảm. Có đủ lí do để bà Năm bật khóc, bà khóc vì nhớ con. Tất nhiên rồi, đứa con gái của bà cũng trạc tuổi con út, đi xa từ bấy đến nay vẫn chưa về thăm bà, chưa biết nó ở đâu, sống như thế nào. Cũng có khi bà khóc vì một nguyên nhân hết sức lạ đời, trong cơn tức tưởi, bà Năm hỏi con út “chừng nào mưa vô mùa”. Con út lắc đầu, “nắng mưa là chuyện của trời, làm sao con biết được, Năm ơi!”...

Mưa vô mùa. Mùa mưa thường bắt đầu bằng một cơn mưa tầm tã kéo dài từ sáng sớm đến tối mù, kèm theo sấm chớp. Có khi nửa đêm bị đánh thức vì tiếng mưa ầm ầm dội xuống mái lá, nước đổ ào ào đầy tràn cái lu bên hè, gió xé toạc mấy tàu lá chuối non xanh mơn mởn.

Những đêm mưa như thế, Ngọt không ngủ được. Tiếng mưa làm Ngọt bồn chồn, Ngọt nghe trong đó có tiếng ai gọi mình, khi điềm nhiên, khi rống riết. Cô kéo mền trùm kín đầu, bịt kín tai để không nghe tiếng mưa nữa. Rồi thì tiếng sấm chớp đùng đùng. Ngọt ngồi bật dậy thao thức cho đến khi trời sáng và mưa ngừng hẳn.

Ngọt sống với bà Năm trong căn nhà nhỏ bên bờ sông, trước nhà có bãi đất trống bà Năm trồng toàn hoa sao nhái. Sau đêm mưa, hoa sao nhái dập nát, cánh hoa rụng đầy mặt đất. Bà Năm tặc lưỡi tiếc nuối, nước mắt bà chảy xuống ròng ròng, còn Ngọt thì trách bà Năm lãng xẹt, đi khóc vì mấy thứ hoa linh tinh. Đời có nhiều điều đáng để người ta rơi nước mắt hơn là một đám hoa bơ sờ sau cơn giông bão tối qua. Bà Năm vẫn khóc, khóc rưng rức, ngon lành, lòng bà chua chát. Mưa đã ngừng rơi nơi xóm nhỏ. Chiều Ngọt ra bờ hoa sao nhái ngồi nhìn con sông cong cong, uốn qua bãi đất mềm có ngôi chùa nhỏ xíu và tiếng mõ râm ran của sư thầy Thích Thịnh, khuất hút sau màu xanh tre trúc. Cảnh quê thanh tịnh nhưng lòng cô thì rối bời. Bao giờ cô cũng cảm thấy trong đầu mình lửng lơ nhiều dấu hỏi. Kể từ khi bà Năm nói với cô sự thật về cội nguồn, gốc gác của cô, không phải là câu “Mày từ đất nẻ chui lên”, “Hồi xưa, má tìm gặp mày dưới gốc tre trước sân chùa”... mà bà Năm nói với cô mỗi lần cô hỏi: “Má ơi, má à, ba con đâu, hả má?”.

“Ba con đâu hả má?”, “Ba con là ai hả má?” - Ngọt thường hỏi má như thế, rồi cả hai má con cùng nhau lặng đi.

- Xem như là không có ba đi con! - Bà Năm nói giọng buồn so.

Nhưng ai trên đời lại chẳng có ba? Chẳng có ba làm sao con người có mặt trên đời. Ngọt biết là bà Năm nói dối. Đôi lúc Ngọt thấy mình tệ quá, mười mấy, hai mươi tuổi đầu mà chưa biết mặt ba mình, cũng không có bất kì một tin tức nào về ba. Ngọt chỉ biết mỗi má, từ nhỏ được má bồng bế, chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ... Đôi lần khoé mắt Ngọt ươn ướt khi thấy ai đó được ba cõng đi trên bờ sông dài, trên chiếc xuồng con con, đứa trẻ ngồi trước mũi, ba ngồi sau lái, cùng lướt trên ngọn sóng quê hương giữa mùa hoa súng tím lô nhô triền bãi. Cô ước ao được một lần như thế. Má nói “đời mà, mỗi người, mỗi số”, có ai giống ai đâu.

Không một hình dung nào về ba. Nếu ba mất thì nhất định đã có nấm mồ cỏ xanh, có di ảnh trên bàn nghi ngút khói để Ngọt ra vào đều nhìn lên đó mà thấy lòng mình ấm áp lạ lùng. Ngọt chỉ nghe được trong những đêm mưa có tiếng ai đó đang gọi mình, hình như là tiếng của ba - cô nghĩ vậy vì nghe tiếng gọi thân thương và ấm áp lắm. Cô vùng dậy để được gặp ba, nhưng chỉ còn tiếng mưa rơi đều đều sau khi cô thức giấc.

Mắt bà Năm nhìn ra vuông sân, đăm chiêu. Sao nhái vàng vẫn đều đặn thắp lửa mỗi buổi chiều nắng xuống.

Con út nói với Ngọt tỉnh bơ:

- Kiếm tìm chi một hình ảnh, chị Ngọt ơi! Như em đây nè, không có ba, em vẫn sống tốt. Em có đòi hỏi gì đâu. Má vẫn lo cho em chu đáo, rồi má đi lấy chồng, em tự lo cho bản thân mình. Mọi thứ êm ru chớ gì.

Nhưng ba của con út về với đất, mộ còn trong khoảng vườn có mùi xoài cát Hoà Lộc chín thơm nức nở. Còn ba của Ngọt làm gì, đi đâu, mãi là một dấu hỏi lớn trong đầu cô...

Ngọt quyết định ra đi. “Chừng nào kiếm được ba, con về”. Ngọt nói vậy, bà Năm buồn lắm nhưng không nỡ can ngăn. Hôm Ngọt đi, hoa sao nhái trổ đẹp lắm, rực rỡ cả một khoảng sân dài, kéo sát xuống mé nước. Sông dềnh dàng nước, bà Năm ngồi co ro bên luống hoa sao nhái nhìn Ngọt quá giang xuồng con út qua sông rồi đi. Sang sông, cô còn ngoái lại nhìn bà Năm, dặn vống:

- Má giữ sức khoẻ, khi nào rỗi rãi, con về thăm má. Chị Ngọt đi, nghen út!

Con út nhìn theo. Ngọt quảy ba lô một bên vai, đi tuốt về phía đầu xóm.

Xóm đã vắng, nay càng thêm vắng.

Vắng con, bà Năm ít nói chuyện hẳn đi, thỉnh thoảng í ới gọi con út sang chơi bởi nhìn con út bà Năm tưởng tượng ra bóng hình của Ngọt. Không có con út, bà Năm xuống bến nói vu vơ câu gì với đám hoa sao nhái, khen hoa nở đẹp, rực rỡ bờ sông quê.

Con nước đầu mùa hạ cạn xèo. Chừng nào mưa vô mùa nước mới đầy, hoa súng tím mới nở lắp xắp trên mặt sông. Bà Năm nghe trong chiều có tiếng chuông chùa ngân nga, lòng thanh tịnh nhưng không gian buồn hiu hắt. Bầu trời đỏ ửng như có lửa. Bến sông đỏ rực bởi sao nhái nhuộm ánh trời chiều. Con út quăng thêm mớ cỏ mới giẫy xuống sông. Mớ cỏ trôi lềnh bềnh ra cửa sông Cái. Nó nói vọng sang:

- Mưa sắp vô mùa rồi, Năm ơi! Coi chừng nay, mai, chị Ngọt về thăm Năm đó.

Bà Năm gật đầu, lòng mong mỏi bóng hình của con trở về với bến nước xưa, mong mỏi thêm một bóng hình xa xôi nào trong kí ức.

“Chừng nào ba má đồng ý, tôi về dẫn mình với con đi về thăm ba má, nói lời xin lỗi ba má. Mình nhận ba má, con nhận ông bà. Mình không phải chạy vạy ở cái xóm nhỏ tiêu điều này, mình ơi!” - Người xưa đã từng nói với bà Năm như thế! Bà Năm nhớ rành rọt từng câu chữ. Hồi đó, bà Năm còn trẻ lắm, đẹp không thua gì Ngọt bây giờ.

Nhưng người xưa đi mãi không về.

Bà Năm cứ ngồi thắp lửa hoa sao nhái dưới bến sông, để chừng nào người trở về, thấy lửa hoa sao nhái thì biết đó là nhà của mình, nơi có người thương hằng mong đợi. Năm nào hoa sai nhái cũng trổ, khi lứa hoa cũ sắp tàn thì bà Năm đã gieo trồng lứa hoa mới, để khi lứa cũ sắp rã rời về đất thì lứa hoa mới cũng bắt đầu trổ mấy nụ hoa đầu tiên. Rồi cứ thế, một mùa hoa sao nhái mới lại nở vàng ở bến nước quê hương...

Hoa sao nhái như một dấu hiệu để người xưa nhận biết đường về.

Chiều, bà Năm ngồi ngắm hoa sao nhái. Trời hầm hập. “Kiểu này chắc đêm nay mưa đổ, Năm ơi!” - Con út bên sông nói với sang. Giờ nhìn nó cũng lớn quá, mới đó thôi, nay đã ra dáng thiếu nữ, rồi nay mai xóm lại rộn ràng tiếng nhạc xập xình của đám cưới quê hương.

Mưa vô mùa, đồng nghĩa với việc Ngọt sắp về. Hồi trước cô hẹn chừng nào mưa thì về chơi với bà Năm, để bà ở nhà một mình, củi lửa ướt đẫm, tội nghiệp. Bà Năm cứ ngóng. Bà lấy cây quạt mo, quạt xoành xoạch, không biết có cơn gió nào làm rụng mấy cánh hoa sao nhái yếu ớt kia không.

Hoàng hôn buông xóm nhỏ. Màu đỏ trùm lấy cả bụi tre tầm vông bên bờ sông, trùm xuống ngôi chùa nhỏ xíu có sư thầy Thích Thịnh đang ngồi gõ mõ, đọc kinh. Bà Năm đang ngồi trước nhà căng mắt lên vá cái áo cũ đã mấy lần vá chằng vá đụp. Bỗng có tiếng út vang lên í ới bên sông. Tiếng gọi vọng vào tận tâm can của bà:

- Năm ơi, Năm! Chị Ngọt... chị Ngọt về kìa! Về cùng ai nữa kìa.

Bà Năm sợ tai mình bị ù, vừa đưa tay ngoáy ngoáy, vừa thập thững bước xuống bến. Nhưng tai bà không bị ù, mắt bà không bị mờ. Bà Năm thấy rõ lắm. Ngọt đang đứng sững sờ bên kia sông, cạnh bên là một người đàn ông mà bà Năm vẫn không sao quên được tên gọi, quên được giọng nói tiếng nước. Đôi mắt có đuôi mắt rũ xuống, hơi buồn, nhưng ẩn chứa bên trong là một khung trời thăm thẳm...

Nước mắt bà Năm chan hoà.

Gần nửa đời người xa cách. Gần nửa đời người bôn ba. Gần nửa đời người sao nhái vẫn tận tụỵ thắp lửa. Gần nửa đời người gặp lại cố nhân...

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??
Tình cha

Tình cha

Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.
Hai người đàn bà

Hai người đàn bà

Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Mẹ Loan

Mẹ Loan

Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.
Nhà có con gái

Nhà có con gái

Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Tin khác

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!
Xem thêm
Bà lão ở làng hương

Bà lão ở làng hương

Xuất thân dõi dòng Hoàng thất, đã từng trầm luân qua kiếp nhân sinh với khổ đau và hạnh phúc, bà lão ngoài thất thập không chỉ góp phần cho làng hương xứ Cố đô trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mà bà còn có một nguyện ước cuối cùng dành cho những bệnh nhân mắc ung thư...
Hương cốm tuổi thơ

Hương cốm tuổi thơ

Vào độ giữa Thu, heo may bắt đầu làm cho tiết trời se lạnh, lại càng làm cho lòng người thêm nhiều cảm xúc. Tôi chợt nhớ về tuổi thơ với biết bao kỉ niệm thân thương, tất cả như vừa mới hôm qua. Tôi nhớ về những ngày tháng 10, khi vụ mùa bắt đầu cho thu hoạch… thế mà đã cách đây hơn 30 năm. Ngày đó tôi còn là cậu bé 11 - 12 tuổi theo mẹ và chị ra đồng chăm lúa.
Đèn kéo quân

Đèn kéo quân

Mùa Thu về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Trong các đèn, các em nhỏ thích nhất là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động