Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Nắng như trêu đùa chạy nhảy trên mái tóc bà, làm mái tóc bạc như tỏa lên một thứ ánh sáng nhuộm màu nào đó rồi lại được lan tỏa sự mát mẻ bởi đủ thứ chậu cây trong khu vườn nhỏ, nơi bà ngồi lọt thỏm vào. Người đàn ông luống tuổi vừa dắt xe đạp vào cửa, đương cởi chiếc mũ cối lau vầng trán lấm tấm mồ hôi, nhác thấy bóng bà đang ngồi nơi nắng lật đật chạy lại:

- Sao má lại ngồi đây? Nắng mùa này rát dữ lắm, bỏng bệnh thì sao? - Rồi với vẻ cau có ông quay vào trong nhà gọi - Thằng Linh, thằng Huynh đâu? Ba dặn ở nhà trông bà sao để bà ngồi ngoài nắng như thế này?

Đám nhỏ hoảng sợ lục tục chạy ra cũng là lúc bà Côn mỉm cười hiền từ chỉ góc nhỏ mình ngồi, nơi được ông Dinh bày rất nhiều chậu nhỏ xanh mát một góc, trên đầu lại đủ loại cây leo, lan đủ cả, phía trước nhà còn có cây hoa giấy tỏa mát vào bên trong vườn.

- Bây lại trách đám nhỏ vô duyên! Bây trồng cây cho tao ngồi mà. Giờ thấy tao ngồi bây đuổi tao đi hay sao?

Rồi bà ôm hai đứa cháu nội sinh đôi của mình vào lòng vuốt ve, xoa đầu, chúng bật cười trong lòng bà khi nhìn thấy người bố nghiêm khắc của mình lúng túng gãi đầu gãi tai…

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Dinh và Tan là hai người bạn chí cốt của nhau từ tấm bé. Làng quê nghèo ngày ấy bom đạn chiến tranh không làm mất đi ý chí quật cường mà còn hun đúc nhiều tình yêu quê hương, đất nước và nhiều người sẵn sàng hi sinh bản thân để đổi lại bình yên cho Tổ quốc. Gia đình của cả hai cũng là hàng xóm của nhau, và thậm chí ba của cả hai cũng lên đường nhập ngũ cùng ngày, chỉ còn lại hai người phụ nữ cùng nhau nuôi hai đứa con nhỏ vượt khó chờ chồng. Thế rồi ba của cả hai và những người đồng đội hi sinh anh dũng trong một trận càn của địch. Ngày tin báo về mẹ của Dinh vì không chịu nổi đã ngả bệnh và cũng đi theo chồng không lâu sau đó. Dinh trở thành đứa trẻ mồ côi, lúc ấy chính bà Côn, mẹ Tan đã đón Dinh về nuôi với lời hứa trong nước mắt:

- Từ giờ con cũng là con trai của má như thằng Tan.

Thế là trong căn chòi nhỏ nơi cuối xóm năm ấy có hai đứa bạn thân bỗng trở thành anh em của nhau. Bà Côn đối xử với Dinh như con trai ruột của mình, thậm chí còn có phần ưu tiên hơn vì bà hiểu được những mất mát và cả sự cô đơn của Dinh. Hai thằng cũng bảo ban nhau không chỉ đỡ đần mẹ mà cũng tự chọn cho mình những con đường có thể cống hiến sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Cả hai đều có tâm niệm khi lớn lên sẽ đi lính, cầm súng bảo vệ quê hương mong ngày hòa bình. Tuy bằng tuổi nhưng Dinh có phần liều lĩnh hơn Tan, cậu thường lẻn vào trong rừng để mang đồ trợ cấp cho các chú bộ đội, hoặc đôi khi không ai nhờ nhưng cậu có gì ngon vẫn lẻn vào mặc cho sự tuần tra gắt gao của địch. Các chú đã ngăn cản, thậm chí rầy la cho tới khi thực sự việc đó ảnh hưởng lớn đến nơi an toàn của quân ta, lúc biết được sự nguy hiểm do sự háo thắng của mình mang lại, Dinh đã dùng thân mình dụ địch đi hướng khác. Cậu đã có thể nằm xuống nếu không được Tan cứu. Sau lần đó mẹ Côn đã khóc hết nước mắt và cũng phân tích rất nhiều về sự đúng sai của Dinh, từ đó Dinh cũng tự hứa với bản thân sẽ cẩn thận trong mọi hành động và thậm chí cũng cảm thấy ăn năn vì nếu không được Tan cứu có lẽ sẽ có kết quả xấu nhất.

Hai đứa trẻ lớn lên và khi trưởng thành cũng nhập ngũ cùng một ngày, quyết tâm cống hiến hết mình cho đất nước. Vừa là bạn bè, vừa là anh em, nay đã là đồng đội, mối quan hệ của cả hai ngày càng khăng khít. Cả hai khi nhập ngũ lo nhất chỉ là người mẹ già nơi hậu phương, có lẽ bà Côn cũng biết rất rõ nên nhiều khi truyền tin được đều cho biết bà đang sống rất tốt và cũng được làng xóm yêu thương chăm sóc để hai con yên tâm. Qua những năm kháng chiến, Tan được bổ nhiệm làm đội trưởng một đội nhỏ, cậu cũng mang trong mình những trách nhiệm nhất định. Trong khi Tan ngày càng trưởng thành và gánh vác trọng trách người đứng đầu ở trên vai thì Dinh dường như vẫn còn duy trì được sự ngây thơ ở tuổi hai mươi. Cậu chàng là anh nuôi của đội, được thừa hưởng tài nấu ăn từ các mẹ của mình nên nấu ăn rất giỏi. Dinh là chàng trai sôi nổi nhất, những lúc rảnh rỗi hay tối trời cậu thường ôm đàn hát vang bên đống lửa để làm niềm vui cho cả đội. Tính tình hoạt bát năng nổ nên cậu cũng thường học được rất nhiều câu chuyện cười để về kể cho mọi người. Phải nói nơi nào có Dinh, nơi đó sẽ ngập tràn niềm vui.

Bản thân Dinh và Tan như là sự bù trừ cho nhau, vì nếu Tan khá nghiêm khắc thì Dinh thường là người giúp mọi người hiểu Tan hơn. Trong quân đội sẽ có những mức kỉ luật nhất định dù có thể người đứng đầu không muốn nhưng vẫn phải phạt để chỉnh đốn mọi người. Ví như khi Tan phạt một ai đó thì Dinh cũng sẽ là người tới giải thích với người đó về nỗi khổ của Tan, về sự đúng sai của vấn đề. Và cả khi Dinh mắc lỗi Tan cũng không niệm tình. Nhớ năm ấy dịp Tết, thức ăn khi ấy cũng khan hiếm nhưng vì thương đồng đội vất vả chiến đấu, Dinh đã lấy suất thịt vốn là suất dự trữ cho cả tuần để nấu bánh chưng. Việc đó an ủi rất nhiều những người lính chiến xa nhà nhưng đồng thời cũng là lãng phí quân lương. Khi ấy Tan cũng phân tích đúng sai sự việc và kỉ luật Dinh rất nặng. Dù xuất phát điểm là ý tốt nhưng lương thực khi ấy cũng rất cần thiết. Đêm ba mươi Tết trong khi Dinh vẫn đang chịu phạt cũng thấy miếng bánh được lén lút quăng vào, cậu cả cười:

- Cảm ơn người bí mật nhé.

Nhưng khỏi nói cũng biết người đã ở bên Dinh cả đêm ở chòi chịu phạt khi ấy là Tan, vì cậu không muốn bạn mình cô đơn đêm giao thừa. Thế nhưng người đội trưởng tình cảm nhưng nghiêm khắc ấy lại mãi mãi nằm xuống trong một trận giao tranh đầy kịch liệt với địch, hi sinh để bảo vệ một người đồng đội khác của mình. Ngày Dinh “tìm thấy” Tan, Tan đã bị thương rất nặng, anh không còn nói được gì nữa, chỉ cầm chặt tấm hình mẹ Côn ở trong tay mắt ướt sũng nhìn Dinh. Dinh gật đầu, nước mắt tuôn rơi ngầm hiểu… Ngày ấy, khi rảnh rỗi hai người vẫn hay nói với nhau nếu một trong hai có nằm xuống, thì người còn lại hãy hứa sẽ báo hiếu và lo cho mẹ đầy đủ, đó là lời hứa giữa những người đồng đội với nhau…

* * *

Ông Dinh khẽ thắp nén nhang lên bàn thờ, nơi để di ảnh của ba mẹ ruột ông, ba ông Tan và cả ông Tan và đứng lặng một lúc lâu. Bà Côn bước vào khẽ nhìn người đàn ông luống tuổi trước mặt đang bần thần khẽ nhón lấy vỗ vai:

- Con đã làm rất tốt rồi con trai…

Ông Dinh còn nhớ ngày đất nước hòa bình, ông về quê xưa đón bà Côn về chăm sóc. Khi nhìn thấy chỉ mình ông Dinh bà đã hiểu đã mất đi thêm một người con trai nữa nhưng khi thấy bóng dáng cao lớn của ông Dinh như đổ gục khi đưa di vật của ông Tan vể với bà, bà đã gồng mình lên ôm lấy ông:

- Má vẫn còn con…

Câu nói đó làm ông Dinh nhớ mãi tới tận bây giờ. Ông rất đau lòng khi một người thân nữa của mình ra đi nhưng ông đồng thời cũng hiểu mình là chỗ dựa của người còn ở lại. Và nhất là ông luôn biết đến công ơn dưỡng dục khi ba mẹ ruột của mình nằm xuống và bà Côn đã nuôi dạy ông đến khi trưởng thành như máu mủ. Đó không chỉ đơn thuần là lời hứa với người đồng đội đã mất, đó còn là tình mẫu tử, tình nghĩa, tình cảm thân thương giữa người và người.

Cuộc sống những ngày đầu còn khó khăn, hai mẹ con bảo ban nhau mà sống. Ông làm thầy giáo trên huyện, bà cũng vẫn gồng mình nhận đủ việc làm thêm ở nhà, lại còn bắt ông mở thêm luống ruộng, luống rau để trồng lúc rảnh rỗi, không cho mình tay chân rảnh rỗi phút nào. Mọi thứ cũng dần ổn định theo thời gian cho đến khi ông chuẩn bị lấy vợ, hoàn thiện hơn cuộc sống gia đình. Ngày ông cưới, bà một tay lo chu toàn tất cả, lấy hết tiền để dành để “con trai” có một đám cưới tươm tất:

- Đây là cho con, cũng là cho dâu, một việc quan trọng của cuộc đời không thể qua loa được.

Sau đó ông cũng có gia đình hạnh phúc với hai đứa con sinh đôi và người vợ tảo tần lúc nào cũng rất yêu thương và kính trọng bà Côn. Tới ngày giỗ hằng năm của Tan, hai mẹ con lại ngồi ôn lại những kỉ niệm cũ về Tan.

- Má nhớ lần má giận tụi con hư không, mùa lũ lên mà cứ è đầu ra đi bơi thuyền chuối. Nhốt bên ngoài không cho ăn cơm, cũng thằng Tan đứng ra chịu tội rủ rê.

- Nhớ chứ sao không? Nhìn hai bây khóc vì đói mà đứt ruột đứt gan, nhưng phải phạt cho nhớ.

Bà vẫn hay bảo ông kể lại chuyện thời chiến đấu nhưng tuyệt nhiên bà không khóc vì bà luôn tự hào về những điều mà các con mình mang lại. Những khi nhìn lại về quá khứ ba mẹ con, ông Dinh luôn thấm thía những sự hi sinh cao cả của bà, nhớ những ngày ông còn nhỏ, mỗi khi địch rát bà ôm hai đứa chạy xuống hầm trú ẩn, bụi khói nguy hiểm nhuộm trắng mái tóc đen tuyền của bà. Trong kí ức đã từ rất lâu rồi hình ảnh người đàn bà nhỏ bé đương dang tay che chắn cho hai đứa con luôn tồn tại mãi trong kí ức của ông. Bản thân ông luôn cảm thấy vẫn chưa thể đền đáp được cho bà dù luôn tận tâm hiếu dưỡng và thậm chí luôn dạy bảo vợ con phải yêu thương bà như ruột thịt. Đối với ông việc yêu thương bà không chỉ vì lời hứa với người đồng đội đã mất mà còn vì công ơn dưỡng dục mà bà đã dành cho ông suốt cả cuộc đời…

Truyện ngắn của Lê Hứa Huyền Trân

Tin liên quan

Tin khác

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Xem thêm
Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.
Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.
Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).
Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Đôi rồng đá bị mất đầu ở Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.
Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa quê hương, con người “Hoài Nhơn – Tình Biển, Xứ Dừa, cao nguyên xanh”; giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội trong và ngoài thị xã và thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Lala Town Đại Lải – Điểm hẹn hoàn hảo cho cuối tuần

Lala Town Đại Lải – Điểm hẹn hoàn hảo cho cuối tuần

Chặng dừng chân tiếp theo của Lala Town By Flamingo – lễ hội đường phố sôi động, rực rỡ sắc màu – gọi tên Flamingo Đại Lải Resort. Một cuối tuần hứa hẹn thật sự bùng nổ đang chờ đón tất cả du khách ghé chơi.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Sáng 3/8, Hội NCT huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao NCT huyện năm 2024. Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; chào mừng Ngày Quốc tế NCT (1/10) và kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10).
Hoạt động thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô

Hoạt động thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô

Từ ngày 1 đến 3/8, sau Lễ khai mạc là cuộc tranh tài sôi nổi, quyết liệt với những trận đấu kịch tính, hấp dẫn giữa các kì thủ yêu thích bộ môn Cờ tướng tại Giải Cờ tướng trung cao tuổi toàn quốc tranh Cúp Traphaco 2024.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động