Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
“Cô vào thắp hương, tôi đợi cô dưới bóng cây kia, cứ thong thả, đừng mang theo túi nilon và chai nhựa” - Anh xởi lởi, nhấn nhá mấy chữ cuối. Tôi gật đầu, gió xô mớ tóc mềm bất chợt. Tài xế đánh xe điện đi để lại mấy chữ cuối cùng văng vẳng. Tôi đứng ngẩn ngơ, tim đập liên hồi trong lồng ngực. Ngẩng mặt nhìn lên, mấy chữ in hoa, to rõ và trang nghiêm hiện ra dưới vòm trời xanh biển và dãy núi điệp trùng mờ nhoè trong mây bay đỉnh đầu phía xa làm phông nền: Nghĩa trang Hàng Dương. Một nỗi xúc động, bồi hồi dâng lên trong tôi.

* * *

“Đến cuối đời, thế nào tao cũng phải ra ngoài đó một chuyến. Đó là niềm mong ước của ông nội tôi”. “Ngoài đó” mà ông nói là Côn Đảo - viên ngọc xanh nằm ngoài biển Đông, một vùng đất không chỉ đến để du lịch mà còn vì những điều khác nữa, xúc động và thiêng liêng hơn nhiều. Nhưng ra bằng cách nào, có đủ sức khoẻ để ra đó hay không, vẫn là dấu chấm hỏi đối với ông. Bởi năm nay ông tôi đã ngoài bảy mươi tuổi rồi. Cái tuổi cộng với vết tích của một thời xông pha đạn lửa còn sót lại, nỗi đau thân xác được gọi thức trong những ngày bấc về khiến ông nhức buốt. Tôi tâm niệm: Ông không đi được thì tôi sẽ thay ông. Người già, đôi khi không cần tự mình thực hiện những dự định của bản thân. Chỉ cần có người làm thay, miễn là kịp lúc, họ cũng đủ ấm áp và thoả lòng. Tôi nói ra Côn Đảo, ông mừng đến mếu máo. Mảnh đất của bao người nằm xuống, có máu xương của những người một thời kề vai sát cánh với ông tôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt của dân tộc mình. Mảnh đất nóng.

Nắng Hàng Dương
Minh họa Lão Trần

Chú quản trang nhìn tôi bằng ánh mắt đầy thiện cảm. Vẻ ngoài của chú khá giống với ông nội tôi, tóc bạc trắng, chú mặc chiếc áo của bộ đội cụ Hồ đã bạc màu, đầu đội mũ cối. Nắng rải nhẹ trên những lối đi thâm nghiêm trong nghĩa trang. Nắng xuyên qua Hàng Dương xanh ngút ngàn, thả những vệt mềm xuống bậc thềm dẫn tôi đến đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Một nén hương dâng cho người nằm xuống. Gió Hàng Dương thổi nhẹ, trong không gian thanh tĩnh không một âm thanh xao động tưởng như tôi có thể nghe được tiếng sóng biển vọng lại từ xa, đêm ngày ngân nga ru giấc ngàn thu cho các anh hùng liệt sĩ. Ông nội - tôi nói trong tâm - con đang đứng trước đài tưởng niệm, nơi mà ông từng ước ao được đến nhưng chưa thể, hoặc vĩnh viễn không thể vượt trùng khơi để đến được chốn này. Tôi khép chân, nghiêm nghị làm động tác chào trong quân ngũ. “Kính viếng hương hồn các anh hùng liệt sĩ, thế hệ chúng con hôm nay may mắn khi được sống trong hoà bình, được thừa hưởng những điều tốt đẹp nhất từ đất nước. Chúng con không bao giờ quên sự hi sinh anh dũng của tiền nhân, mỗi tấc đất con đi, mỗi dặm biển con qua đều có máu xương của người nằm xuống...”

* * *

Cái vỗ vai của một người đứng ở phía sau khiến tôi giật mình. Ngoảnh lại, tôi thấy một cựu chiến binh (tôi đoán vậy, bởi trên gò má hóp háp bên trái hằn in vết sẹo dài đến tận xương hàm), ông nhìn vào mắt tôi, ánh nhìn vừa lửa nguội từ thời chinh chiến, vừa hiền lành nhân hậu thẳm sâu. Tôi gật đầu chào ông; còn ông làm động tác chào trong quân ngũ như tôi vừa chào lúc nãy. Vài giây đầu tôi bị “khớp”, không biết ứng xử như thế nào, sau tôi cũng làm theo người cựu chiến binh, rồi hai ông cháu cười phá lên. Nụ cười ồm ồm như sóng thác của ông cũng giống với nụ cười của nội tôi mỗi lần cao hứng.

“Cháu có người quen yên nghỉ ở đây à?” - Ông hỏi vậy.

Tôi lắc đầu: “Dạ, không ạ!”, rồi chợt nhận ra điều gì, tôi biện luận: “À, ông ơi! Tất cả những người yên nghỉ ở đây đều là người quen của cháu!”.

Người cựu chiến binh nhìn tôi và gật đầu, vẻ hài lòng. Tôi thở phào nhẹ nhõm. “Cháu là một người trẻ hiểu chuyện. Thế hệ chúng tôi đã từng chiến đấu anh dũng, vào sinh ra tử, bất chấp nguy hiểm và tính mạng... để có được Côn Đảo bình yên của ngày hôm nay. Và cả nước Việt Nam này, cháu ạ! Chúng tôi không mong cầu sẽ nhận lại điều gì, chỉ một chữ “người quen”, “người thân” của cháu cũng đủ để lòng vui sướng”.

Tôi lặng người đi. Chúng tôi sánh bước bên nhau, lặng lẽ rời khỏi đài tưởng niệm. Từ đây rẽ sang khu A là phần mộ của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Văn Hiếu, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh; khu B là mộ của nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và hàng nghìn ngôi mộ khác (có tên và vô danh). Thắp hương cho người nữ anh hùng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của tinh thần bất khuất, gắn liền với loài hoa lê-ki-ma trắng xoá, chúng tôi đi sang những phần mộ bên cạnh để thắp hương tưởng niệm. Hai con người, hai thế hệ thập thững đi bên nhau trong âm vọng của hồn thiêng sông núi. Thi thoảng, tôi thấy người cựu chiến binh nhấp nháy cặp mắt rồi kéo ống tay áo lên thấm nước. Mắt tôi cũng rưng rưng.

“Ông nội cháu cũng từng là chiến sĩ cách mạng thời chống Mỹ. Một thời gian ông cháu bị giam cầm và tra tấn hết sức man rợ trong nhà tù trên mảnh đất này” - Tôi buột miệng nói. Nhắc về ông, bao giờ tôi cũng thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào và kiêu hãnh. Ngày nhỏ tôi vẫn hay “vỗ ngực” khoe với đám bạn, mình có ông nội là chiến sĩ cách mạng, kiên cường lắm!

Người cựu chiến binh già nhìn tôi thật lâu, nén hương cuối cùng trên tay ông cắm xuống chiếc li hương trên phần mộ cuối cùng của dãy mộ, nằm xa khuất dưới gốc dương già. “Ông nội cháu tên gì, có phải là một trong số những tù chính trị Côn Đảo trong cuộc đấu tranh giành thắng lợi năm bảy lăm không?” - Ông hỏi tôi, tôi cảm nhận một niềm vui nào đó toả ra từ nơi ông, như thể ông sắp sửa gặp lại cố nhân. Tôi gật đầu. Qua lời kể của ông nội tôi những đêm tôi nằm co ro trên bộ ngựa ở gian trước, trong ánh đèn nhập nhoạng, ông từng là chiến sĩ bị bắt rồi đày ra Côn Đảo, từng hứng chịu mọi gian khổ, thăng trầm, để mong đợi một ngày đất nước toàn thắng, Côn Đảo được giải phóng, cờ đỏ sao vàng phấp phới và tấm ảnh Bác Hồ kính yêu được giơ cao dưới ánh sáng của vầng dương.

“Tên đầy đủ của ông nội cháu là Lê Văn X.” - Tôi nghẹn ngào nói.

Bấy giờ người cựu chiến binh đã nhìn thấy dòng nước mắt ướt đẫm trên gò má của tôi. Ông đưa bàn tay chai sần, nhiều vết sẹo lau đi giọt nước mắt trên mặt tôi. Run run. Hình như người cựu chiến binh già đã nhận ra ông nội tôi - người đồng đội năm xưa của ông, người lính kiên cường, một lòng trung thành với Tổ quốc, viết tiếp truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.

“Đừng khóc, cháu ơi!” - Ông khẽ nói - “Bác, ông X. và một số chiến sĩ anh dũng năm nào còn sống đến thời điểm này, chứng kiến được sự đổi thay của đất nước và một thế hệ kế thừa xứng đáng, là một điều may mắn. Bao đồng đội của bác và ông cháu đã nằm lại nơi này, trong nghĩa trang này, hồn của họ hoá vào hồn thiêng đất nước...”.

Tôi mím môi, nén chặt tiếng nấc trong lồng ngực. Trong nắng gió Hàng Dương, trong không khí linh thiêng, trong âm vọng kiêu hùng từ quá khứ, tôi thấy lòng vừa xót xa, vừa tự hào. Một cảm giác lạ lắm, có lẽ tôi đã cảm nhận được hồn thiêng núi sông, hào khí của Tổ quốc trên mảnh đất Côn Đảo đầy dấu tích lịch sử này. Tôi đi bên người cựu chiến binh của tôi, tay tôi nắm bàn tay đầy sẹo của ông và bước những bước nhẹ hẫng trên con đường liêu xiêu nắng chiều Côn Đảo. Bên tai tôi vẳng nghe câu thơ ông nội đọc những buổi chiều ngồi một mình ngoài thềm, chiếc bóng đổ dài trước vuông sân lát gạch tàu đã phai màu vì mưa nắng: “Côn Lôn đi dễ, khó về - Sống nương núi Chúa, thác về Hàng Keo”. Tôi biết ông đang nhớ lại một thời chiến tranh đau thương mà hào hùng, xót xa mà huy hoàng.

Tổ quốc mình là gì? - Tôi tự hỏi. Là dãy đất hình chữ S thân thương; là đảo xa chấp chới; là biển xanh rì rào; là máu xương của vạn người ngã xuống...

* * *

Tôi chào người cựu chiến binh của tôi bằng động tác trong quân ngũ, trước khi ông lên chiếc xe Dream về lại thị trấn Côn Đảo, tiếp tục chuyến hành trình của riêng mình: Chuyến trở về kí ức.

Những vết thương năm xưa vẫn còn. Tổ quốc giờ đây thanh bình, đất nước từng ngày, từng giờ phát triển. Cái giá của hoà bình hôm nay quá lớn, nó được tính bằng dọc dài năm tháng đấu tranh, bằng nước mắt, xương máu, bằng những mộ phần của người ngã xuống tạc vào hình ảnh núi sông.

Nắng Hàng Dương thoang thoảng mùi hương kì lạ, thơm nồng, nắng trải lối tôi đi. Có cảm giác như ánh nắng đó không phải được toả ra từ vầng mặt trời đang từ từ đổ bóng, nghiêng nghiêng phía chiều; mà là ánh sáng từ vầng dương trong ngục tối năm nào, ánh sáng linh thiêng, ánh sáng di dưỡng đất mẹ Việt Nam không ngừng lớn lên qua từng năm tháng.

Tôi đứng lặng trước Nghĩa trang Hàng Dương. Người quản trang già mỉm cười chào tôi, cũng bằng động tác quen thuộc trong quân ngũ.

Hàng Dương lùi lại sau lưng. Anh tài xế xe điện đưa tôi về phía cung đường ven biển xanh nhấp nhô với những tiếng cười nói xôn xao không ngớt trên bờ biển.

Ông nội, con đã làm tròn giấc mơ của ông! Ngoài mong đợi, ông ạ! - Tôi khe khẽ nói một mình, nhưng chắc rằng ông sẽ cảm nhận được. Đã qua thời kì đau thương, Côn Đảo lại hiền lành và đẹp, “viên ngọc” giữa biển Đông rì rào sóng. Tôi chợt nhớ khoảnh khắc mình ngồi trong tàu cao tốc đang dần dần trở mũi rời khỏi bến cảng, Côn Đảo mờ mờ ngoài ô cửa, cánh hải âu chao lượn như một lời chào.

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Tin khác

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động