Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Ông nội

Tôi chợt nhớ về ông nội khi mà chính tôi cũng đã là ông nội của thằng cháu hơn 10 tuổi, có nghĩa, tôi đã làm ông nội hơn 10 năm rồi!

Ông nội tôi đã đi xa gần 50 năm. Nửa thế kỉ sắp trôi qua kể từ cái ngày ông nội tôi rời xa con cháu để kết thúc một vòng luân hồi của ông trên thế gian này, vậy mà tôi cứ ngỡ như mọi việc chỉ như vừa mới đây thôi!

Không giống như nhiều người may mắn có thời thơ ấu gắn bó với bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc, cưng chiều, tôi gần gũi thân thiết với ông nội hơn. Đối với tôi, ông nội tôi gần gũi như một người cha, thậm chí như một người bạn.

Suốt cả tuổi ấu thơ, hằng đêm tôi đều ngủ với ông nội trên mặt một chiếc hòm cáng kê ngay sau giá bày bán giày dép da, bóng đá bằng da của ông. Trong chiếc hòm cáng ấy, ông nội tôi đựng dụng cụ nghề da giày như bịt phe bằng sắt, kìm bấm, búa các cỡ, cặp bang, dùi lòng máng, kim cong, dao tống xê và các khuôn giày dép các cỡ, cùng một số nguyên phụ liệu phục vụ cho nghề làm giày, sửa chữa giày. Đóng nắp hòm xuống rồi trải lên đó một chiếc chiếu cói là ông cháu tôi lại có một chiếc giường phản để nằm rồi. Trên chiếc giường hòm ấy, tôi đã trải qua cả tuổi ấu thơ bên ông nội kính yêu của mình...

Ông nội

Trong những năm tháng tuổi thơ, mong đợi lớn nhất của tôi mỗi năm là dịp nghỉ Hè, tôi được ông nội cho ra Hà Nội thăm họ hàng; cho về thăm quê cũ ở Hải Dương, Hải Phòng. Những dịp như thế, tôi có cơ hội được ông nội cho đi ô tô, tàu hỏa, lại được mút mát que kem mà cả năm chỉ có một hai lần được ăn. Nếu có ai đó hỏi tôi từ khi nào có được khái niệm trọn vẹn của từ “ngon”, tôi sẽ không do dự mà trả lời ngay: Đó là khi tôi được ăn que kem mà ông nội tôi mua cho tôi trong những ngày tháng ấy! Trong sâu thẳm kí ức của tôi, chiếc giường hòm mà tôi đã từng ngủ với ông nội tôi suốt những ngày thơ bé, được ông gãi lưng, được ông quạt mát bằng mảnh quạt cắt ra từ chiếc mo cau... đã trở thành hình ảnh không bao giờ tôi quên.

Ông nội mất ngày 31/10/1976, hai ngày sau khi tôi bước chân vào trường đại học. Dường như ông tôi sẽ ra đi sớm hơn nếu như không có cái mốc ngày 29/10/1976, ngày tôi được trường đại học gọi nhập học. Ông đã cố sống qua cái ngày đó, không phải bằng sức lực mà bằng nghị lực phi thường của một con người luôn hết lòng vì con cháu, chỉ để cho tôi - Thằng cháu đích tôn có được niềm vui trọn vẹn trong ngày đầu trở thành sinh viên đại học.

Một tuần sau ngày nhập học, tôi nóng ruột bắt xe về thăm ông với ý định xem tình hình sức khỏe của ông thế nào. Bước chân vào nhà, tôi đã bàng hoàng khi nhìn thấy một bàn thờ nghi ngút khói hương với tấm ảnh ông ở giữa, người thân họ hàng có mặt gần như đông đủ tại nhà tôi trong lễ cúng tuần đầu của ông. Ra nghĩa trang của xã để thắp hương thì mộ của ông nội tôi đã lấm tấm cỏ xanh. Qua lời kể của mẹ tôi và bà cô ruột của tôi, tôi được biết ông đã gọi tôi rất nhiều trong những hơi thở thoi thóp cuối cùng trước khi từ giã cõi đời! Vậy là chỉ sau vỏn vẹn 1 tháng kể từ khi ông tôi ốm mệt, phải buông tay khâu bóng, khâu giày và hưởng sự chăm sóc, nâng giấc của thằng cháu nội là tôi, ông đã trút hơi thở cuối cùng. Nhìn quả bóng da bò ông đang khâu dở dang kẹp trong chiếc cặp bang - một dụng cụ chuyên dụng của người thợ da giày, nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi, ở thời điểm gần 50 năm trước cũng như bây giờ, khi tôi đang viết ra những dòng này. Ông nội tôi ra đi đã để lại cho tôi một thứ tài sản vô giá là tấm gương về lao động. Hình ảnh ông gầy guộc, tay cầm chiếc dùi run run mỗi lần ông cần cố sức đẩy dùi để tạo ra một lỗ trên sản phẩm da bò là quả bóng hoặc chiếc giày, để sau đó luồn chiếc kim kéo theo một sợi dây gai đã được chuốt sáp ong kĩ càng qua đó rồi xiết lại… đã trở thành một tượng đài về tấm gương lao động trong lòng đứa cháu nhỏ là tôi khi đó, và cho tới tận bây giờ.

Ông tôi sinh ra trong một gia đình làm nghề da dép ở tỉnh Hải Dương xưa. Nhà nghèo, lại vào thời chiến tranh loạn lạc, ông nội tôi với trách nhiệm là người đàn ông trong gia đình đã dũng cảm dắt díu vợ con đi tới những miền đất mới để hành nghề kiếm sống, cũng là để thực hiện nhiệm vụ do tổ chức phân công, vì ông tôi là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi Pháp, Nhật còn thay nhau chiếm đóng Việt Nam. Khi Uông Bí, lúc Hải Phòng, và cuối cùng khi hòa bình lập lại năm 1954, ông tôi và cả gia đình đã chọn Bắc Giang làm bến đỗ. Người vợ đầu tiên của ông tôi hiếm muộn, chỉ sinh được một con trai nhưng mất khi chưa qua tuổi 13. Bố tôi và cô tôi là con của bà vợ thứ hai của ông, bà về với ông tôi khi bà cả đã không sinh đẻ được nữa. Bà nội của tôi cũng đã ra đi ở tuổi 25 do hậu sản, ngay sau khi sinh ra cô tôi được 7 tháng. Mọi gánh nặng gia đình chất lên vai của ông tưởng chừng có thể khiến ông không thể đứng dậy được nữa. Vậy mà ông tôi vẫn vượt qua, đã vượt qua tất cả mọi khó khăn để đi đến được ngày hôm nay...

Gia đình - chưa bao giờ cái khái niệm ấy trở nên thiêng liêng đối với tôi như thế! Đó là nơi mỗi người chúng ta được sinh ra, được lớn lên trong sự chăm sóc của những người thân. Chúng ta sinh ra ở đời ai cũng có một gia đình, một quê hương. Chúng ta chỉ có quyền, có trách nhiệm thương yêu trân trọng gia đình, quê hương, và rộng ra là cả đất nước. Với riêng tôi, ông nội đã hàm chứa trong hình ảnh của mình cả khái niệm gia đình, quê hương, để lưu vào sâu thẳm tiềm thức của đứa cháu nội là tôi những điều bất tử, bất hủ và vô cùng thiêng liêng về gia đình, về quê hương.

Và tôi sẽ nói lại với cháu nội của tôi tất cả những điều này, ngay khi cháu nội của tôi vừa tỉnh dậy trong vòng tay yêu thương của tôi dành cho cháu.

Hoài Hạ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…

Tin khác

Nụ cười của ông tôi

Nụ cười của ông tôi
Em gái chụp và gửi qua zalo khoe với tôi bức hình ông ngồi bên bà, cả hai cùng nở nụ cười tươi khỏe. Ngắm nhìn ông bà, lòng tôi rộn ràng hạnh phúc giống như nhận được món quà lớn nhất.

Ngoại tôi

Ngoại tôi
Hồi bấy giờ, khi tôi còn nhỏ, người dân trong xóm thường gọi bà ngoại tôi bằng cái tên thân mật: Cố Sừ. Từ đó, tôi mới biết tên ngoại của mình.

Nỗi nhớ ông tôi

Nỗi nhớ ông tôi
Thấm thoắt đã 13 lần giỗ ông! Thời gian trôi qua nhanh quá. Nhanh đến mức khiến cho người ta phải ngộp thở vì nó.

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời
Tôi năm nay đã 84 tuổi, nên ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ tôi đều đã mất từ lâu. Tuy cao tuổi, nhưng theo tinh thần sống vui, sống khỏe của NCT nên nhiều năm qua và năm nay (2024), tôi vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, vẫn thường nhớ tới công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ, những kỉ niệm sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ. Ở phạm vi bài này, tôi viết về ông nội tôi, một người rất điềm đạm, giản dị, khiêm tốn, nhân ái, khoan dung, thương yêu con cháu và nhiều lời khuyên, chỉ bảo có sức thuyết phục cao.

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội
Mẹ tôi thường bảo: “Bà nội tuy không sinh ra mẹ nhưng mẹ quý bà như mẹ ruột”. Chẳng phải tự nhiên mà mẹ nói vậy. Hàng xóm láng giềng mỗi khi sang nhà tôi chơi, vẫn thường nhắc lại những kỉ niệm, những câu chuyện vui, buồn; chuyện xưa, nay... về bà, khiến chúng tôi bùi ngùi, xúc động.

Nhớ nồi rượu của bà

Nhớ nồi rượu của bà
Ngày trước mỗi lần bà chuẩn bị cất một nồi rượu, là anh em tôi bao giờ cũng háo hức để được phụ bà. Đó là vào những năm 1990 đến năm 2000, khi mà thị trường đồ uống đặc biệt là rượu, bia chưa phong phú như bây giờ.

Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng

Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng
Với người cao tuổi sống ở nông thôn, không ai không biết nhà tranh vách đất, bởi dân quê cách đây 3-4 chục năm về trước rất nghèo, nên nhiều gia đình phải ở nhà tranh vách đất hay bằng phên tre. Thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, tôi ở nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng...

Người lính Cụ Hồ luôn chăm lo hạnh phúc gia đình

Người lính Cụ Hồ luôn chăm lo hạnh phúc gia đình
Được ông Nguyễn Văn Toan, Chủ tịch Hội NCT xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang giới thiệu, tôi tìm đến nhà cụ Trần Đình Hiệt để tìm hiểu và được con cháu kể nhiều chuyện về cụ.

Nhớ những Tết bên bà

Nhớ những Tết bên bà
Năm nào Tết đến, lòng tôi cũng chộn rộn, háo hức và ngóng trông,… để được về quê, về với bà. Thế nhưng năm nay, những xúc cảm tự nhiên ấy không còn thường trực như trước mà thay bằng nỗi niềm bâng khuâng, rưng rức. Là bởi bà tôi giờ đã là người thiên cổ.

Ông ngoại tôi, một cựu chiến binh già nhân hậu

Ông ngoại tôi, một cựu chiến binh già nhân hậu
Ông ngoại tôi hiện ở làng La Hào, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Mặc dù đang sống trong một ngôi nhà cấp 4, hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng ông vẫn lạc quan, quên đi những gian khổ cuộc đời để có sức sống mãnh liệt.

Chuyện bà tôi

Chuyện bà tôi
Bà tôi tên là Hoàng Thị Cháu, sinh năm 1911, quê thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với bà Nguyễn Thị Suốt anh hùng.

Nghị lực phi thường của bà tôi

Nghị lực phi thường của bà tôi
Hội Khuyến học huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tặng Giấy khen cho bà tôi - bà Đoàn Thị Vui, sinh năm 1959, ở xóm Đình, thân Vân Chàng, xã Nam Giang, do có công nuôi 5 con tốt nghiệp đại học và hiện đều có việc làm ổn định.

7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi

7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi
Ông nội tôi là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Vũ Trọng Cường, người 8 lần bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu ngoan cường, hiện đang sống trong ngôi nhà đơn sơ với bà tôi (Đặng Thị Vinh), ở xóm Thượng Phú, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Như thấy bóng ông thuở nào

Như thấy bóng ông thuở nào
Ông nội tôi đã là người thiên cổ cách đây hơn 60 năm. Nhưng mỗi năm đến ngày giỗ ông, tôi lại thấy đâu đây bóng hình của ông trong căn nhà, trên mảnh đất nơi tôi đã từng được sinh sống bên ông nội.

Ông ngoại tôi, một lão nông mê viết báo

Ông ngoại tôi, một lão nông mê viết báo
Nhà ông ngoại tôi hiện ở xã miền núi Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Những ngày cuối tuần, tôi thường dong xe từ quận Cẩm Lệ lên thăm ông và tham quan, vãn cảnh, bởi khu vực này có nhiều di tích văn hóa, lịch sử; nhiều khu du lịch sinh thái nổi tiếng. Ngoài ra, tôi còn có dịp đọc những bài báo ông viết đăng trên các báo, tạp chí.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh

Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực vùng núi phía Bắc.
Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 15/3, thời tiết khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C; nhiệt độ cao nhất 23-25 độ. Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Nằm trong hoạt động của Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2024, với chủ đề "Nghiêng say mùa Xuân”, Trung tâm Văn hóa- Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức Lễ hội Nhảy lửa của người Dao đỏ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới xem và cổ vũ...
Phiên bản di động