Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Người thầy của tôi

Cho tới giờ mỗi khi nhắc lại và biết ơn nhất, tôi vẫn luôn nghĩ về thầy Tiêu Âm, người thầy đã dìu dắt tôi suốt những tháng năm cấp hai và cũng là người đã cổ vũ tôi rất nhiều khi tôi đến với nghề viết.

Năm này, tôi có dịp quay lại trường xưa, ngôi trường Đống Đa cấp hai của tôi nép mình trong một con hẻm nhỏ, nằm bên cạnh Tháp Đôi cao lớn uy nghi, hùng vĩ, cũng là nơi thầy dạy tôi những bài học đầu đời.

Lúc tôi gặp lại thầy, thầy đã không còn nhận ra tôi nữa, thầy về lại trường nhân dịp Ngày Nhà giáo và trên ngực thầy cài một bông hồng đỏ thắm đại diện cho thầy cô cũ được mời về trường nhân ngày lễ. Mái tóc thầy đã điểm bạc, bước đi chậm rãi, duy có đôi mắt vẫn tinh anh như ngày nào. Thầy đang ngồi trên ghế đá, chờ tới khi trống trường điểm và buổi lễ bắt đầu, đôi mắt thầy chăm chú nhìn về hướng Tháp Đôi. Thấy tôi đang luống cuống không biết mở lời chào thầy thế nào, thầy nhẹ nhàng:

- Em cũng là học trò về lại trường à? - Thấy tôi nhẹ nhàng gật đầu, thầy vỗ vỗ xuống ghế bên cạnh thầy - Em ngồi đây này, cùng ngắm Tháp Đôi với thầy.

Người thầy của tôi
Minh họa Lão Trần

Lời thầy nói vẫn y hệt như non cả gần hai mươi năm về trước khi tôi hãy còn là một cô trò nhỏ mới chập chững bước vào cấp hai. Khi ấy tôi mới về thành phố này, mọi thứ hãy còn xa lạ, lên cấp mới, bạn mới, tôi cũng tự thu mình lại vì không có lấy một người bạn thân quen. Mỗi ngày đi học của tôi là đến lớp rồi về nhà, hoặc tự chôn mình nơi ghế đá, tập tành viết những câu văn, làm những bài thơ non nớt. Khi ấy, tôi nhớ mình thích học văn lắm, không chỉ viết những đề tài trong chương trình học, tôi còn tự viết về cuộc sống, dù với những con chữ trẻ thơ như những trang nhật kí. Ngôi trường nhỏ của tôi nằm sát ngay cạnh Tháp Đôi, từ sân trường có thể thấy được rõ phần thân Tháp uy nghi sừng sững. Mỗi khi tan học về tôi vẫn thường hay ghé bộ, đi dạo cứ như bà cụ non rồi mới về nhà. Và những lúc đó tôi gặp thầy. Năm học đầu tiên thầy Tiêu Âm chưa dạy văn lớp tôi, khi ấy tôi cũng chỉ biết thầy là một trong những giáo viên văn của trường, thầy đang ngồi lặng im trên ghế đá trong khuôn viên Tháp, ngắm nhìn Tháp rất lâu. Đột nhiên thấy tôi, thầy cất tiếng, vẫn vỗ vỗ vào ghế bảo tôi ngồi cạnh.

- Thầy hay thấy em mỗi chiều về, sao em đi một mình vậy? Không rủ bạn sang chơi?

- Em không có bạn… Em mới chuyển trường tới…

- Vậy là chưa, chứ sao lại không.

Rồi thầy kể cho tôi nghe như thế nào để kết bạn, cũng thấu hiểu khi tôi bắt đầu với một cuộc sống mới, một môi trường mới, thoát khỏi vỏ bọc thân quen sẽ khó khăn như thế nào. Rồi thầy chốt một câu: “Em thích văn đúng không? Thầy thấy em hay viết hí hoáy vào cuốn tập dày. Văn chương vốn là cảm xúc, nếu có gì tuôn trào hãy thử viết ra, sẽ thấy nhẹ lòng thêm”.

Lên lớp bảy thầy dạy văn lớp tôi, thầy trò chúng tôi tiếp xúc nhiều hơn, thầy cũng thường dành thời gian rảnh rỗi để uốn nắn câu chữ của tôi, lại thường đọc những bài thơ văn non trẻ tôi tự làm rồi chỉ ra điểm hay dở mà khắc phục. Có đôi khi, tôi quen đi theo lối mòn cuộc sống, mãi không chịu thay đổi cách viết của mình, không chấp nhận được có nhiều ý tưởng mới len lỏi vào những điều đã cũ. Thầy trầm ngâm rất lâu rồi chỉ về phía Tháp Đôi rồi hỏi tôi:

- Không cần những ý kiến quá chuyên môn, em thấy kiến trúc Tháp có đẹp không? - Khi nhìn thấy cái gật đầu tán thành từ tôi, thầy tiếp - Em có biết Tháp được xây dựng từ rất lâu rồi, có lẽ từ thế kỉ X đến XV, tháp vốn là tháp Chămpa nhưng vì sự giao lưu văn hóa với vương quốc Khmer nên kiến trúc Ăngkor ảnh hưởng phần nhiều đến vấn đề điêu khắc. Em hiểu thầy muốn nói gì không? Bản sắc của mỗi cá nhân là vốn có nhưng nếu biết tiếp thu nhiều hơn đến những văn hóa khác sẽ tạo ra một chỉnh thể hoàn hảo hơn và dễ tạo ra sự đa dạng hơn trong tác phẩm của mình.

Lời thầy nói vẫn luôn in sâu trong tôi từ bấy đến nay, ảnh hưởng rất nhiều đến những bài viết tôi đã viết sau này, tôi thường thích sự kết hợp và gắn bó những ý tưởng đột phá mới lạ tạo thành chỉnh thể thống nhất và luôn cố gắng tự thay đổi mình hơn là đi theo một con đường cũ. Dù lúc ấy, với tâm trí trẻ thơ tôi chưa thực sự hiểu lắm về lời thầy nói nhưng tôi biết thầy muốn tôi tự thay đổi mình.

Tôi còn nhớ như in bài thơ đầu tiên tôi được đăng lên báo trường “Thiên thần không cánh”, chỉ là một tờ báo trường nhưng đã làm tôi vui và khoe với thầy không biết bao nhiêu lần, cứ như thành quả và sự cố gắng của tôi được đón nhận vậy. Thầy cũng động viên tôi theo nghề viết nhưng cũng khuyên tôi vẫn nên cố gắng học hành vì những ham muốn nhất thời đừng để ảnh hưởng đến tương lai sau này. Nếu những sở thích ấy sau này thay đổi thì ít nhất vẫn còn kiến thức làm nền tảng cho lựa chọn mới.

Năm tôi tốt nghiệp thầy cũng là một trong những người ảnh hưởng đến quyết định của tôi khi tôi chọn học khối xã hội ở Quốc học. Rồi sau đó việc học tập trở nên khó khăn hơn vì những năm cuối cấp quan trọng nên tôi cũng dần ít về trường. Sau khi lên đại học tôi lại học xa nhà, đến tận khi tốt nghiệp mới về lại, có mấy lần về trường thì hay tin thầy đã nghỉ hưu, rồi lại vì công việc và cuộc sống ít neo lại lâu thành phố nhỏ nên ít khi tạt qua tìm nhà thầy ghé thăm được… Cứ thế đã ngót nghét hai mươi năm từ ngày gặp thầy.

Khi được biết tôi là một nhà văn, thầy mỉm cười, đôi gò má có phần hồng hào hơn và đầy hào hứng, dù mái tóc điểm bạc và cây gậy hỗ trợ đôi chân làm người ta nhận ra thầy đã có tuổi. Thầy kể về ngày xưa thầy cũng có một cô học trò với mơ ước được làm nhà văn, yêu thích Tháp Đôi như thầy vậy, tập tành viết những câu chữ non nớt và không biết bây giờ đang lưu lạc ở đâu…

Ghi chép của LÊ HỨA HUYỀN TRÂN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mưa và em

Mưa và em

Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.
Con gái của ba

Con gái của ba

Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.
Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Tin khác

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:
Xem thêm
Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoang ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống…
Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Làng nghề “Đan cỏ tế” thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Nam là nơi đầu tiên xuất hiện nghề đan cỏ tế, cách đây đã hơn 400 năm.
Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024 cho biết:
Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Kế hoạch số 1908/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt độ
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy…
Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

U19 Việt Nam công bố danh sách cầu thủ chuẩn bị tham dự giải giao hữu tại Trung Quốc, trước khi hướng đến giải U19 Đông Nam Á 2024 và vòng loại U20 châu Á 2025.
Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An sôi nổi tổ chức Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024.
SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

Hơn 1.000 runners đã tham gia sự kiện chạy bộ Sala Run Fest 10km vào ngày 5/5, nhân dịp Thế giới Chạy Bộ - chuỗi hệ thống bán lẻ sản phẩm thể thao và Faminuts House – thương hiệu dinh dưỡng từ hạt thuần chay chính thức khai trương chi nhánh Sala Running Hub, tại khu đô thị Sala, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động