Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Nghiên cứu - Trao đổi 31/05/2024 09:06
Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được cấp ủy, chính quyền các địa phương chú trọng triển khai bằng nhiều giải pháp cụ thể, tích cực, hiệu quả theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.
Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được sống, học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực TE những năm gần đây có xu hướng gia tăng, nhiều TE bị chính cha mẹ, người thân và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng có hành vi bạo lực.
Phối hợp Hội CTĐ xã Tặng học bổng cho học sinh nghèo |
Bên cạnh đó, tình trạng xâm hại TE, đặc biệt là xâm hại tình dục TE ngày càng phức tạp, nhiều vụ án xâm hại tình dục TE xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lí cho nạn nhân, tạo bức xúc trong Nhân dân. Nguyên nhân phải kể đến một bộ phận cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (CSTE) phải lo mưu sinh kiếm sống, kiến thức kĩ năng CS&BVTE còn hạn chế và chưa quan tâm đầy đủ về trách nhiệm CS, giáo dục và BVTE; thiếu kĩ năng phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ TE rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (TE bị xâm hại tình dục, bị bóc lột, bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS). Bên cạnh đó, do mức hưởng thụ văn hóa đối với TE vùng nông thôn còn thấp so với khu vực thành thị, các điểm dịch vụ Internet, game online phát triển mạnh, các trang mạng xã hội dễ khai thác, sử dụng rộng rãi làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến TE như: Bị dụ dỗ hút chích các chất gây nghiện, xâm hại tình dục, mua bán, bắt cóc làm gái mại dâm…
Trước tình hình trên, hiện nay ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực thi việc CS&BVTE ở 3 cấp độ. Đó là, nâng cao năng lực các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và TE bằng cách tuyên truyền các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về CS&BVTE, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về công tác BV, CSTE, các kĩ năng BVTE, phòng tránh xâm hại tình dục TE, phòng tránh đuối nước TE, phòng tránh lao động sớm TE. Cấp độ 2 là đẩy mạnh công tác phòng ngừa, giảm thiểu TE rơi vào hoàn cảnh đặc biệt bằng cách xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với TE, phòng, chống tai nạn thương tích cho TE, phòng ngừa, giảm thiểu lao động sớm ở TE. Cấp độ 3 là quan tâm hơn nữa công tác BVTE hoàn cảnh đặc biệt bằng cách tuyên truyền sâu rộng về Tháng hành động vì TE, vận động các nguồn lực xã hội giúp đỡ các em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng các hoạt động thiết thực như: Thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, Tết Nguyên đán, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, tổ chức các sân chơi, tham quan, du lịch, các lớp bơi, kĩ năng thoát hiểm và phòng, chống bạo lực, xâm hại cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Do vậy, Tháng hành động vì TE năm 2024, ngành chức năng đã lựa chọn chủ đề: “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, nhằm: Hướng tới phát động toàn xã hội chung tay bảo vệ trẻ em bằng những hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em để các em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, có điều kiện để phát triển toàn diện. Đẩy mạnh bảo vệ trẻ em trước thông tin không có lợi trên không gian mạng và xã hội, những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển toàn diện; không để trẻ em làm công việc ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần; phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em. Phát triển các sản phẩm văn hoá, văn học - nghệ thuật, giáo dục lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững, cho nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tạo mọi điều kiện để thực hiện quyền trẻ em. Nên giải pháp để nâng cao công tác phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay là cần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, sự kết hợp mạnh mẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể nhằm phát huy trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng.