Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...
Ngay từ những ngày đầu cuộc cách mạng còn trong thời kì trứng nước, giặc ngoài và thù trong với nạn đói làm chết trên 2,5 triệu người, bè lũ phản động núp bóng phá hoại, Bác Hồ vẫn chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng. Với những giá trị cụ thể: Cần, kiệm, liêm, chính; trung với Đảng, hiếu với dân, coi đó là cái chân thiện mĩ, cái đức cốt lõi để rèn luyện, xây dựng chính quyền Nhân dân.

Ngày 17/9/1945, Bác đã có “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”. Trong thư Bác không lấy danh nghĩa là Chủ tịch Chính phủ mà “chỉ lấy danh nghĩa của một người đồng chí già mà viết để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm”. Và Người bảo đảm: “Trong công tác, có vấn đề gì khó giải quyết, các đồng chí cứ viết thư thảo luận với tôi. Tôi rất sẵn sàng giúp ý kiến”. Đây là một bức thư dành riêng cho những người đang đảm trách công tác quản lí nhà nước ở quê hương, rất thân tình. Trong thư, Bác nhấn mạnh: “Nói tóm tắt, thì chính sách của Chính phủ là: Củng cố sự đoàn kết toàn dân. Sửa đổi những khuyết điểm khắp các phương diện”.

Sau khi nêu bốn vấn đề thuận lợi, khó khăn của cuộc cách mạng, Người yêu cầu phải sửa đổi những khuyết điểm khắp phương diện, trong đó có khuyết điểm to nhất ở các địa phương là: “Khuynh hướng chật hẹp và bao biện, kế đó là lạm dụng hình phạt và tham ô, hữu hóa”.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Người nhắc nhở các cán bộ, đảng viên phải đề phòng hủ hóa. Đồng thời, Người nêu rõ: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ... Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư”.

Một tháng sau, ngày 17/10/1945, Bác lại có “Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kì, tỉnh, huyện và làng”, nêu lên 6 lỗi lầm chính dễ mắc phải: Trái phép, cậy thế, hữu hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Phân tích những lỗi lầm đó, Người chỉ rõ những hành vi biểu hiện của sự tham nhũng: “Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”.

Người nhắc nhở: “Những khuyết điểm trên, nhỏ thì làm cho dân chúng hoang mang, lớn thì làm cho nền đoàn kết lay động. Chúng ta không sợ có khuyết điểm. Chúng ta chỉ sợ không có quyết tâm sửa đổi”. Trong thư, Bác còn nhấn mạnh: “Nếu không có Nhân dân thì không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ và Nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Nhưng “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lí gì”. Bác thiết tha kêu gọi cán bộ, đảng viên: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, thì dân mới yêu ta, kính ta”.

Và những dòng cuối thư, Bác đã trút hết tấm lòng của mình để nói rằng: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ công bình, chính trực vào lòng”.

Để thực hiện ba nhiệm vụ diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, đòi hỏi người cán bộ phải luôn gương mẫu; và Bác là người gương mẫu trước tiên. Ngày 28/9/1945, Bác gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi cứu đói, trong đó có đoạn: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Với lời kêu gọi và sự gương mẫu này, chỉ trong vài tháng, Nhân dân cả nước đã đóng góp hàng vạn tấn gạo để cứu đói.

Xây dựng chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các tiêu chuẩn đạo đức là mối quan tâm suốt đời của Bác. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại trong những năm đầu “nước sôi lửa bỏng”, nền độc lập của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” cũng đủ để chúng ta chiêm nghiệm, liên hệ từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các biểu hiện đó là cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỉ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo điều này: “Nhiều năm qua, những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hóa có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng... Đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng chân chính hết sức bất bình trước những hiện tượng đó và lo ngại về sự xói mòn bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Đảng”. Sự lo lắng của người lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng là mối quan tâm chung của hàng triệu đảng viên, quần chúng Nhân dân và những người quan tâm đến vận mệnh dân tộc.

79 năm - một chặng đường đầy gian nan và đang khởi sắc, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị, của cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, từ việc xây dựng pháp luật đến thực thi pháp luật tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; gắn với cải cách hành chính, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy Nhà nước, duy trì có nền nếp và nâng cao chất lượng các chế độ sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình, phê bình của các chi bộ trong toàn Đảng; chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức phục vụ Nhân dân, nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân góp sức, góp tài xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đó chính là sự trong sáng và dũng cảm của Đảng, tạo sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và quần chúng cách mạng.

Rất nhiều lần Bác Hồ nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Làm cách mạng, khi phạm phải sai lầm, điều đáng sợ là không thấy sai, điều đáng lo là biết sai mà không chịu sửa, không tìm được cách để sửa đổi cho tốt. Để sửa đổi cho tốt phải biết tự chỉnh đốn, thường xuyên tu dưỡng và lắng nghe ý kiến quần chúng...”.

Chính vì vậy, cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân nên học tập tư tưởng xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm đầu cách mạng; lấy giá trị đạo đức của Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nêu cao khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và gìn giữ truyền thống đạo đức của dân tộc.

Ths Nguyễn Thanh Hoàng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.
Xem thêm
Phiên bản di động