Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Điều ngỡ chỉ có trong tưởng tượng nhưng lại đang hiển hiện trước mặt. Như trong thần thoại, con tàu tựa có phép lạ từ xứ sở xa xăm nào đó bỗng dưng xuất hiện. Nó mang theo nhiều hòm, nhiều bó với những súng những đạn... Người Phú Yên đã thực sự đang cầm khẩu súng trên tay mà vẫn chưa dám tin đó là thật.

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Vũng Rô trước kia được gọi là đầm Ô Rô, rộng 10 dặm, trong có đảo Trụ (tức Hòn Nưa), được che chở bởi núi Bàn, “với thế núi cao vút, phía Tây từ Đại Lãnh đến, kéo dài vài mươi dặm, phía Bắc tiếp núi Thạch Bi (núi Đá Bia), phía Đông gối lên bờ biển, lại uốn quanh vào trong che kín vũng biển Vân Phong, thuyền buôn thường đậu ở đó để tránh gió”.

Khi người Pháp tới Việt Nam, họ sớm nhận ra vị trí chiến lược của Vũng Rô. Công sứ Bình Thuận Etienne Aymonier trong cuốn Notes sur l'Annam viết rằng: “Vũng Rô là nơi trú ẩn tốt và an toàn nhất trong tất cả các mùa” và “có vị trí chiến lược quan trọng vì nằm ở phía Bắc đèo Cả”, ngoài ra, còn có “một ngôi làng của người An Nam cuối Vũng Rô, nơi có nguồn nước ngọt rất tốt”.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Nhiều thập kỉ sau, chính "ngôi làng An Nam" đó, ngay trong lòng địch, là cơ sở vững chắc của cách mạng. Và Vũng Rô trở thành "nơi trú ẩn" của những chuyến tàu không số, mang theo vũ khí và tình cảm Nhân dân miền Bắc dành cho chiến trường miền Nam.

Năm 1961, trong quá trình xây dựng con đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông, tức đường Hồ Chí Minh trên biển, nhằm tiếp viện cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đoàn cán bộ Hải quân do đồng chí Huỳnh Kim và Phan Võ dẫn đầu đã vào Khu V nghiên cứu địa hình, chọn điểm mở bến. Và vịnh Vũng Rô là nơi được lựa chọn. Theo đánh giá, Vũng Rô có diện tích đủ lớn (hơn 16km2), độ sâu trung bình từ 14 - 19m, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng trên 5.000 tấn. Thêm nữa, có nhiều bãi bốc dỡ và các dãy núi bao quanh thuận lợi cho việc trú ngụ và cất giấu vũ khí.

Nhưng địch cũng nhận thức được tầm quan trọng của Vũng Rô, vậy nên bố trí đông đảo quân lực phòng giữ, từ bốt trên đỉnh đèo Cả đến hạm đội, duyên đoàn ngoài khơi và trạm ra đa ở đỉnh Chóp Chài. Tuy nhiên, thách thức cũng chính là cơ hội. Theo Đại tá cựu chiến binh Đặng Phi Thưởng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên, chính vì khu vực này là vùng cấm và được kiểm soát nên địch sơ hở, mất cảnh giác, ta lợi dụng thời khắc ban đêm đưa tàu chở vũ khí vào bến an toàn.

Tháng 10/1964, Trung ương giao Tỉnh ủy Phú Yên chuẩn bị mở bến tiếp nhận vũ khí. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên khi ấy là đồng chí Trần Suyền trực tiếp lãnh đạo tổ chức bến. Ngày 16/11/1964, Tàu 41 thuộc đoàn 125 chở hơn 60 tấn vũ khí, thuốc men do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, một người con của Phú Yên, và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy rời cảng Hải Phòng. Tàu ngụy trang thành tàu đánh cá, với một số cá, mực được cung cấp bởi Nhà máy Cá hộp Hạ Long, trong khi lưới trùm lên các khẩu súng 12 li 7 để khi cần thiết có thể sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đi ngang qua vùng biển Đà Nẵng, máy bay trinh sát của địch phát hiện, nghi ngờ, báo vào bờ. Hai tàu tuần tiễu của địch lao ra kèm song song và chĩa thẳng nòng pháo về phía Tàu 41. Nhờ ngụy trang tốt, lúc đó Tàu 41 mang biển hiệu 412 treo cờ nước ngoài, cho nên tàu địch bỏ mục tiêu chạy vào bờ. Đúng như kế hoạch, 23 giờ 50 phút ngày 28/11/1964, Tàu 41 cập bến Vũng Rô. Phút gặp gỡ giữa cán bộ, thủy thủ tàu và lực lượng của ta có mặt tại bến vô cùng xúc động và tràn ngập niềm vui sướng”, Trung tá cựu chiến binh Hồ Đắc Thạnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nhớ lại. Đây chính là khoảnh khắc “như trong thần thoại” khi con tàu “tựa có phép lạ bỗng dưng xuất hiện”. Những chiến sĩ kiên trung, với tình yêu nước, lí tưởng cách mạng và sự gan dạ, mưu trí đã biến điều không thể thành có thể, đưa con tàu vượt qua hải trình gian nan cập bến thành công, chính ở nơi mà địch tự tin luôn trong tầm kiểm soát.

Ngay khi tàu cập bến, Ban chỉ huy bến huy động hơn 1.000 cán bộ, đảng viên, du kích, thanh niên xung phong khẩn trương bốc dỡ hàng hóa. Trên sông Bàn Thạch, thuyền câu ngụy trang chở vũ khí ngược lên Hòa Mỹ, Hòa Thịnh để dân công đưa hàng vượt dốc Mõ vào Khánh Hòa và lên chiến trường Tây Nguyên.

Ông Ngô Văn Định, nguyên chiến sĩ Đại đội K60 bảo vệ bến Vũng Rô cho biết: "Bà con tập trung ở bến từ chiều nhưng không biết nhiệm vụ gì. Đến khi nghe nói tàu chở vũ khí miền Bắc chi viện cho chiến trường Khu V, chúng tôi mừng đến nghẹn ngào”. Ông Định nói tiếp: “Những khẩu súng, thùng đạn được bọc kĩ bằng nhiều bọc nhựa, rất nặng. Tôi ôm khẩu súng được bao nhựa bọc kín, cảm nhận hơi ấm của hậu phương miền Bắc gửi vào mà thấy thiêng liêng, trào dâng hạnh phúc khó tả”.

Người chiến sĩ Đại đội K60 bảo vệ bến Vũng Rô năm xưa còn cho biết thêm: “Đường Vũng Rô lúc bấy giờ là đường rừng, đèo dốc, dây gai chằng chịt, thú rừng, cọp có thể nhào ra bất cứ lúc nào, nên chuyện huy động kịp thời nhân lực tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí, chuyển vũ khí đến nơi cất giấu, tiếp tục chuyển lên căn cứ, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, nhanh gọn và tuyệt đối an toàn thực sự không đơn giản”.

Đến đêm 25/12/1964, chuyến tàu thứ hai cũng tới nơi, cùng vũ khí còn có ba tấn gạo tặng đơn vị ở bến Vũng Rô đang thiếu lương thực. Rồi ngày 1/2/1965, chuyến tàu thứ ba lần nữa cập bến an toàn đúng vào dịp Tết Ất Tỵ. Như vậy, chưa đầy hai tháng, Tàu 41 do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy đã ba lần cập bến thành công, chi viện hàng trăm tấn vũ khí, thuốc men, đạn dược cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên.

Tháng 2/1965, Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho tàu C143, do Thuyền trưởng Lê Văn Thêm, chính trị viên Phan Bá Bảng phụ trách vận chuyển 60 tấn vũ khí vào Lộ Diêu (Bình Định). Do tình hình cập bến Bình Định khó khăn nên chuyển sang cập bến Vũng Rô vào 23 giờ đêm 15/2. Sau 4 giờ, hàng được bốc dỡ hết, tàu quay ra nhưng phát hiện tời neo bị hỏng. Không còn cách nào khác, các chiến sĩ buộc phải sửa, đồng thời lấy cành lá ngụy trang cho tàu.

Thật không may, thời gian này máy bay tải thương Mỹ liên tục bay qua nhằm vận chuyển thương binh từ chiến trường Dương Liễu - đèo Nhông (Bình Định). Chúng bất ngờ phát hiện “mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”. Chúng thả bom xăng, bắn rocket thiêu rụi lớp ngụy trang, trước khi điều động số lượng lớn máy bay, tàu chiến cùng bộ binh trên đèo Cả kéo xuống vây ráp.

Bên ta, các thủy tàu cùng bộ đội, dân quân du kích anh dũng chống trả. “Bằng bất cứ giá nào cũng không để địch cướp tàu”, đêm 17/2, quân ta quyết định phá hủy tàu C143, mang theo bí mật của “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Hiện nay trên bến Vũng Rô, dưới chân nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hi sinh ở Vũng Rô, nhìn ra Bãi Chùa vẫn còn dấu tích nơi tàu C143 bị đánh đắm. Vũng Rô trở thành Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia năm 1997. 14 năm sau bia Di tích bến Vũng Rô, Đài tưởng niệm Vũng Rô hoàn thành, khắc ghi mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Theo ông Phạm Văn Sơn, bảo vệ khu Di tích lịch sử Vũng Rô, mỗi tháng có hàng chục ngàn lượt khách ghé nơi đây để tỏ lòng thành kính trước các anh hùng liệt sĩ. Dưới những tán cây, họ được nghe và tưởng nhớ lại năm tháng hào hùng không thể nào quên, với những chiến sĩ không ngại gian khó, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những tán cây ở khu di tích cũng có một câu chuyện thú vị để kể. Ông Sơn vẫn còn nhớ trận bão lịch sử quét qua Phú Yên và các tỉnh miền Trung năm 1993, để lại khung cảnh điêu tàn hoang phế. Ông nói: “Nhà cửa, mái tôn bay hết cả, tôi thấy ngổn ngang cây cối, những hàng dừa, phi lao, những cây bàng nghiêng ngả. Kì lạ là không cây nào gẫy gục. Khi dựng lại, chúng tiếp tục vươn mình và sống khỏe đến tận bây giờ”.

Những sự kiện tàu không số cập bến Vũng Rô năm xưa như minh chứng cho tinh thần bất khuất, không tiếc máu xương của Nhân dân Phú Yên. Dù sống trong lòng địch, bị đàn áp, khủng bố nhưng vẫn rực cháy tình yêu nước, một lòng hướng về cách mạng và đứng lên đập tan xiềng xích ngụy quyền. Giờ đây, họ lại chung tay phát huy tiềm năng của vùng biển huyền thoại, tạo nên “phép lạ” trong kinh tế và vững bước tiến đến tương lai.

Phạm Văn Phê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …
Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo

Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Tin khác

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo
94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hi sinh, lập nên những kì tích cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, trong đó có sự đóng góp hết sức to lớn của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo, tuyên huấn các cấp...

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 (tức ngày 14 tháng 6 Giáp Thìn) khiến cho “hàng triệu trái tim hướng về một trái tim, một nhân cách lớn”. Trong tình cảm Nhân dân Việt Nam, ông là người vô cùng giản dị, có trái tim nhân hậu, trọn vẹn cuộc đời hi sinh, cống hiến vì nước vì dân.

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng
Ngày 20/1/2017, tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Đối với tôi, hầu như lần nào đi công tác xuống các địa phương tôi đều đến thăm các đơn vị quân đội, trong đó có các đồn Biên phòng. Đến đâu tôi cũng nghe các đồng chí lãnh đạo và Nhân dân địa phương đánh giá tốt về Bộ đội Biên phòng (BĐBP), rất tin tưởng vào BĐBP. Rất nhiều công việc, chủ trương của địa phương triển khai nơi biên giới giao cho các đồng chí đều đạt được kết quả rất tốt”...

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân
Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết
Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc
Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.
Xem thêm
Phiên bản di động