Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nơi hạc trắng bay về...

Không gian di tích đền, chùa Bạch Hạc Tam Giang (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cổ kính soi bóng xuống dòng Lô hiền hòa, nơi “tụ thủy” linh thiêng từ lâu trường tồn, lan tỏa hào khí dân tộc thuở xưa và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc...

Tích xưa bên dòng Lô

Quần thể di tích, danh thắng Bạch Hạc Tam Giang; gồm đền thiêng, chùa cổ trầm mặc dưới những tán cây đa, cây si, cây móng rồng cổ thụ tỏa bóng. Nơi đây, tọa lạc ngôi chùa Đại Bi và đền Bạch Hạc có niên đại hàng thế kỉ, hướng nhìn ra nơi hợp lưu của ba dòng sông là sông Lô, sông Đà, sông Hồng. Hòa vào không gian kiến trúc cổ kính, tinh xảo và độc đáo cùng những dấu tích, tư liệu lịch sử và những câu chuyện kể được cư dân đôi bờ sông Lô kể cho nghe, mỗi người như cảm nhận được sự linh thiêng của chốn cổ tự, cảm nhận được hào khí của dân tộc, của đất nước hội tụ nơi này.

Đền Bạch Hạc.
Đền Bạch Hạc.

Tích xưa kể lại, ở vị trí đền Bạch Hạc ngày nay, xưa có một cây chiên đàn cao lớn, cành lá sum suê, tỏa bóng mát rộng tới hàng chục dặm. Hằng ngày có những đàn chim Hạc bay về đậu trắng cả một vùng nên cư dân nơi đây gọi vùng đất này là Bạch Hạc. Câu chuyện gợi lên vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí và chất chứa bao huyền thoại về vùng đất tựa như chốn thần tiên. Ý niệm về chim Lạc thời đại Hùng Vương đã gắn với vùng đất này tự thuở nào. Chẳng thế mà, trên các hoa văn trống đồng, kiến trúc đền miếu trên vùng Đất Tổ Phú Thọ bao giờ cũng hiện diện sắc nét hình tượng chim Lạc, như một biểu tượng thiêng liêng về cội nguồn văn hóa và hào khí của dân tộc Việt Nam.

Đứng ở đền Bạch Hạc phóng tầm nhìn xa xa theo hướng sông Lô xuôi dòng là ngã ba sông huyền thoại. Nơi đây là vị trí đặc biệt trên hành trình thủy lưu của các dòng sông Lô, sông Đà, sông Hồng. Đó là nơi tụ thủy, hợp dòng bằng sự gặp gỡ kì diệu của cả ba dòng sông, là “tấm gương” soi bóng núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, nơi các Vua Hùng đóng đô, dựng nước. Sự linh thiêng ấy hòa vào dòng truyền thuyết của thời đại Hùng Vương dựng nước đã làm nên một vùng đất ngút ngàn linh khí, nơi hội tụ mạch nguồn và khí thiêng của đất trời.

: Chùa Đại Bi cổ kính với kiến trúc độc đáo, tinh xảo.
Chùa Đại Bi cổ kính với kiến trúc độc đáo, tinh xảo.

Ông Đặng Đình Thuận, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ cho biết: “Vùng đất Bạch Hạc là nơi lưu giữ những huyền thoại, những tư liệu lịch sử quan trọng nơi đất cội nguồn Phú Thọ. Đây là địa điểm nằm trong bộ Văn Lang, kinh đô nước Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Ở Bạch Hạc có tục lấy nước nơi ngã ba sông, mang ý nghĩa đặc trưng của tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước”.

Hào khí trường tồn

Lần theo thần tích, ngọc phả và những tư liệu về ngôi đền Tam Giang ở vùng Bạch Hạc, được biết, nơi đây thờ ba vị thần đã có công với giang sơn, đất nước là Đức Thánh Cả (Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương); Đức Thánh Bà (Thánh Mẫu Đức Sinh Quách A Nương); Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật).

Theo sử sách ghi chép tại đền Bạch Hạc, Đức Thánh Cả Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương sinh ngày 10/3 năm Tân Hợi, họ Trần, tên Lan cùng bọc với người anh tên Ngọc. Năm 19 tuổi hai anh em Thần theo học Đạo lão Thiền Sư trên núi Tản Viên Ba Vì, sau khi đắc đạo được Thiền Sư đổi tên là Thạch Khanh và Thổ Lệnh. Xuống núi, ngài đi chữa bệnh cứu dân nghèo và phò Vua Hùng Vương thứ 18 đắp đê, chống bão lụt, thống lĩnh thủy binh đánh giặc giữ nước. Chiến thắng khải hoàn, ngài được phong là Thổ Lệnh Cao Quan Bạch Hạc Đại Vương.

Du khách mọi miền chiêm bái, trải nghiệm đền Bạch Hạc Tam Giang.
Du khách mọi miền chiêm bái, trải nghiệm đền Bạch Hạc Tam Giang.

Sống phò giúp Vua Hùng, khi thác về trời cũng không quên âm phù trợ giúp đất nước đánh giặc, giữ nước. Chuyện kể rằng, vào đời Trần, Hưng Đạo Đại Vương trên đường dấy binh đi đánh giặc Nguyên Mông, nghỉ tại đền Cao Quan Bạch Hạc Đại Vương, nửa đêm mơ thấy một vị tướng quân cưỡi Hạc trắng, mặc mũ áo hoàng bào, tay cầm đại đao nói: “Ta là Tam Giang Bạch Hạc Đại Vương đây, nghe tin nguyên soái đi đánh giặc ta muốn âm phù hộ Quốc”. Sau khi chiến thắng, Vua Trần gia phong Thần là “Bạch Hạc Cao Quan Đại Vương Hộ Quốc Bảo Dân”, hằng năm vào ngày 10/3 quan triều đình về tế lễ tại đền Bạch Hạc.

Trong những năm Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa chống lại quân Đông Hán, ở vùng Bạch Hạc Tam Giang đã có một nữ tướng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng đứng lên dấy binh cùng Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Đó là Quách A Nương, Đức Bà được thờ ở đền Bạch Hạc ngày nay. Theo tư liệu lưu giữ tại đền, Quách A Nương sinh năm 24 tại xóm chài, làng Bạch Hạc. Với lòng căm thù giặc Đông Hán sâu sắc, nàng đã cắt tóc đi tu ở tòa miền cổ (Huyền Tự) bên bờ sông Lô. Trong thời gian đó, nàng đã chiêu tập binh mã, dựng cờ hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sau khi thắng lợi được Trưng Nữ Vương phong “Đức Hạnh Đoan Trang Chinh Thục Công Chúa”. Khi thác về trời, Quách A Nương vẫn linh ứng phù trợ cho đất nước. Năm Mậu Thân (968), khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh qua Bạch Hạc, nghỉ tại Huyền Cổ Tự đã mộng thấy Quách A Nương đến xin âm phù cứu nước. Sau khi dẹp xong các xứ quân, Đinh Tiên Hoàng đã phong Quách A Nương là “Quách A Nương Đức Sinh Thượng Đẳng Phúc Thần”.

: Cung thờ  Đức Thánh Cả Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương tại đền Bạch Hạc.
Cung thờ Đức Thánh Cả Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương tại đền Bạch Hạc.

Tại vị trí ngôi đền Bạch Hạc xưa, Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật đã cùng quân sĩ cắt tóc ăn thề trước Thần Tam Giang nguyện cùng nhau diệt giặc Nguyên Mông báo ơn vua đền nợ nước. Sau khi thắng giặc trở về, Trần Nhật Duật cho xây dựng đền, đúc chuông lớn cung tiến vào đền. Cùng Công chúa Thiên Thụy quản hương dân Bạch Hạc công đức tiền bạc và vật liệu xây dựng Thông Thánh Quán (Đền Tam Giang) và chùa Đại Bi. Vì vậy, khi Trần Nhật Duật mất, Nhân dân Bạch Hạc lập đền thờ. Đồng thời ở phía trước đền, có tượng Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật cao lớn, uy nghi, tỏa rạng hào khí đang cưỡi thuyền rồng hướng ra dòng Lô đang cuộn chảy.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, đền Tam Giang, năm 2010, chùa Đại Bi đã được Bộ VH, TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, và 2019, công nhận Lễ hội Đền Tam Giang là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Gắn với phát triển du lịch

Khu danh thắng vùng ngã ba Bạch Hạ gồm có đền, chùa Tam Giang từ lâu là điểm đến tâm linh nổi tiếng vùng Đất Tổ Phú Thọ nói riêng và khu vực phía Bắc cũng như cả nước. Năm 2023, điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc đã được tỉnh Phú Thọ công nhận là điểm du lịch theo Quyết định số 925/QĐ-UBND ngày 8/5/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ .

Trong tổng thể các tiềm năng, lợi thế của điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc thì quần thể di tích, danh thắng đền, đình, chùa, miếu là những công trình góp phần quan trọng để địa phương phát triển du lịch tâm linh về cội nguồn. Tại Bạch Hạc hiện nay có 6 di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, trong đó có 1 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 5 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó, di tích đền, chùa Bạch Hạc Tam Giang là điểm nhấn quan trọng.

Cung thờ Thánh Mẫu Quách A Nương tại quần thể đền Bạch Hạc.
Cung thờ Thánh Mẫu Quách A Nương tại quần thể đền Bạch Hạc.

Hằng năm, đền Bạch Hạc, chùa Đại Bi và các di tích trong vùng đón hàng ngàn du khách ở mọi miền về chiêm bái, tìm hiểu và nghiên cứu. Ngôi đền thiêng bên bờ sông Lô là không gian thực hành tín ngưỡng thờ Thần hoàng Thổ Lệnh, thờ Thánh Mẫu Quách A Nương và Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật. Đây là quần thể kiến trúc cổ kính, độc đáo và hiện đại gồm các công trình di tích như Đình Tam Giang, đền Tam Giang và Tam quan, đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ Lệnh Cao Quan Bạch Hạc Đại Vương, Bến bơi chải, Tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật; Bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam.

Đến Bạch Hạc vào dịp lễ hội hay các ngày lễ quan trọng, du khách được hòa mình để trải nghiệm những giá trị văn hóa cổ truyền được lưu giữ gắn liền với ngôi đền Bạch Hạc và các di tích trong quần thể như lễ rước kiệu, lễ rước nước thiêng nơi ngã ba sông, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày, lễ hội bơi chải trên sông Lô… với những nét tín ngưỡng độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa cổ truyền vùng Bạch Hạc xưa. Ẩm thực vùng Bạch Hạc nổi tiếng với cá Anh Vũ nơi ngã ba sông, hồng Hạc Trì, bánh chưng, bánh dày… Sản phẩm du lịch tâm linh gắn với phát triển du lịch cộng đồng của Bạch Hạc đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu thụ hưởng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của du khách mọi miền.

Dừng chân chiêm bái di tích, danh thắng đền, chùa Bạch Hạc Tam Giang, mỗi người dân đất Việt lắng sâu những triết lí nhân sinh cao đẹp về những vị anh hùng đã có công lao to lớn đối với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Họ là những người con ưu tú sinh ra và lớn lên nơi hội tụ linh khí của đất trời, nơi những dòng sông hợp tụ, sẵn sàng đứng lên cứu nước, cứu dân độ thế để góp phần làm nên những chiến thắng khải hoàn, nền độc lập trường tồn, hào khí ngàn năm rạng ngời trong những giai đoạn phát triển của đất nước.

Nguyễn Thế Lượng

Tin liên quan

Tin khác

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Đi bên mùa Thu

Đi bên mùa Thu
Đã Thu. Vẫn mùa Thu của muôn xưa với màu xanh bất tuyệt lồng lộng đáy hồ và trong suốt mắt ai.

Thăm núi Tuý Vân, nhớ công chúa Huyền Trân

Thăm núi Tuý Vân, nhớ công chúa Huyền Trân
Núi Túy Vân - nơi dừng chân của lịch sử và huyền thoại, nơi gợi nhớ công chúa Huyền Trân và những nỗ lực mở mang bờ cõi. Giữa không gian yên tĩnh và thơ mộng, núi Túy Vân không chỉ là một thắng cảnh tuyệt đẹp, mà còn là một di sản văn hóa, lưu giữ câu chuyện về sự hi sinh, lòng yêu nước và vẻ đẹp tâm hồn của một công chúa Việt Nam...

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ
Đôi rồng đá bị mất đầu ở Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Kì bí tảng đá in hình đầu người ở Thành nhà Hồ

Kì bí tảng đá in hình đầu người ở Thành nhà Hồ
Trải qua hàng trăm năm, ngôi đền thiêng thờ tảng đá in hình đầu người ở làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa gắn với huyền tích nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng...

K9 - Một địa chỉ thiêng liêng

K9 - Một địa chỉ thiêng liêng
Vào một ngày tháng 5/1957, Bác Hồ đến thăm Sư đoàn 308, diễn tập bên sông Đà. Khi Người đi công tác các nơi, thường không ăn cơm ở đó mà mang theo cơm nắm, thức ăn, Bác cháu dùng bữa dọc đường. Lần này, người dừng chân, nghỉ ăn trưa trên đỉnh đồi.

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam
Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.

Du lịch di tích lịch sử Cà Mau

Du lịch di tích lịch sử Cà Mau
Cà Mau là vùng đất nằm ở cực Nam của Tổ quốc và cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá, có nhiều tài nguyên thiên nhiên để khai thác lợi thế trong phát triển du lịch…

Những nhạc cụ độc đáo của người Cơ Tu

Những nhạc cụ độc đáo của người Cơ Tu
Già làng Đinh Văn Bớt, 76 tuổi, ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là người chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ của người Cơ Tu thuần thục và điêu luyện, cho chúng tôi xem cây đàn Tâm Brêê dài gần 1m, một đầu xuyên qua một vỏ trái bầu khô đã cưa 1/3 miệng, đầu còn lại, có một cái chốt xuyên qua thân đàn để lên dây, dây đàn bằng dây thép nhỏ.

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận
Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh
Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định
Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật “Ký ức quê hương” sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 24/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định. Chương trình do Tập đoàn Vietravel phối hợp Hội đồng hương Bình Định tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Nutifood và Công ty Sáng tạo Mãnh Hổ (Tiger Creative) tổ chức.

Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa quê hương, con người “Hoài Nhơn – Tình Biển, Xứ Dừa, cao nguyên xanh”; giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội trong và ngoài thị xã và thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Xem thêm
Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.
Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.
Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).
Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Đôi rồng đá bị mất đầu ở Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.
Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Bình Định: “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa quê hương, con người “Hoài Nhơn – Tình Biển, Xứ Dừa, cao nguyên xanh”; giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội trong và ngoài thị xã và thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Lala Town Đại Lải – Điểm hẹn hoàn hảo cho cuối tuần

Lala Town Đại Lải – Điểm hẹn hoàn hảo cho cuối tuần

Chặng dừng chân tiếp theo của Lala Town By Flamingo – lễ hội đường phố sôi động, rực rỡ sắc màu – gọi tên Flamingo Đại Lải Resort. Một cuối tuần hứa hẹn thật sự bùng nổ đang chờ đón tất cả du khách ghé chơi.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Sáng 3/8, Hội NCT huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao NCT huyện năm 2024. Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; chào mừng Ngày Quốc tế NCT (1/10) và kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10).
Hoạt động thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô

Hoạt động thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô

Từ ngày 1 đến 3/8, sau Lễ khai mạc là cuộc tranh tài sôi nổi, quyết liệt với những trận đấu kịch tính, hấp dẫn giữa các kì thủ yêu thích bộ môn Cờ tướng tại Giải Cờ tướng trung cao tuổi toàn quốc tranh Cúp Traphaco 2024.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động