Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Để việc từ chức trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ

Từ chức là phạm trù văn hóa chính trị phổ biến, một trong những nét văn hóa cơ bản gắn với trách nhiệm thực thi công vụ của mỗi công chức tại các quốc gia phát triển. Văn hóa từ chức thể hiện lòng tự trọng, trách nhiệm của người đang nắm giữ trọng trách trong bộ máy lãnh đạo đối với sự nghiệp chung.
Để việc từ chức trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ
Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 9/12/2021. (Ảnh minh họa: Hải Nguyên)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới là phải "xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ". Ðảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế, cụ thể hóa quy định về việc từ chức của cán bộ, mới đây nhất là Quy định số 41-QÐ/TW, ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, theo đó "từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận".

Kết quả và những hạn chế

Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương, từ năm 2009 đến năm 2019, cả nước có 2.268 trường hợp từ chức, chủ yếu ở các địa phương.

Trong số này có 696 cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý (tỷ lệ 30,68%, cụ thể gồm 37 cán bộ các cơ quan Trung ương, 48 cán bộ cấp tỉnh, 186 cán bộ cấp huyện và 425 cán bộ cấp xã). Có 755 cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe (tỷ lệ 33,28%, trong đó có 299 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 119 cán bộ cấp tỉnh, 127 cán bộ cấp huyện và 210 cán bộ cấp xã). Có 124 cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cấp dưới có liên quan trách nhiệm của mình (tỷ lệ 5,46%, trong đó có tám cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 46 cán bộ cấp tỉnh, 14 cán bộ cấp huyện, 56 cán bộ cấp xã). Có 693 cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác (tỷ lệ 30,55%, trong đó có 138 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 137 cán bộ cấp tỉnh, 123 cán bộ cấp huyện và 295 cán bộ cấp xã).

Kết quả này thể hiện nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về việc tự nguyện từ chức ngày càng được nâng cao, góp phần làm tốt công tác điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời thay thế cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, lý do thực tế để cán bộ xin từ chức chủ yếu là lý do khách quan. Số cán bộ từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực, sức khỏe hay không còn uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao chưa nhiều. Số lượng cán bộ từ chức rất ít và chủ yếu là cán bộ ở các địa phương.

Mặc dù đã có các quy định liên quan đến việc từ chức của cán bộ, nhưng trong thực tế, việc triển khai còn một số hạn chế, khó khăn. Ðó là, việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ, vẫn có địa phương, đơn vị bị động, lúng túng trước các vấn đề phát sinh. Một số trường hợp cán bộ tự nguyện từ chức nhưng chậm được giải quyết, quy trình thủ tục rườm rà, thiếu cụ thể và chặt chẽ. Tinh thần tự giác kiểm điểm bản thân và tự nguyện "từ chức" của cán bộ vì lợi ích chung chưa có nhiều. Việc kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ còn nể nang dẫn đến việc thiếu căn cứ để đề xuất thực hiện miễn nhiệm hoặc cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu cấp ủy và cơ quan thường có tâm lý né tránh, chưa quyết tâm vận động, thuyết phục cán bộ thôi giữ chức vụ hoặc từ chức vì lợi ích chung, nhất là những trường hợp do năng lực hạn chế hoặc không đủ uy tín để lãnh đạo, quản lý hoặc có sai phạm, khuyết điểm.

Hiện nay, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, cán bộ, đảng viên về việc từ chức còn hạn chế. Không ít cán bộ có quan điểm tiêu cực, tâm lý lo lắng, nặng nề về từ chức hoặc do sức ép từ dư luận, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp dẫn đến không dám từ chức. Một số trường hợp thiếu nhận thức về phần lỗi của mình hoặc cho rằng lỗi đó do tập thể, do cơ chế. Mặt khác, tiêu chí, quy trình, cơ chế đánh giá cán bộ chưa hiệu quả, còn tình trạng đánh giá theo cảm tính, dẫn đến thiếu cơ sở rõ ràng để giải quyết việc từ chức. Việc giải quyết các trường hợp "từ chức" còn có tình trạng nể nang, ngại va chạm, để cán bộ giữ chức vụ đến hết nhiệm kỳ, sau đó không bổ nhiệm lại hoặc không giới thiệu ứng cử; hoặc điều động, bổ nhiệm sang giữ chức vụ khác tương đương hoặc thấp hơn.

Cần những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ

Văn hóa từ chức khi trở thành một vấn đề bình thường trong công tác cán bộ sẽ bảo đảm đội ngũ cán bộ ngày càng có chất lượng, góp phần ổn định và phát triển, đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn và giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra. Cùng với các quy định cụ thể về từ chức, cần triển khai các nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị, tư tưởng; bổ sung, hoàn thiện thể chế; các giải pháp về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác cán bộ.

Tăng cường quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương. Ðẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đề cao danh dự, lòng tự trọng, hình thành ý thức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm, tinh thần, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý để bản thân mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tự nhận thức rằng chức vụ không phải là có quyền lực và quyền lợi, mà cao hơn là chức vụ đi liền với trách nhiệm, tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh, vì sự nghiệp chung. Ðẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức, khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có dũng khí, tự trọng, biết tự nguyện từ chức, định hướng dư luận xã hội có quan điểm, thái độ tích cực đối với những người tự nguyện từ chức, để vấn đề "từ chức" trở thành vấn đề tự nhiên, bình thường.

Cần hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định chặt chẽ, đồng bộ về công tác cán bộ, trong đó có việc từ chức của cán bộ, cụ thể, rõ ràng, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương với địa phương. Xây dựng hệ thống các văn bản quy định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với vị trí lãnh đạo, quản lý làm cơ sở để đánh giá, theo dõi và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

Tuân thủ nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Ðảng, pháp luật Nhà nước; cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, nhất là người đứng đầu, kết hợp vừa pháp lý và đạo lý, kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ, không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm. Ðổi mới công tác đánh giá cán bộ theo định kỳ và trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và có sự so sánh với các chức danh tương đương; gắn việc đánh giá tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ðẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất trong công tác cán bộ. Nêu cao ý thức trách nhiệm tự phê bình và phê bình trong công tác tổ chức cán bộ, khắc phục việc nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc lợi dụng để đả kích, nói xấu hoặc thực hiện ý đồ cá nhân. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, xây dựng và quản lý cán bộ theo hướng công khai, minh bạch và giải trình theo quy định khi có yêu cầu.

TS PHAN THĂNG AN

Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương,

Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật cảnh cáo, cách chức 6 quân nhân Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật cảnh cáo, cách chức 6 quân nhân

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật đối với 6 quân nhân vi phạm thuộc Đảng ...

Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 134/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 quy định chi tiết ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động