Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Theo số liệu thẩm tra tinh giản biên chế đến ngày 15/10/2018 và số liệu kiểm tra tinh giản biên chế đến (Bộ, ngành 5.510 người; địa phương 73.5134 người).

Viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất

Bộ Nội vụ cho biết, nếu tính theo đối tượng áp dụng thì số viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất, chiếm 66,115%; cán bộ, công chức cấp xã chiếm 19,020% và thấp nhất là người làm việc tại khu vực doanh nghiệp: 0,216%; người làm việc tại các hội: 0,23%.

Nếu tính theo lý do tinh giản biên chế thì tinh giản biên chế do đánh giá hàng năm không hoàn thành nhiệm vụ cao nhất, chiếm 52,712%; do chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chiếm 15,684%; dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, đơn vị hành chính là 15,447% và thấp nhất là do sức khỏe không đảm bảo: 3,746%.

Tính theo chính sách được hưởng, đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi cao nhất, chiếm 81,813%; chính sách thôi việc ngay chiếm 18%; chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước chiếm 0,115% và thấp nhất là chính sách thôi việc sau khi đi học nghề, chiếm 0,072%.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, chính sách tinh giản biên chế được ban hành tại các Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP và 143/2020/NĐ-CP, đã tạo cơ sở pháp lý để áp dụng chế độ, chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế nhằm cơ cấu lại, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc; trình tự thủ tục giải quyết tinh giản biên chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế; đồng thời đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc thực hiện tinh giản biên chế.

Chỉ giảm những người “tinh”

Tuy nhiên, nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng, tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, họ lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ - một trong những điều kiện để thực hiện tinh giản biên chế. Thực trạng như vậy vừa gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Bộ Nội vụ cũng nhận định, công tác rà soát, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn là khâu yếu, chưa thực sự chặt chẽ, khách quan; còn nể nang; do đó, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp có năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm hiện đảm nhiệm chưa thực sự hiệu quả.

Phân tích nguyên nhân, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.

Do việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng thực chất nên việc triển khai áp dụng chính sách tinh giản biên chế ở nhiều nơi chưa đúng mục tiêu đưa ra khỏi đội ngũ những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và không đáp ứng được yêu cầu công việc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn xin “được” không hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Việc xác định vị trí việc làm là cơ sở để tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa có quy định, hướng dẫn đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức chậm được đổi mới, chưa khuyến khích họ phát huy hết năng lực, tâm huyết với công việc.

Thời gian qua, có một số quy định của Đảng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành có liên quan đến chính sách tinh giản biên chế, như Kết luận số 08-KL/TW của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó đã thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Thông báo số 20-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật, trong đó có nêu, cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm, nếu xin tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo nguyện vọng.

Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện chủ trương, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã đánh giá công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính còn lúng túng, số lượng người dôi dư cần tiếp tục giải quyết còn nhiều. Một trong những vướng mắc, bất cập nêu trên là do các cơ chế tài chính hiện hành chưa thực sự phù hợp và đủ mạnh để có thể khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc ổn định đời sống, tạo việc làm mới.

Do vậy, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật phục vụ việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-3030, nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật khác có liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính để tạo thuận lợi cho các địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí công tác cán bộ; có chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc ngay.

Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 đã đánh giá việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2019 còn một số hạn chế như chưa thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư và đề nghị giai đoạn 2023-2030 có quy định rõ việc sử dụng và lộ trình sắp xếp số lượng biên chế cán bộ, công chức và số lượng cấp phó của các đơn vị hành chính dôi dư sau sắp xếp.

Từ các quy định nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, việc ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP, 143/2020/NĐ-CP để thể chế hóa các chủ trương của Đảng, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cần thiết, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Hỗ trợ thỏa đáng cán bộ, công chức dôi dư

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định quy định về tinh giản biên chế thay thế các nghị định trên. Đáng chú ý trong dự thảo là Bộ đề xuất bổ sung trường hợp tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Để thực hiện Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và ý kiến của Bộ Chính trị tại Kết luận số 48-KL/TW, cần ban hành chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tự nguyện tinh giản biên chế ngay. Dự thảo Nghị định đề nghị bổ sung quy định, đối với đối tượng dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp.

Có hai phương án được Bộ Nội vụ đưa ra. Phương án 1, cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 1,8 triệu đồng (bằng 1 tháng lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2023). Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Ưu điểm của phương án này là ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng thì mỗi người được thêm một mức trợ cấp bằng nhau. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 5 năm thì tối đa mỗi người được hưởng thêm mức trợ cấp là 108 triệu đồng (60 tháng x 1,8 triệu đồng).

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là mức trợ cấp chưa đủ lớn để khuyến khích đối tượng dôi dư nghỉ trước lộ trình giải quyết dôi dư của cơ quan có thẩm quyền.

Phương án 2, cứ mỗi tháng nghỉ trước thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng. Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Như vậy, ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng, đối tượng này thêm một mức trợ cấp tính theo lương hiện hưởng của mình. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 05 năm và hệ số lương trung bình là 3,66 thì trung bình mỗi người được hưởng trợ cấp khoảng 197,64 triệu đồng (3,66 x 1,8 triệu đồng x 1/2 x 60 tháng). Mức trợ cấp này sẽ khuyến khích được đối tượng tinh giản biên chế nghỉ trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Song, ngân sách sẽ chi trợ cấp cho đối tượng này lớn; đồng thời, mỗi người sẽ có mức trợ cấp khác nhau dẫn đến có sự so sánh giữa các đối tượng.

Qua phân tích các ưu, nhược điểm, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện theo phương án 1 nhằm khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ ngay theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Cả nước giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã Cả nước giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 15, tiến hành giám sát chuyên đề ...

Chân dung tân Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chân dung tân Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội

NMO - Ngày 10/3, tại Kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP. Hà Nội đã xem xét, thông qua nhiều nội dung ...

HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 10/3, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã thống nhất ...

Theo Báo Tin tức
//baotintuc.vn/thoi-su/tinh-gian-bien-che-phai-gan-voi-co-cau-lai-va-nang-cao-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-20230311152647257.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

PV GAS và PVFCCo hợp tác phát triển vì mục tiêu chung của ngành Dầu khí

PV GAS và PVFCCo hợp tác phát triển vì mục tiêu chung của ngành Dầu khí

Ông Phạm Văn Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) do Tổng Giám đốc Phan Công Thành dẫn đầu; hai bên bàn về hợp tác phát triển cũng như công tác đảm bảo nguồn cấp khí những tháng cuối năm 2024, trong năm 2025 và những năm tiếp theo cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Các địa phương tích cực triển khai hội nghị, tôn vinh nhiều tấm gương xuất sắc

Các địa phương tích cực triển khai hội nghị, tôn vinh nhiều tấm gương xuất sắc

Thực hiện Kế hoạch số 170 ngày 17/5/2024 (Kế hoạch 170) của Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị “Biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở” giai đoạn 2019-2024 (Hội nghị), Hội NCT các cấp đang tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp tổ chức hội nghị các cấp. Đến nay, đã có các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai tổ chức xong Hội nghị cấp tỉnh, tôn vinh nhiều cá nhân xuất sắc. Trong đó, tỉnh Đồng Nai tổ chức xong ở cả 3 cấp; cấp xã khen thưởng, tôn vinh 633 cá nhân xuất sắc, cấp huyện tôn vinh 207 cá nhân, cấp tỉnh khen thưởng 100 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu…
Gặp mặt Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh

Gặp mặt Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh

Hội Cựu chiến binh (CCB) Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên tại TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức gặp mặt, báo cáo kết quả hoạt động và định hướng nội dung hoạt động những năm tiếp theo.
Khen thưởng, tôn vinh 28 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu

Khen thưởng, tôn vinh 28 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu

Hội NCT huyện Văn Quan vừa tổ chức Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen 8 cá nhân, Hội NCT huyện tặng Giấy khen 20 cá nhân xuất sắc tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong 5 năm qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương người cao tuổi mẫu mực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương người cao tuổi mẫu mực

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế vừa tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Song trong mỗi người dân Việt Nam vẫn hiển hiện một nhân cách lớn, một tấm lòng, một trái tim nhân văn cao cả của người cộng sản mẫu mực, kiên trung, trọn cuộc đời vì nước vì dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là hiện thân của tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, nêu tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng, luôn gương mẫu thực hiện và nhắc nhở cán bộ, đảng viên thấm nhuần, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sống giản dị, khiêm nhường, gần gũi, hòa đồng với Nhân dân.

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người cao tuổi

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người cao tuổi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra đi, nhưng hình ảnh của nhà lãnh đạo cao cấp bình dị, thân thương, gần gũi còn lưu mãi trong trái tim, tình cảm của đồng bào, chiến sĩ, người cao tuổi cả nước. Những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương sáng để mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân, người cao tuổi không ngừng nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu vươn lên, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người mang lại sức sống mới cho công tác kiểm tra xây dựng Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:  Người mang lại sức sống mới cho công tác kiểm tra xây dựng Đảng
Tôi may mắn được quen biết Anh khi Anh là Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội cho đến khi Anh là Tổng Bí thư. Tháng 1/2011, tôi là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) Đảng khóa IX, Phó Chủ nhiệm UBKT Khóa X và Khóa XI. Trong bối cảnh đất nước ta bên cạnh những thuận lợi, thời cơ phát triển, có cả những nguy cơ thách thức.

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta
Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với dấu ấn ngoại giao cây tre Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với dấu ấn ngoại giao cây tre Việt Nam
Khái niệm, hay trường phái “Ngoại giao cây tre Việt Nam" được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên lần đầu tiên trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc (14/12/2021). Đây là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Nhiều mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường

Nhiều mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường
Sáng 18/7, tại tỉnh Bắc Ninh, Trung ương Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III. Tham dự có Hội nghị có trên 200 cán bộ Hội NCT các tỉnh, TP: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh; Chủ tịch Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố và Hội NCT cơ sở của tỉnh Bắc Ninh.

Triển khai hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội

Triển khai hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội
Hội NCT tỉnh Hà Nam có gần 137.200 hội viên, sinh hoạt tại 109 Hội cơ sở và 686 chi hội. Từ đầu nhiệm kì đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể; sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội NCT Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác Hội NCT tỉnh Hà Nam đã đạt những kết quả đáng phấn khởi, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc
Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội chốt quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội chốt quy định cấm lái xe có nồng độ cồn
Sáng 27/6, với 388/450 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 79,84% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”

Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”
Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về NCT là sự kính trọng, tôn vinh và đặt niềm tin sâu sắc đối với NCT. Người nói: “NCT là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. “Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang… Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao”...

Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả

Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả
Chiều 26/6, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên về việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 (Kết luận 58) của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội NCT Việt Nam; công tác Hội và phong trào NCT năm 2023 và 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững

Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững
Ngày 20/6, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo khoa học góp ý vào Luật Việc làm (bổ sung, sửa đổi). TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm chủ trì Hội thảo. Tham dự có các nhà khoa học, nhà quản lí; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, Viện Nghiên cứu NCT thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH...

Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Sửa đổi Luật Công đoàn đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và pháp luật

Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Sửa đổi Luật Công đoàn đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và pháp luật
Tiếp tục chương trình Kì họp thứ 7, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ
Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hậu đạt được trong những năm qua có sự đóng to lớn của thế hệ trẻ - họ đã cống hiến sức trẻ của mình cho những đổi thay của quê hương. Tuy nhiên, trước sự tác động không tốt của nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận thanh niên đang dần phai nhạt niềm tin, lý tưởng cách mạng, sống một cách thực dụng và xa rời đi những nét truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của dân tộc ta. Chính vì vậy, Hải Hậu đã đề ra những giải pháp cơ bản để chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với 3 đồng chí Phó Thủ tướng và 2 đồng chí Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng, giao nhiệm vụ cho các đồn
Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Đúng 8h sáng thứ hai, ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, họp Kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức đêm nhạc thiện nguyện “Cùng em đến trường” ủng hộ học sinh nghèo vùng sâu vùng xa tỉnh Sơn La

Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức đêm nhạc thiện nguyện “Cùng em đến trường” ủng hộ học sinh nghèo vùng sâu vùng xa tỉnh Sơn La

Tối 28/8 tới đây, tại Phòng trà SKYLINE ENTERTAINMENT (36A bán đảo Hoàng Cầu, Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc thiện nguyện 'Cùng em đến trường' do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp cùng các đối tác tổ chức nhằm gây quỹ để hỗ trợ các em học sinh xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Phiên bản di động