Phiên tòa phúc thẩm cần xem xét, xét xử khách quan toàn diện (Tiếp theo kì trước)
Pháp luật - Bạn đọc 20/04/2021 09:28
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đường (Ba Đường), nguyên Chủ tịch UBND xã, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Bình Thạnh hiện nghỉ hưu tại ấp Thạnh Lại (gần với diện tích đất tranh chấp) cho biết, sau giải phóng miền Nam, năm 1976, vợ chồng ông Trương Gia Toàn và bà Nguyễn Thị Ất, ở phường 7, thị xã Bến Tre trở về quê cũ sinh sống. Bà Ất là con gái cụ Nguyễn Văn Dân và cụ Hồ Thị Đối. Hai cụ có cho các con đất canh tác, trong đó vợ chồng ông Toàn, bà Ất được 12.400m2 đất ruộng để canh tác. Vào thời điểm 1982-1983, vợ chồng ông Toàn, bà Ất lên liếp trồng 5.400m2 dừa. Khi Tập đoàn sản xuất nông nghiệp thành lập thì đất trồng cây lâu năm không đưa vào Tập đoàn, mà ông Toàn, bà Ất chỉ đưa 7.000m2 đất ruộng vào. Theo nguyên tắc, khi Tập đoàn sản xuất tan rã, ruộng được trả về chủ cũ. Tôi cũng không hiểu lí do vì sao mà gia đình ông Toàn bị mất trắng 7.000m2 đất ruộng đưa vào Tập đoàn? Số diện tích 5.400m2 còn lại gia đình ông Toàn, bà Ất sử dụng ổn định suốt từ năm 1976 đến nay. Bỗng dưng xảy ra chuyện tranh chấp quá vô lí. Còn phần diện tích đất hai bên hoán đổi rõ ràng, minh bạch, có sự chứng kiến, xác nhận và lập biên bản ghi nhận của UBND xã Bình Thạnh. Còn tờ “Sơ đồ chia đất cho các con” theo tôi là không đúng quy định của pháp luật. Vì tại thời điểm lập sơ đồ, chủ đất là cụ Dân 90 tuổi đã bị lẫn và cụ Đối đã 85 tuổi cũng vậy.
Túp lều gia đình ông Trương Quốc Huân sinh sống từ 1977 đến nay. |
Theo nhiều cán bộ ở địa phương và những người lớn tuổi ở địa phương, cùng tất cả chứng cứ, tài liệu có giá trị pháp lí của gia đình ông Toàn còn lưu lại cho thấy, năm 1976, gia đình ông Toàn làm nhà cây lợp lá ở trên khu đất đang tranh chấp. Đến ngày 8/5/1982, Công an huyện Thạnh Phú cấp sổ hộ khẩu cho gia đình ông Toàn, bà Ất sinh sống từ đó đến nay tại số nhà 119/3. Một điều không thể chối cãi là trong nội dung bức thư ông Nguyễn Hữu Phước (em trai út) gửi cho ông Trương Gia Toàn (anh rể) và bà Nguyễn Thị Ất (chị gái thứ 6) vào ngày 2/4/1991, ông Phước viết: “Nhưng hôm nay, chủ trương Nhà nước trả đất về tay Nhân dân ở đâu về đó, do vậy tôi có lời đề nghị anh chị thế này. Toàn bộ số đất anh chị đã lên vườn rồi, khoảng 12 công (12.000m2) thì anh chị cứ bồi đắp để hưởng. Còn vuông rọc cái thì anh chị trả lại cho tôi...”.
Khi hỏi về 7.000m2 đất ruộng của Tập đoàn sản xuất khi tan rã, Tập đoàn trả về chủ cũ cho ông Toàn, bà Ất, bây giờ ai quản lí? Ông Toàn, bà Ất đã qua đời, ông Trương Quốc Huân là người được cha mẹ ủy quyền cho biết: “Số diện tích đất này ông Nguyễn Hữu Phước cũng chiếm đoạt hết toàn bộ. Gia đình tôi với hàng chục nhân khẩu của 3 thế hệ, nhưng chỉ còn lại 5.400m2 đất trồng dừa và đất thổ mộ. Hiện tại, ông Phước chiếm dụng và quản lí trong khuôn viên nhà của ông ta lên tới 20.000m2 (2 ha). Nếu xét xử như kiểu TAND huyện Thạnh Phú tuyên sơ thẩm lần 2, thì gia đình tôi không thể thoát được cái nghèo đói mà còn tan cửa nát nhà. Nếu tuân thủ Bản án sơ thẩm số 04/2021/DS-ST ngày 19/1/2021 của TAND huyện Thạnh Phú thì căn nhà của gia đình tôi sinh sống từ năm 1977 đến nay cùng với số mồ mả của cha, mẹ và người thân đang mai táng tại đây sẽ bị chia cắt dọc ra làm hai”.
Suốt nhiều năm nay vợ ông Huân phải lên TP Hồ Chí Minh làm thuê kiếm tiền nuôi đàn con. Ông Huân sống trong cảnh ngày đi làm mướn ở quê, ai mướn gì làm nấy, tối về sinh hoạt trong túp lều tranh gió lộng bốn bề, mưa tạt quanh năm của cha mẹ ông làm từ năm 1977 để lại.
Ông Huân cho biết, ông Phước có người con rể đang làm Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú 2 nhiệm kì liên tiếp. Nhiều lần ông Phước thách ông Huân: “Mày có chạy khỏi thằng con rể tao không. Đối với tao một cọng tóc có thể chẻ làm tư, làm tám được?”.
Với những chứng cứ, tài liệu và những sai phạm của Hội đồng xét xử TAND huyện Thạnh Phú nêu trên và những sai sót của 2 bản án trước đó đã được TAND Tối cao và TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh chỉ ra và đã có bản án tuyên huỷ 2 bản án sơ phúc thẩm của TAND 2 cấp ở Bến Tre. Để bảo vệ kỉ cương phép nước, game bài đổi thưởng tiền that đề nghị Toà phúc TAND tỉnh Bến Tre sớm đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, xem xét lại đúng bản chất của vụ việc, bảo vệ kỉ cương pháp luật, bảo vệ sự công bằng xã hội.
Phiên tòa phúc thẩm cần xem xét, xét xử khách quan toàn diện (Tiếp theo kì trước) |
Phiên tòa phúc thẩm cần xem xét, xét xử khách quan toàn diện |