Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Pháp luật - Bạn đọc 24/09/2024 10:30
Tháng 5/2024, gia đình bà Bến mới biết các bà Tô Thị Phần, Tô Thị Pho và Tô Thị Cư đã tự đi khai nhận di sản thừa kế 338m2, thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc mà không thông báo cho các đồng thừa kế khác. Ngày 12/4/2024, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã sang tên và cấp Giấy chứng nhận số: DO239080 cho bà Tô Thị Cư. Nay bà Cư lại định chuyển nhượng sang tên cho người khác, gia đình bà Bến đã làm đơn ngăn chặn gửi Văn phòng Đăng kí đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng kí đất đai - Chi nhánh huyện Yên Lạc nhằm ngăn chặn hành vi thực hiện quyền sử dụng đất trái pháp luật và dừng ngay mọi giao dịch liên quan đến thửa đất. Đồng thời bà Bến cũng gửi kèm theo chứng minh về hàng thừa kế để hai cơ quan xác minh làm rõ các vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng kí đất đai - Chi nhánh huyện Yên Lạc ban hành Công văn số 708/VPĐKĐĐ-ĐKCGCN trả lời: “Không cung cấp được văn bản ngăn chặn khẩn cấp tạm thời của Tòa án. Văn phòng Đăng kí đất đai sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính tách thửa đất của bà Tô Thị Cư”.
Thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn có diện tích 338m2 đang tranh chấp. |
Theo quy định pháp luật: Nếu QSDĐ có tranh chấp thì không được phép chuyển nhượng và nếu phát hiện có vi phạm trong việc sang tên cấp GCNQSDĐ sai pháp luật thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh sự việc để xử lí và nếu có dấu hiệu vi phạm thì thu hồi GCNQSDĐ. Điểm d, Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:… Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất,… không đủ điều kiện được cấp”.
Trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , Văn phòng Đăng kí đất đai tỉnh Vĩnh Phúc; Văn phòng Đăng kí đất đai - Chi nhánh huyện Yên Lạc; UBND xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, cho biết: Tất cả các cơ quan này đều căn cứ vào “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” do Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc công chứng ngày 4/3/2024 (số công chứng 774, quyển số 03/20241P/CC SCC/HĐGD) và bảo đảm theo quy định pháp luật đất đai về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, thành phần hồ sơ tiếp nhận và trình tự, thủ tục thực hiện.
Theo bà Bến, nếu dựa vào văn bản “Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của bà Lê Thị Dốn” được Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc niêm yết tại UBND xã Đồng Văn là không phù hợp, nội dung không đúng với thực tế - Cụ Tô Văn Tích có 2 vợ, vợ cả là cụ Lịnh sinh được 3 người con: ông Tô Văn Lúa (tức Phạm Gia Cốc), bà Tô Thị Pho và bà Tô Thị Phe. Trước khi về ở với cụ Tô Văn Tích, cụ Lê Thị Dốn đã có chồng và 2 con riêng. Khoảng năm 1950, sau khi li hôn ông Nguyễn Văn Trụ, cụ Dốn lấy cụ Tích tiếp tục sinh được 2 người con là bà Tô Thị Phần và bà Tô Thị Cư. Còn vợ chồng ông Kim Đình Diến, bà Nguyễn Thị Bến và các con là hàng thừa kế thế vị của cụ Tô Thị Phe gồm: Kim Đình Cảnh, Kim Đình Chung, Kim Thị Thủy, Kim Thị Hướng; ông Tô Văn Lúa (tức Phạm Gia Cốc đã chết) có hàng thừa kế là bà Trần Thị Đại cùng ông Phạm Gia Thụ (đã chết) và ông Thụ có hàng thừa kế thế vị gồm: Phạm Công Thanh, Phạm Đại Hải, Phạm Bá Hiến, Phạm Quốc Việt, Phạm Thị Liên; các con riêng của cụ Lê Thị Dốn là ông Nguyễn Văn Trị; bà Nguyễn Thị Lịu (đã chết) bà Lịu vẫn còn các con: Kim Đình Hổ, Kim Đình Hùng, Kim Đình Hào, Kim Thị Hướng, Kim Thị Hường… Nhưng tại sao văn bản của Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc lại khẳng định: “Khi còn sống, cụ Dốn có 1 người chồng duy nhất là cụ Tô Văn Tích đã chết ngày 25/5/1971; cụ Dốn có 3 người con đẻ là: Bà Tô Thị Pho, bà Tô Thị Phần và bà Tô Thị Cư. Ngoài những người có tên nói trên, cụ Dốn không còn bố nuôi, mẹ nuôi, bố dượng, mẹ kế, người chồng, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng nào khác nữa”(?!) Chúng tôi còn được biết một chuyện “lạ” nữa là Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc, công chứng: Cụ Lê Thị Dốn, sinh năm 1920, có con đẻ là bà Tô Thị Pho, sinh năm 1930… như vậy, 10 tuổi, cụ Dốn đã đẻ bà Pho (!?).
Gia đình bà Nguyễn Thị Bến và các đồng thừa kế đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là việc làm thiếu trách nhiệm của Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc hay hành vi gian dối khai nhận di sản thừa kế, không thông báo cho người có quyền lợi liên quan đối với gia đình cụ Tô Thị Phe, cụ Tô Văn Lúa và các con riêng của cụ Lê Thị Dốn với chồng trước để chiếm đoạt các kỉ phần thừa kế của các hàng thừa kế khác? Lí do gì Văn phòng Công chứng Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng kí đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng kí đất đai -Chi nhánh huyện Yên Lạc đã không kiểm tra, xác minh việc khai nhận di sản thừa kế để sang tên Quyền sử dụng đất cho bà Tô Thị Cư khi người ngăn chặn đã cung cấp chứng cứ; đã gửi rất nhiều đơn đến các cơ quan chức năng và đang khởi kiện vụ án về “Tranh chấp thừa kế” ra tòa án? Tại sao các cơ quan có thẩm quyền đã biết đất đang có tranh chấp và đang có vi phạm pháp luật về khai nhận di sản thừa kế… nhưng không xác minh hàng thừa kế khi có dấu hiệu sai luật mà vẫn công chứng, vẫn làm thủ tục sang tên, cấp GCNQSDĐ cho bà Cư?
Bà Nguyễn Thị Bến và các đồng thừa kế mong muốn UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để sớm ngăn chặn và dừng ngay việc tách thửa sang tên, chuyển nhượng QSDĐ 338m2 thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, làm rõ động cơ, mục đích của tổ chức, cá nhân (nếu có) có dấu hiệu tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.