Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Độc đáo lối hát chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Giọng hát lúc thăng, lúc trầm, lúc dồn dập theo từng cử động của mỗi vị thánh khi nhập giá đồng. Lời văn có pha chút dân ca Đồng bằng Bắc Bộ, có âm hưởng của thính phòng dân gian, đệm thêm ca trù, chèo, có giọng của cải lương hay điệu hò Huế... và đặc biệt, cung văn vừa biểu diễn, vừa sáng tác, vừa nhìn thanh đồng để “đảo văn”, “nới văn” hay “biến điệu” cho khớp với hành động của vị thánh khi nhập giá đồng...

Vừa biểu diễn, vừa sáng tác

Theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, thì người nhạc sĩ - nghệ sĩ biểu diễn của tín ngưỡng Tam phủ/Tứ phủ trước hết và có tính tiên quyết là phải có giọng hát hay. Không có giọng hát hay không thể trở thành cung văn đích thực. Bởi giọng hát hay của cung văn là chìa khóa mở cánh cửa cảm xúc, nối sợi dây rung cảm giữa người trình diễn (dâng văn) đến với người ngồi đồng.

Do vậy, để trở thành một cung văn có văn - nhạc song toàn, các nhạc sinh cung văn mới nhập môn phải nhận được sự dạy dỗ rất nghiêm chỉnh của các bậc thầy đi trước. Họ phải theo thầy học nhiều năm (học tại gia, học tại đền, học ngay khi hầu thánh), học để không chỉ thuộc lời văn, mà còn để biết vận dụng văn đúng lúc, đúng giá đồng khi thánh giáng; học để chơi thành thạo đàn nguyệt, đàn nhị, sáo, học thành thạo bộ gõ (trống, phách, mõ, chuông, bập beng, kẻng) và đặc biệt phải biết hát, biết “nới văn” để khích lệ ông/bà đồng khi đang nhập thánh.

Hơn nữa, giọng hát hay là lực đẩy mạnh mẽ, nhanh chóng đưa người ngồi đồng vào trạng thái nhập đồng. Chuyện kể của con nhang Bùi Văn Tương (Ninh Bình) về cung văn Viễn được thanh đồng Tuệ hầu giá ông Hoàng Bảy (Bảo Hà, Lào Cai) thưởng đến 5 triệu tiền lộc. Chính là nhờ sự thăng hoa của cung văn khi dùng lời ca, tiếng nhạc làm cho thanh đồng thêm say đắm, hay nói như dân trong nghề thì, cung văn “nịnh đồng” rất hay.

Độc đáo lối hát chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Tuy nhiên, theo luận giải của nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nếu chỉ có giọng hát hay, còn nhạc cụ đệm phải nhờ vào người khác cũng không đủ tiêu chuẩn của một cung văn thực thụ. Do đó, muốn trở thành cung văn, người nghệ nhân phải hội tụ đủ hai yếu tố cung và văn. Văn là nội dung tư tưởng dâng trình thánh, cung là biểu diễn các nội dung đó bằng âm nhạc. Khi thánh về nhập đồng, thánh hành động, cung văn lại bị cuốn hút ngược lại vào quá trình hành động của thánh đang diễn ra trên thân xác của thanh đồng. Sự kích hoạt này làm cho cách hát của cung văn thay đổi nhịp độ, nồng độ (tempo) liên tục theo hành vi của vị thánh khi đã giáng nhập vào thanh đồng. Sự thay đổi tempo là nguyên nhân khiến cho cung văn phải tự đàn hát mới thực sự thỏa mãn sự hứng khởi cực thịnh của mình. Vì không tay đàn nào có thể theo kịp một cách hoàn hảo sự thay đổi tempo của cung văn khi dâng văn.

“Mặt khác, khi đàn hát cho thanh đồng, cung văn còn phải “đảo văn”, “nới văn”, “biến điệu”, thậm chí là thêm các thổ ngữ, thêm từ, thêm câu một cách ngẫu hứng để tạo thêm sự phong phú cho lời văn và gây thêm sự hưng phấn cho thanh đồng. Sự sáng tạo ngẫu hứng trong lúc hầu thánh đó, buộc cung văn phải vừa làm nhạc công, vừa làm ca sĩ mới có thể đáp ứng kịp nhu cầu sáng tạo ngẫu hứng tức thì của mình khi hát”, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan nhấn mạnh.

Đạt tầm cao về tính thẩm mĩ, nghệ thuật

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Bùi Trọng Hiền, trước hết, cần phải thấy rằng, nghệ thuật âm nhạc trong hát văn với hệ thống kĩ thuật biểu hiện phức tạp đã đạt tới tầm cao của một thể loại chuyên nghiệp trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.

Ở đây, dường như chúng ta có thể cảm nhận được rằng, không có một thể loại âm nhạc tôn giáo tín ngưỡng nào ở Việt Nam đạt được tầm cao về tính thẩm mĩ nghệ thuật như hát văn. Trong đó, chúng ta tìm thấy sự phát triển tột bậc cả về làn điệu âm nhạc cũng như hệ thống kĩ thuật biểu cảm của nhạc thanh.

Trong nghệ thuật hát văn không thể không nói đến hệ thống làn điệu phong phú, tinh tế, biểu cảm nhiều sắc thái tình cảm của con người thông qua bóng dáng của chư vị thánh thần. Trong đó, hình thành nhiều làn điệu mang tính chuyên dùng khá cao thể hiện những vai vế, tính cách và giới tính riêng biệt. Với sự đề cao những mô hình tiết tấu có tính chu kì, âm nhạc hát văn tựa như những vũ điệu của thánh thần, dìu dặt và mê hoặc lòng người. Cả cung văn và các con nhang đệ tử như tỉnh, như say trong sự hòa quyện đồng điệu. Giai điệu tiếng đàn, giọng hát chầu văn có sức quyến rũ đặc biệt. Dập dìu trên nền nhịp phách lúc ẩn lúc hiện, nhiều làn điệu mang đậm tính trữ tình, như dáng vẻ của những gì ngọt ngào, mềm mại, thân thương của nữ tính - của Mẹ - Thánh Mẫu trong hệ thống thần điện Tam phủ/ Tứ phủ của người Việt.

Độc đáo lối hát chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Ý đẹp, lời hay

Âm nhạc của diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành từ lâu, mang bản sắc riêng và có thể quy định chặt chẽ về làn điệu, cũng như cách thức trình diễn.

Thể loại âm nhạc này quy tụ khá nhiều các hình thức dân ca nên nó gần gũi với dân ca ở tiết tấu, giai điệu, lời ca. Cấu trúc của loại hình âm nhạc này vừa cân đối, vừa hoàn chỉnh trong câu văn, làn điệu nhưng mặt khác vẫn là một cấu trúc mở. Nghĩa là giai điệu của nó được lặp đi lặp lại để chứa đựng nội dung ca từ, âm nhạc và kết hợp với múa thành nghệ thuật diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Nhìn nhận diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu từ nhiều góc độ, dù có thể bị bao bọc bởi lớp tín ngưỡng, nhưng nó vẫn được coi là một di sản văn hoá vùng miền. Nó vẫn tồn tại trong các hoạt động văn hoá truyền thống, như một cái riêng là một bộ phận không thể thiếu, trong các lễ hội cũng như các hoạt động tín ngưỡng của người dân.

Về nội dung, các giá văn cổ truyền bao giờ cũng mở đầu là một vài câu thỉnh. Thỉnh là mời, là triệu tập vị thánh nào đó về trần để chứng kiến lòng thành và giải quyết cho công việc của tín chủ cùng các con nhang đệ tử. Đó là thông điệp ban đầu giữa con người và thần thánh trong quan niệm tín ngưỡng. Sau tín hiệu nhập cuộc, hầu hết các bài văn cổ truyền đều kể về sự tích, lai lịch các vị thánh có công với đất nước trong lịch sử dân tộc mà tên tuổi, sự nghiệp của họ đã khắc thành những dấu ấn đậm trong tâm tưởng của người dân. Dấu ấn ấy qua tín ngưỡng dân gian dần dần thành những ca từ đầy màu sắc huyền bí. Trừ bốn Mẫu: Thượng thiên, Thượng ngàn, Mẫu địa, Mẫu thoải là biểu trưng xa xưa của dân tộc. Còn lại, từ các quan lớn, quan hoàng, đến các vị thánh nữ trong chầu văn đều có tên tuổi và gắn liền với một thời kì lịch sử, một triều đại phong kiến nào đó. Chầu văn kể về họ ở hai cõi: Cõi trần thế khi còn sống và cõi siêu phàm khi đã thoát tục, như: Văn chầu Đức Thánh Trần, thuật lại lai lịch của vị anh hùng dân tộc theo đúng nội dung của truyền thuyết dân gian và là người nhà trời giáng thế phù dân nước Nam đánh đuổi quân Mông ra khỏi bờ cõi.

Ngoài ra qua nghiên cứu ta thấy, các bài chầu văn xưa còn có nội dung khắc họa một số chân dung nhân vật một cách trực quan về công việc được nhân gian truyền tụng như: Cô Đôi Cam Đường, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Cô bé Suối Ngang dạy dân đàn, hát, dạy voi kéo gỗ…

Nhìn chung trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nội dung ca từ của các nhân vật nữ được mô tả nhiều hơn và hay hơn các nhân vật nam. Nội dung ca từ ở phạm vi này thường tuân thủ theo tiêu chuẩn hoàn thiện của phụ nữ là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Đây cũng là điểm nhấn trong nội dung ca từ của các cung văn khi ca ngợi người mẹ, làm xóa nhòa khoảng cách về giới trong xã hội xưa.

TS. Trần Hải Minh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Nam Định nhận xét: “Như chúng ta biết, thể thơ lục bát được phổ biến ở Việt Nam ở thời Hậu Lê giàu nhạc điệu, trữ tình, có sắc thái mượt mà, êm dịu, nhưng cũng rất sôi động, bay bổng. Thơ song thất lục bát khỏe khoắn, trang nghiêm, nhưng cũng rất trữ tình, mềm mại. Hai thể thơ lục bát và song thất lục bát đã được Nhân dân vận dụng thành hình thức ca từ của chầu văn. Có thể nói, không có hình thức ca từ bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát thì khó thành diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu”.

Nếu như các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nói chung thường lấy hệ thống giáo lí, kinh kệ làm phương tiện chủ đạo xoa dịu nỗi đau của loài người, thì tín ngưỡng thờ Mẫu lại sử dụng nghệ thuật âm nhạc làm công cụ đắc lực của mình. Có lẽ vậy, từ bao đời nay, hát chầu văn luôn được biết đến như một thể loại âm nhạc nghi lễ tín ngưỡng đặc sắc. Là hồn cốt của nghi thức hầu đồng và là món ăn tinh thần của người Việt.

“Món ăn” tinh thần của người Việt

Theo những “con nhang” lớn tuổi kể lại, trường hợp rủ nhau từng nhóm 7 - 8 người đi xem hầu đồng, hay các cô gái trẻ bỏ nhà đi theo anh cung văn là hiện tượng không hiếm.

Về chuyện này hãy nghe nhà văn Nguyễn Dậu (1970, Tiếng hát, giọng hát chầu văn, đăng trên Tạp chí Văn hóa, số Tết), ông kể lại: “… lúc còn thơ dại, sống trong một xóm thợ khốn đốn bên cạnh nhà máy xi măng Hải Phòng, tối nào tôi cũng lội qua đầm Thượng Lý, chui qua hàng rào xương rồng, tả xung hữu đột với đàn chó dữ, rồi mon men đến trước cửa đình của mụ đồng Cao, mụ kí Cách, mụ cai Điền mà mê mẩn nghe hát suốt đêm. Tôi nghe. Tôi ngắm. Tôi thèm thuồng và ước ao sao cho mình sau này trở thành một bác cung văn có đôi môi lem lẻm nhường kia. Người lớn trong xóm thợ thường nói rằng, dân cung văn nó quyến gái đi như gió quyến lá. Điều đó hình như cũng có. Một bà dì, em mẹ tôi cũng vì say đắm cái điệu tích tịch tình tang ứ ư … kia mà bỏ làng Cam Lộ đi biệt tích. Kế đó thì thiên hạ có đồn rằng, đâu như thấy dì tôi cùng với một bác cung văn sứt răng cửa đàn hát tại vùng đền Sòng Phố Cát… Ông bà tôi buồn bực. Còn tôi, lạy thánh mớ bái, chứ cái hồi bé dại ấy, tôi lại mừng cho dì tôi”.

Có lẽ, nhờ nhà văn Nguyễn Dậu, tôi mới lí giải được những băn khoăn từ khi dự lễ hầu đồng tại đền Cô Bơ (Thanh Hóa), đền Cô Ba Nhà Gác (Hòa Bình), chùa Bàn Long (Ninh Bình), đền Bảo Lộc (Nam Định),… hay ở một nơi nào đó. Là thường có một cô gái trẻ xinh đẹp hay ngồi trò chuyện thân mật cùng một số bác cung văn. Lúc đầu cứ tưởng đó là người phụ giúp, nhưng khi được nghe cung văn hát, rồi nghe nhà văn Nguyễn Dậu mô tả và được nghe các cụ cao tuổi trong làng kể lại, tôi mới hiểu được cái hay, cái đắm đuối của hát văn như thế nào. Và có lẽ cô gái mà tôi nhìn thấy trong những lần hầu đồng kia cũng bị quyến đi như vậy?

Chia sẻ với Thời Đại, ông Trần Văn Hoàng (Bảo Lộc, Nam Định) cho biết, xem hầu đồng, đặc biệt là âm nhạc, nó làm cho tôi cảm thấy khoan khoái tinh thần, quên đi những mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi có nhóm khoảng chục người, hễ ai biết chỗ nào có lễ hầu đồng, sắp xếp công việc, thời gian là rủ nhau đến xem. Không chỉ xem biểu diễn ở đền, phủ, các bài hát chầu văn là thể loại âm nhạc chính tôi thường nghe ở nhà.

Có thể nói, hiện tượng đó là một minh chứng hùng hồn cho sức quyến rũ của hát văn. Ở đây, chúng tôi cho rằng, sức quyến rũ của âm nhạc chính là một lực hấp dẫn quan trọng thu hút công chúng đến với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ/ Tứ phủ.

Ở góc độ khác, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Văn Thư chia sẻ rằng: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt khẳng định những giá trị nổi bật của di sản, góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với đời sống xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và nhân loại. Đồng thời, cũng nhắc nhở chúng ta nâng cao nhận thức và tầm nhìn về giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đối với xã hội. Ở lĩnh vực tâm linh, văn hóa, nghệ thuật, vấn đề ứng xử và tôn vinh người Mẹ, những người có công với dân với nước. Biểu tượng của tình yêu bao la, sự bao dung, che chở của người Mẹ, từng lời ca, tiếng nhạc có ý nghĩa thiết thực trong sự kết nối giữa những cá nhân, nhóm người, cộng đồng người Việt ở trong nước, hải ngoại và các dân tộc khác trên thế giới.

Cùng quan điểm này, tiến sĩ Trần Hải Minh nhận định: Nhìn từ góc độ văn hoá, thông qua nội dung các bài chầu văn đã làm thức dậy trong ta lòng biết ơn, tưởng nhớ tới những người có công với đất nước. Từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc nối tiếp, gìn giữ truyền thống của ông cha ta để lại. Đồng thời giáo dục thế hệ trẻ kế thừa và phát huy, với đạo lí uống nước nhớ nguồn.

Mặt khác, nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá đang diễn ra một cách sống động trong đời sống hằng ngày của Nhân dân ta. Nó đáp ứng nhu cầu không chỉ đời sống tâm linh mà còn cả đời sống nghệ thuật. Thực ra, linh cảm và mĩ cảm không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết, cái nọ làm tiền đề cho sự nảy nở và tồn tại của cái kia. Đến với tín ngưỡng Mẫu, thông qua các ông đồng, bà đồng, giao tiếp với Thánh Mẫu để thoả mãn cầu may, ước vọng của mình, là đức tin vào sự thiêng liêng, phù hộ độ trì của Thánh Mẫu đối với con người.

Tín ngưỡng thờ Mẫu khác biệt cơ bản với các tôn giáo tín ngưỡng khác là không hướng về đời sống bên kia sau cái chết mà là đời sống thực tại với ước vọng sức khoẻ, tài lộc và may mắn. Đó là ước vọng mang tính huyền bí và hấp dẫn với tất cả mọi người ở mọi thời đại. Song hành với đó là diễn xướng hầu đồng, mà thể loại âm nhạc thiêng (hát chầu văn) cũng tồn tại và ngấm sâu vào tâm trí người Việt.

Nhất Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Cha, mẹ và tâm hồn thơ Hồ Minh Thông

Cha, mẹ và tâm hồn thơ Hồ Minh Thông

“Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình”, triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lí luận chính trị La Mã cổ đại (trước Công nguyên), Marcus Tullius Cicero đã nói như vậy. Chắc chắn rằng, đó là câu nói “xuyên mọi thời đại”.
Hãy yêu lấy vầng trăng…

Hãy yêu lấy vầng trăng…

Là một trong những nhà thơ lớn, Chế Lan Viên luôn đồng hành với Tổ quốc, với Nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, những vần thơ của ông vút lên ở khắp mọi nơi, kịp thời biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tính ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê

Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước. Thế mạnh du lịch ĐBSCL là sông nước miệt vườn, biển đảo, lễ hội văn hóa, v.v. Hằng năm, ĐBSCL đón hơn 40 triệu lượt khách, với doanh thu hơn 35 nghìn tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia du lịch tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL” vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm đến 51%, thấp nhất nước.

Tin khác

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025.

Khám phá vẻ đẹp chùa Đức Lâm

Khám phá vẻ đẹp chùa Đức Lâm
Nhắc đến chùa cổ ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang mọi người đều liên tưởng đến chùa Bửu Lâm, chùa Vĩnh Tràng. Đây là 2 ngôi chùa còn lưu giữ được nét cổ kính, uy nghi với nhiều di sản quý giá của người xưa. Tuy nhiên, ngôi chùa được hình thành và xây dựng sớm hơn trên đất Mỹ Tho lại chính là chùa Đức Lâm hay còn gọi là chùa Bà Lớn…

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai
Tỉnh Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.

Bà lão ở làng hương

Bà lão ở làng hương
Xuất thân dõi dòng Hoàng thất, đã từng trầm luân qua kiếp nhân sinh với khổ đau và hạnh phúc, bà lão ngoài thất thập không chỉ góp phần cho làng hương xứ Cố đô trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mà bà còn có một nguyện ước cuối cùng dành cho những bệnh nhân mắc ung thư...

Hương cốm tuổi thơ

Hương cốm tuổi thơ
Vào độ giữa Thu, heo may bắt đầu làm cho tiết trời se lạnh, lại càng làm cho lòng người thêm nhiều cảm xúc. Tôi chợt nhớ về tuổi thơ với biết bao kỉ niệm thân thương, tất cả như vừa mới hôm qua. Tôi nhớ về những ngày tháng 10, khi vụ mùa bắt đầu cho thu hoạch… thế mà đã cách đây hơn 30 năm. Ngày đó tôi còn là cậu bé 11 - 12 tuổi theo mẹ và chị ra đồng chăm lúa.

Thanh Bình thự với nghệ thuật hát tuồng Việt Nam

Thanh Bình thự với nghệ thuật hát tuồng Việt Nam
Thanh Bình thự là trường dạy diễn viên hát tuồng (hát bội, hát bộ) dưới thời nhà Nguyễn. Nơi đây còn có nhà thờ tổ ngành tuồng cả nước.

“Không gian xanh” trong lễ hội Cổ Cò

“Không gian xanh” trong lễ hội Cổ Cò
Lễ hội Cổ Cò 2024 diễn ra tại vùng đất Cẩm An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, không chỉ là một dịp để tôn vinh vẻ đẹp văn hóa mà còn là cơ hội để hồi tưởng về một thời quá khứ của làng chài ven biển Cẩm An.

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững
Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân
Mùa Thu về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Trong các đèn, các em nhỏ thích nhất là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14
Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Chuyện kể trong lòng đất mẹ
Trong lòng đất, có những con người đã sống để chiến đấu, đã sinh con đẻ cái, đã bảo vệ vùng đất ấy giữa những ngày ác liệt nhất của chiến tranh, để rồi tạo nên một trong những kì tích…

Tập truyện ngắn đầy chất châm biếm, hóm hỉnh nhưng gửi gắm nhiều nỗi niềm

Tập truyện ngắn đầy chất châm biếm, hóm hỉnh nhưng gửi gắm nhiều nỗi niềm
Nhà văn Lê Tự là cây viết có khiếu hài hước, tác phẩm của ông thường có chất châm biếm, hóm hỉnh. “Chó ngáp phải ruồi” là thành ngữ ý nói vớ được, hoặc đạt được cái gì đó nhưng không phải do chủ động mà có được.

Những mùa trăng sáng mãi vần thơ Bác

Những mùa trăng sáng mãi vần thơ Bác
Sau Tết Trung thu Độc lập đầu tiên 1945, cuối năm 1946, nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập - tự do của dân tộc. Nhưng, dù kháng chiến trường kì, gian khổ, dù phải tản cư hay ngồi hầm tránh bom đạn, cứ đến Trung thu là đoàn thể, cha mẹ lại lo quà, đồ chơi hoặc tổ chức cho trẻ em vui chơi.

Tết Độc lập miền Sán Cố

Tết Độc lập miền Sán Cố
Tại bản Tầm Làng, UBND xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Chương trình Tết độc lập miền Sán Cố. Sán Cố là lối hát dao duyên của người Dao nhưng giờ đây không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Dao, mà đã lan tỏa khắp núi rừng, ruộng bậc thang trong vùng.

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Xem thêm
Hãy yêu lấy vầng trăng…

Hãy yêu lấy vầng trăng…

Là một trong những nhà thơ lớn, Chế Lan Viên luôn đồng hành với Tổ quốc, với Nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, những vần thơ của ông vút lên ở khắp mọi nơi, kịp thời biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tính ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025.
Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Tỉnh Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.
Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước. Thế mạnh du lịch ĐBSCL là sông nước miệt vườn, biển đảo, lễ hội văn hóa, v.v. Hằng năm, ĐBSCL đón hơn 40 triệu lượt khách, với doanh thu hơn 35 nghìn tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia du lịch tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL” vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm đến 51%, thấp nhất nước.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê

Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động