Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Môi trường tự nhiên ở Nam Bộ thường diễn ra theo hướng có lợi cho con người, nhất là môi trường đó đã qua bàn tay khai phá của con người. Khí hậu hiền hòa, đất đai trù phú, màu mỡ, sông rạch chằng chịt, phù sa bồi đắp quanh năm… là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài động thực vật, cũng như cung cấp một số lượng lớn thủy hải sản cho con người ở đây. Từ các loại rau, củ, quả, tôm, cua, rùa, rắn… đến các loài chim muông… Do đó, có thể nói, văn hóa ẩm thực Nam Bộ, nhìn ở một phương diện nào đó là kết quả của con người ứng xử trước môi trường tự nhiên mà họ đang sống. Đó cũng chính là cách con người tận dụng và cải tạo môi trường tự nhiên để làm phong phú thêm cho cuộc sống của mình.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Các tư liệu lịch sử đã chứng minh rằng, vùng đất được gọi là Nam Bộ ngày nay cách đây hơn 300 năm chỉ là một vùng đầm lầy, nê địa, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ tràn đầy. Vùng đất hoang sơ này còn được Châu Đạt Quan, một sứ thần nhà Nguyên (Trung Quốc) ghi lại trong “Chân Lạp phong thổ kí” như sau: “Bắt đầu vào Chân Bồ (vùng biển Vũng Tàu ngày nay), gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum suê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng hoang không một gốc cây. Xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm”.

Chính điều kiện thiên nhiên buổi đầu khắc nghiệt này đã buộc những tiền nhân phải có những ứng xử thích hợp để bảo đảm cho cuộc sống của mình. Lúc đầu, có thể là gặp gì ăn nấy, sau nhiều lần thử nghiệm, con người mới dần dần phân loại ra: Loại nào ăn được, loại nào ăn không được; thứ nào ngon, thứ nào không ngon. Khi con người đã biết phân loại các sản vật tự nhiên thì cũng là lúc thích ứng được với môi trường tự nhiên nơi đây.

Thiên nhiên Nam Bộ tuy buổi đầu có phần khó khăn, trắc trở do thiên tai địch họa, thú dữ hoành hành, nhưng trái lại nó như một kho tàng luôn ưu ái, ban phát cho con người những đặc sản về rừng, về sông nước, như: Mật ong, cá, tôm, cua, rùa, rắn, các loại hoa màu và cây ăn trái… Đặc biệt là thiên nhiên đã qua bàn tay khai phá của con người cũng ngày càng gần gũi với con người hơn, bớt gây khó khăn cho con người, ban tặng cho con người nhiều sản vật.

Từ những sản vật mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, con người đã tận dụng để chế biến ra các món ăn khác nhau. Ví dụ: Chỉ một loại cá lóc, người Nam Bộ có thể chế biến ra các món như sau: Cá lóc đắp bùn, cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, khô cá lóc, canh chua cá lóc, cá lóc kho, mắm cá lóc… Và với mỗi loại món ăn, khi chế biến với các loài sinh vật khác nhau sẽ tạo ra các món ăn khác nhau, với các hương vị khác nhau.

Về thực vật, chỉ riêng phần rau, củ, nếu liệt kê sẽ có một danh sách thật dài: Nào là bạc hà, cà chua, khế, giá, hẹ, cải xanh, cải trắng, củ cải trắng, củ cải đỏ, dưa leo, sà lách, trái su, khoai tây… Còn về thủy hải sản thì cơ man nào mà kể: Cá, tôm, cua, rùa, rắn… chỉ riêng từng loài ta cũng thấy phong phú về chủng loại: Cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc, cá thác lác, cá lăng, cá hú, cá lòng ròng, cá lòng tong, cá bống, cá chốt… Tôm thì có: Tôm càng, tôm thẻ, tôm tích, tôm lóng, tép bạc, tép trấu… Rắn thì có: Rắn hổ, rắn hổ hành, rắn ri voi, rắn nước, rắn bông súng…

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Do được sống trong môi trường thiên nhiên khoáng đạt: Đất đai màu mỡ, sông rạch chằng chịt, rất giàu cá tôm nên góp một phần hình thành tính cách của người Nam Bộ là ăn to nói lớn. Bởi, rau trái quanh nhà, tôm cá đầy sông, chim cò đầy vườn muốn ăn lúc nào mà chả được, muốn ăn bao nhiêu chả có, cần chi hà tiện.

Cũng do nguồn lợi thiên nhiên ở đây dồi dào mà con người cũng tỏ ra hào phóng trong ăn uống. Khi tát đìa, người ta chỉ bắt những con cá lớn, cá bé nhường lại cho người bắt hôi. Và khi tát đìa xong, người ta bày cuộc nhậu, cùng chung vui sau những giờ lao động mệt nhọc. Trong buổi tiệc này, không chỉ có chủ đìa, người tát đìa, mà còn có cả những người bắt hôi, người trên xóm dưới qua lại, ai cũng được mời một li cho rõ tình giao hảo.

Trong cách uống rượu của người Nam Bộ cũng cho thấy tình giao hảo đó. Một li rượu dùng cho cả bàn. Có người chuyên rót rượu, gọi là chủ xị. Chủ xị rót một li đưa cho hai người, mỗi người nửa li, hoặc mỗi người uống một li. Uống xong trả li đó về cho chủ xị, chủ xị rót tiếp đưa lần lượt hết những người trong bàn.

Tuy là ăn to nói lớn, gắp đũa nằm, nhưng dường như người Nam Bộ không mấy cầu kì trong cách bày biện thức ăn, họ chỉ chú trọng hương vị và số lượng món ăn. Ngô Đức Thịnh trong công trình “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam” cho rằng: “Ăn uống Nam Bộ thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới cái tinh vi của cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Khi có khách khứa, bè bạn, ăn uống là môi trường để con người bộc lộ giãy bày, nhậu lai rai từ buổi này sang buổi khác”.

Ăn uống, về một phương diện nào đó, nó không chỉ là nhu cầu của con người, mà nó còn là văn hóa - văn hóa ẩm thực. Và mỗi dân tộc, ở từng địa phương đều có phong cách, sắc thái riêng trong ăn uống. Với Nam Bộ, môi trường thiên nhiên ở đây lúc đầu gần như hoang dã, tràn ngập một màu xanh cây cỏ, mênh mông nước ngập trắng đồng… nên không gian ăn uống ở đây cũng gắn với môi trường thiên nhiên. Đó là một không gian cao, rộng, thông thoáng, trên một con đê, một cánh đồng, trước hàng ba nhà, hay một khoảnh vườn chứ không phải trong một nhà ăn tập thể, một khách sạn hay nhà hàng. Cho nên rất có lí khi cho rằng: Món ăn Nam Bộ ngon là nhờ một phần ăn cả cái không gian của nó. Nếu tách ra khỏi không gian này thì món ăn sẽ vô vị và nhạt nhẽo, vì môi trường thiên nhiên với tư cách là một thành tố của sinh hoạt cộng đồng đã bị triệt tiêu.

Văn hóa ẩm thực nói chung, món ăn Nam Bộ nói riêng phải đặt đúng vào cái vị trí không gian của nó mới thấy được cái hồn quê, cái tình người cùng chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong nó.

Trần Phỏng Diều

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động