Xử lí quyết liệt việc dân vi phạm, nhưng chính quyền sai lại không chịu sửa
Pháp luật - Bạn đọc 22/06/2021 17:59
Thuê đất 18 năm không trả tiền, còn cưỡng chế tài sản của chủ đất
game bài đổi thưởng tiền that và Tạp chí điện tử Ngày mới online đã đăng bài: “Phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: Cưỡng chế sai luật lại còn vô cảm không giải quyết quyền lợi hợp pháp của dân”, phản ánh việc hơn 4 năm qua, ông Lương Trọng Thắng, liên tục có đơn gửi UBND phường Hàm Rồng, yêu cầu trả lại tài sản đã bị tịch thu trái quy định, nhưng không được giải quyết. Nguyên nhân của sự việc, theo ông Thắng trình bày, do UBND phường thuê diện tích đất nông nghiệp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của gia đình ông Thắng, để mở đường và kí hợp đồng cho ông Thắng làm đường, nhưng 18 năm không thanh toán cả 2 khoản tiền này. Khi ông Thắng rào khu đất lại để bảo vệ tài sản, thì bị chính quyển cưỡng chế, tịch thu tài sản. Việc cưỡng chế vào thời điểm nhạy cảm, là đêm 30 Tết âm lịch Tân Sửu 2017, không có thông báo trước, yêu cầu gia đình ông tự tháo dỡ. Sau đó, ông Thắng có đơn khiếu tố và do chỉ đạo của cấp trên, UBND phường Hàm Rồng có văn bản trả lại tài sản bị cưỡng chế, tịch thu trái luật, nhưng đến nay gia đình ông Thắng vẫn chưa được nhận lại tài sản bị tịch thu.
Việc UBND phường Hàm Rồng cưỡng chế, tịch thu tài sản trái luật đối với gia đình ông Lương Trọng Thắng, cũng như việc giải quyết khiếu nại sau đó, chứng tỏ chính quyền phường có biểu hiện xâm phạm quyền tài sản của công dân trong thời gian dài, nhưng không khắc phục, đền bù cho dân, đẩy người dân đến chỗ sai phạm rồi đứng ra xử lí sai phạm của dân.
Căn cứ hồ sơ, tài liệu: năm 1999, UBND phường Hàm Rồng kí hợp đồng thuê đất nông nghiệp có sổ đỏ của gia đình ông Thắng trong 10 năm, để làm bãi đỗ xe công cộng và mở đường lên động Tiên Sơn, ông Thắng được kí hợp đồng với chính quyền phường để thi công con đường này. Tuy nhiên, tính đến trước thời điểm cưỡng chế là 18 năm, UBND phường Hàm Rồng chưa hề trả cho ông Thắng một đồng tiền thuê đất và tiền làm đường, mặc dù đã nhiều phen khất nợ. Dư luận cho rằng, việc làm này không những vi phạm nghiêm trọng hợp đồng dân sự, mà có thể coi đó là hành vi chiếm dụng tài sản, tư liệu sản xuất của công dân một cách bất hợp pháp. Việc chiếm dụng này có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, công nhiên xâm hại quyền bất khả xâm phạm vể tài sản của công dân, làm mất uy tín của chính quyền. Phải chăng, UBND phường này tự cho mình cái quyền đứng trên pháp luật, còn người dân “thấp cổ bé họng”, thì dù như thế nào cũng phải chịu?
Khu đất hợp pháp của gia đình ông Lương Trọng Thắng, được UBND phường Hàm Rồng lấy làm bãi đỗ xe và đường giao thông |
Mãi đến năm 2019, tức 2 năm sau cuộc cưỡng chế, thì UBND phường Hàm Rồng mới trả được 2 khoản “nợ” nói trên cho gia đình ông Thắng. Xót xa cho việc gia đình ông Thắng bị cưỡng chế tài sản, nhưng dư luận cũng đặt câu hỏi: nếu gia đình ông Thắng không rào khu đất và sau đó bị cưỡng chế, thì đến bao giờ họ mới nhận được tiền công làm đường và tiền cho thuê đất!?
Giải quyết theo kiểu “cắt khúc, ngắt ngọn”, thì khiếu nại càng phức tạp, kéo dài
Hơn 5 tháng sau khi cưỡng chế nhận thấy sai, nên ngày 1/6/2017, chính quyền phường đã ban hành quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong ngày cưỡng chế 27/1/2017. Tiếp đó, chính quyền phường mời ông Thắng đến họp, lập biên bản trả lại tang vật, tài sản cho gia đình ông Thắng. Có một điều khá “lạ”, Biên bản bàn giao tài sản được lập tại tầng 2 của UBND (không phải tại hiện trường xảy ra sự việc hoặc tại nhà ông Thắng). Nhưng 5 ngày sau khi có Biên bản bàn giao tài sản, ông Thắng vẫn liên tục có đơn khiếu nại, tố cáo... đòi lại tài sản của gia đình, nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Theo ông Thắng trình bày, chính quyền phường báo cáo sai sự thật với cấp trên, là đã trả lại tài sản cho gia đình ông. “Tài sản 10 triệu đồng đối với tôi không phải là lớn. Tôi đi đòi là đòi lại danh dự cho bản thân tôi và gia đình”.- ông Thắng nói.
Để tìm hiểu quan điểm của chính quyền địa phương về vấn đề ông Thắng nêu, chúng tôi đến gặp ông Lê Ngọc Linh, Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng. Rất tiếc, ông Linh cho rằng sự việc xảy ra từ năm 2017, mà ông mới về đảm nhận chức vụ năm 2019, nên không thể trả lời. Theo lời ông, chúng tôi sang gặp Đảng ủy phường, nhưng ông Bí thư lại nói: “Đảng ủy chỉ nắm chủ trương, còn sự việc cụ thể thì phải tìm hiểu bên ủy ban!?
Theo chúng tôi, trong điều kiện Đảng và Nhà nước đang siết chặt kỉ cương hành chính, pháp luật, việc đi đòi tài sản của ông Thắng sẽ tìm được đáp số thỏa đáng, dù sớm hay muộn. Điều đáng nói, việc UBND phường Hàm Rồng nhiều năm xâm hại quyền lợi của gia đình ông Thắng (như đã nêu trong bài này), thì UBND TP Thanh Hóa không thể đứng ngoài. Vì việc mở đường qua khu đất của gia đình ông Thắng, là chủ trương và kinh phí của thành phố. Do đó, khi UBND phường Hàm Rồng lấy đất của gia đình ông Thắng để làm đường, nhưng không làm thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, mà kí hợp đồng thuê đất rồi không trả tiền v.v... thì UBND TP Thanh Hóa không thể không biết. Vậy tại sao UBND TP Thanh Hóa không kịp thời có biện pháp chỉ đạo, cùng với chính quyền cấp dưới khắc phục sai phạm ngay khi mới phát sinh? “UBND phường Hàm Rồng có nhiều sai phạm như thế, mà đến nay tôi không thấy có cá cán bộ nào bị xử lí kỉ luật. Lẽ nào cán bộ cứ sai phạm, cùng lắm thì khắc phục hậu quả là xong?” - ông Thắng đặt câu hỏi.
Đề nghị UBND phường Hàm Rồng, UBND TP Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng của tỉnh, quan tâm giải quyết những khúc mắc đã nêu trong các đơn khiếu tố của ông Lương Trọng Thắng, để bảo đảm quyền lợi của công dân.
Nhiều hộ dân không đồng tình với phương án đền bù Người dân xã Phú Sơn hoàn toàn đồng tình, ủng hộ việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đường cao tốc ... |