Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Người chủ gia đình ngày trước được tôn vinh gọi là gia trưởng, người gia trưởng do vị trí của mình đã thâu tóm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ mang tính chất độc tôn, độc quyền để chỉ đạo, điều hành và quản lí gia đình. Vì vậy, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải phục tùng vô điều kiện. Mọi hoạt động như: Ăn mặc, sinh hoạt, đi lại, giao tiếp, ứng xử, lao động, sản xuất được thực hiện thống nhất gọi là gia pháp.

Ngày nay, trong điều kiện nước ta phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, các mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú, phức tạp... Những vấn đề mâu thuẫn trong gia đình chưa giải quyết ổn thỏa mà cốt lõi là nguyên tắc tôn ti, trật tự, thì nguy cơ dẫn đến tình trạng gia đình bị tan vỡ là điều không thể tránh được.

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Ông bà là lớp người trải qua thử thách, rèn luyện trong chiến tranh cách mạng, chiến đấu, lao động và công tác đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Về nhận thức quan niệm của các cụ là sống có đạo đức, nhân cách, truyền thống và không làm điều xấu, điều ác... Tuy nhiên, lớp NCT cũng có những hạn chế nên có việc, có lúc, có nơi không phù hợp với con cháu.

Mặt khác được sống trong hòa bình, lối sống và quan niệm mở của một số người trong việc: Cất nhắc, đề bạt, lên lương, chuyển công tác, chuyển trường, mua bằng hoặc tập trung làm ăn kiếm tiền thiếu quan tâm chăm sóc giáo dục con cháu. Đây chính là nguyên nhân làm cho lớp trẻ bị xói mòn, dẫn đến lối sống thực dụng. Với con cháu, được sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình thống nhất, chỉ biết chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, sự thiếu thốn, gian khổ, ác liệt và sự hi sinh của ông bà, cha mẹ qua sách vở, phim ảnh, các câu chuyện kể lại...

Vì vậy, nhận thức và lối sống của lớp người trẻ bây giờ là an nhàn, hưởng thụ, thực dụng, chỉ biết sống cho mình, vì mình, một số sống buông thả... Gia đình nào có đời sống vật chất đầy đủ thì con cái muốn gì được nấy, nhưng khi nhu cầu không được thỏa mãn thì chính họ lại là “kẻ ngược đãi” ông bà, cha mẹ. Vì vậy, đã phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, dẫn đến những cuộc tranh cãi gay gắt. Kết quả dẫn đến tình trạng: Ông bà phải ở riêng chăm sóc nhau lúc tuổi già; bố mẹ (vợ chồng) sống li thân, rồi li hôn; con cháu bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, nghiện hút, tệ nạn xã hội, sống thực dụng, buông thả; ngược đãi bố mẹ, ông bà; gia đình đổ vỡ, bất hạnh...

Thiết nghĩ, để xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc, xin nêu một số biện pháp thực hiện như sau: Một là, quán triệt thực hiện kết quả Nghị quyết của Đảng: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác” trong các tầng lớp Nhân dân. Hai là, coi trọng việc nâng cao văn hóa nhân cách của thanh niên, thiếu niên; kiên quyết chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Ba là, xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa, lành mạnh ở từng gia đình, thôn, bản và tổ dân phố. Bốn là, phát huy vai trò nòng cốt của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ trong việc tuyên truyền, giáo dục thanh niên, thiếu niên với những nội dung chủ yếu: Con cháu hiếu thảo, giữ gìn tình nghĩa, đoàn kết gia đình, vợ chồng hòa thuận chung thủy, uống nước nhớ nguồn; đền ơn đáp nghĩa. Để xây dựng và phát triển của con người và xã hội; góp phần xây dựng gia đình phát triển bền vững, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Phạm Tiến Dũng

Tin liên quan

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động