Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Vĩnh biệt nhà tổ chức thân thiết với người cao tuổi

Ông Nguyễn Đình Hương, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ đã qua đời hồi 16 giờ 10 phút ngày 3/5/2020, tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 90 tuổi.

Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Xin, cùng quê Nghệ An, cùng tuổi đều là công nhân Quân giới Quân khu Bình Trị Thiên từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1948, hai ông bà cùng vào Đảng và ra Bắc công tác. Ông được Trung ương giao làm Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương (năm 1956), làm nhiệm vụ dưới thời các Trưởng ban Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Phước Thọ, Nguyễn Văn An; rồi làm Trưởng ban Ban Bảo vệ chính trị nội bộ, thường trực A.47. Bà Xin sau này là Giám đốc Xí nghiệp may Chiến Thắng. Hai ông bà cùng nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng ngày 11/5/2018.

Ông Nguyễn Đình Hương (thứ ba bên phải) tặng hoa TBT báo NCT tại tổng kết cuộc thi viết về người tốt việc tốt.
Ông Nguyễn Đình Hương (thứ ba bên phải) tặng hoa TBT báo NCT tại tổng kết cuộc thi viết về người tốt việc tốt.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông Nguyễn Đình Hương trọn vẹn gắn bó với công tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Ông luôn luôn tận tụy, mẫn tiệp, kiên trung với sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới. Ông có công trong việc tham gia chuẩn bị nhân sự từ Đại hội III đến Đại hội lần thứ X của Đảng, tích cực góp phần giải quyết, xử lí nhiều trường hợp cán bộ cao cấp sai phạm, chống lại Đảng, Nhà nước; tháo gỡ một số trường hợp cán bộ bị oan sai.

Điều đáng nói ở ông là một người kiên định giữ vững bản lĩnh, có nhân cách và đạo đức trong sáng. Ở ông không mảy may bộc lộ lòng tham, tư túi, vụ lợi. 60 năm hoạt động cách mạng, hơn 50 năm làm công tác tổ chức cán bộ liên quan đến quy hoạch, chọn người, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ trung cao cấp ở Trung ương, địa phương, cả cán bộ cấp chiến lược, nhưng ông thoát li hoàn toàn thói xấu gian lận, nịnh bợ, mua bán, nhận hối lộ. Cuộc sống của ông bà gắn bó với căn hộ có diện tích khiêm tốn, rất đơn sơ, tiện nghi không có gì cầu kì. Ông là một người mẫu mực, liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Ông Nguyễn Đình Hương trao đổi công việc với TBT Báo NCT (2011)
Ông Nguyễn Đình Hương trao đổi công việc với TBT Báo NCT (2011)

Trước thời điểm Hội NCT Việt Nam ra đời (năm 1995), với tư cách là nhà tổ chức, ông rất ủng hộ Chính phủ, lúc đó là Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh chủ trì để thành lập Hội, do Giáo sư Phạm Khuê làm Chủ tịch đầu tiên, tạo ra một tổ chức hợp pháp cho tầng lớp “cây cao bóng cả” phát huy vai trò, tiếp tục cống hiến và nêu gương cho con cháu.

Sau khi về làm Tổng biên tập Báo Người cao tuổi và tham gia Ban lãnh đạo Trung ương Hội, tôi thấy ông Nguyễn Đình Hương gắn bó, gần gũi với các vị đứng đầu Hội như cụ Vũ Oanh (Khóa II), TS. Nguyễn Tấn Trịnh (Khóa III), Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu (Khóa IV). Ông Nguyễn Đình Hương có những ý kiến đóng góp thiết thực với lãnh đạo Hội về cách tổ chức cho NCT có đời sống văn hóa tinh thần, tham gia xây dựng chính quyền, mặt trận ở cơ sở, cùng con cháu làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo,v.v…

Trong mối quan hệ thân thiết với Hội, ông còn đặc biệt quan tâm đến tờ báo của Hội. Ông biết tôi từng là lính, đã quản lí vài cơ quan báo chí trước đó, một ngày đầu năm 2008 ông đi bộ từ nhà giữa phố Đội Cấn, bước lên cầu thang để gặp tôi, khiến tôi bất ngờ và lúng túng. Câu đầu tiên ông hỏi: “Cậu biết tớ chứ?” (Suốt những năm sau đó ông chỉ gọi tôi là cậu). “Dạ! bác Nguyễn Đình Hương!”, “Thôi, xưng hô anh em cho thân mật!”. “Vâng, mời bác xơi nước!”, “Cậu lại gọi bác rồi!”. Hôm ấy, ông nói với tôi: “Tớ vừa được Trung ương cho nghỉ, nhiều tuổi quá rồi!” (ông nghỉ hưu năm 78 tuổi). Thế rồi ông nói về vai trò của báo chí, nhất là cần chống tiêu cực, tham nhũng. Ông gợi ý cho tôi một số đề tài như NCT phải tham gia xây dựng chính quyền, mặt trận ở cơ sở, ngăn chặn thói xấu, chăm lo sức khỏe bản thân, thoát li phụ thuộc vào con cái,v.v… khiến tôi rất cảm động. Thời gian sau đó, chính ông gợi ý cho tôi nên viết nhiều người tốt việc tốt. Từ đó, tôi quyết định phát động cuộc thi viết về “Điển hình tiên tiến người cao tuổi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong 2 năm 2009-2010. Cuộc thi được đông đảo cộng tác viên gửi về hàng nghìn bài. Sau khi đăng báo và tổng kết tôi cho xuất bản 2 tập sách “Tuổi cao-Gương sáng” (NXB Thanh Niên ấn hành). Cuộc thi này, năm 2010, Báo Người cao tuổi được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tặng bằng khen.

Ông Nguyễn Đình Hương
Ông Nguyễn Đình Hương

Theo đề nghị của tôi, nhà lãnh đạo lão thành Nguyễn Đình Hương tham gia viết bài cho báo. Ông trở thành cộng tác viên đặc biệt của tòa soạn. Ngoài gợi ý đề tài nóng bỏng, ông còn trực tiếp viết báo một cách thông thái nội dung mang tính thời sự. Đó là bài bình luận xúc tích “Đảng ta đông nhưng không mạnh”, đăng trên số gộp (814+615+816) ngày 10/10/2010. Bài nhấn mạnh như một cảnh báo: “Công tác tổ chức và cán bộ đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, giữa tích cực và tiêu cực tác động đan xen, nếu không nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá đúng thực trạng tình hình nội bộ Đảng thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra đối với Đảng ta”. Còn bài “Trong Đảng cần thực hiện dân chủ rộng rãi…”, ông phân tích sâu sắc về nguyên nhân sự tha hóa của một số cán bộ. Ông viết: “Tôi xin trích một đoạn thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong thư gửi Bộ Chính trị ngày 31/10/1998: Điều chủ yếu phải nhấn mạnh là người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các doàn thể quần chúng số đông hư hỏng, thoái hóa biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh lợi. Chúng ta đang làm cho phần lớn Nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin đối với Đảng ta, đưa đến nguy kịch, không thể coi thường sự hội nhập của 4 nguy cơ có thể tác động lẫn nhau và phá ta. Có cái rõ, có cái chưa rõ, có mặt nổi, có mặt chìm, có cái trước mắt, có cái lâu dài. Tất cả có thể đưa đến suy vong của chế độ và sự nghiệp cách mạng của chúng ta”.

Lo cho Đảng, lo cho Dân, cho vận mệnh đất nước của ông thật sáng chói. Chịu ảnh hưởng tư tưởng, nhân cách của ông, tôi đã nỗ lực làm việc và mạnh dạn viết loạt bài chính luận, ví như “Trăn trở của một lão tướng U80” (viết về ông Nguyễn Đình Hương tròn 80 tuổi), các bài “Vui với thành tựu, buồn vì tham nhũng”, “Bản lĩnh Việt Nam và thách thức”, “Chống tham nhũng cam go và nghiệt ngã”, “Bản lĩnh vững vàng, không màng danh lợi”,v.v…

Với ông Nguyễn Đình Hương, không có chuyện ở đâu mời cũng đến. Song với Báo Người cao tuổi ông tham dự nhiều cuộc ra mắt, kỉ niệm 15 năm ngày xuất bản số đầu, tổng kết cuộc thi,v.v… Lần tổng kết cuộc thi viết người tốt việc tốt, ông lên sân khấu tặng tôi bó hoa rất đẹp. Mùa hè năm 2012, tôi cùng Thượng tọa Thích Chân Quang và ông về thăm xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nơi đó, ngày 7/1/1930, các cụ thân sinh ra ông. Sau khi thành lập Đảng, vùng đất lịch sử này dấy lên cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, vang động tiếng trống vẫy gọi lòng yêu nước, thúc giục giải phóng dân tộc.

Vĩnh biệt ông, Hội NCT Việt Nam, Tạp chí Người cao tuổi xin chia buồn sâu sắc với bà quả phụ cùng gia quyến và luôn nhớ công lao của ông cho cách mạng nói chung, người cao tuổi nói riêng!

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Tin khác

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng

Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.
Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.
Phiên bản di động