Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Ông bà tôi có 8 người con. Bà nuôi nấng, chăm bẵm, dạy dỗ các con như nhau từ tấm bé cho đến lúc dựng vợ gả chồng. Khi tôi biết nhận thức thế giới xung quanh mình, biết quẩn quanh bên bà mỗi sớm, mỗi chiều thì chỉ còn cậu út tôi chưa lấy vợ. Bà bảo sinh cậu là khó nhất, chứ các bác, các dì có người bà còn đẻ rơi ngoài ruộng khi đang làm việc. Rồi bà thủ thỉ kể chuyện sinh những đứa con của mình. Lúc đó tôi mới biết bà chỉ sinh 6 người con, còn 2 người là con nuôi của ông bà.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bá Tam tôi, người mà tôi cứ nghĩ là lớn nhất trong những người con của ông bà là con của một người đồng đội của ông tôi. Ngày giặc Pháp điên cuồng càn quét quê hương, ông trở về mang theo một bé gái chừng 3-4 tuổi giao cho bà. Ông chỉ kịp nói: “Chị ấy đã chết bom, anh ấy cũng vừa hi sinh, xác còn đang bị giặc treo trên cây đa đầu làng”, và dặn bà hãy nuôi đứa bé. Rồi ông lại vội vàng ra đi. Bà ôm bé gái có đôi mắt to tròn ngơ ngác vào lòng mà không kìm được niềm xúc động, tự nhủ sẽ nuôi dạy, chăm sóc như đứa con mới hơn 1 tuổi của mình.

Bá Nuôi tôi cũng là đứa trẻ được bà nhặt về từ ngày còn đỏ hỏn, dây rốn còn chưa kịp rụng. Bà kể bữa đó bà đi gánh nước, qua bờ tre nghe tiếng oe oe của trẻ con khóc. Bà vội đặt gánh tìm quanh, dưới bụi tre già, một đứa bé tím tái được quấn trong tấm vải cũ. Bà vội ôm đứa bé vào lòng đi băng băng về nhà, quên cả gánh nước đang còn nằm ở đó.

Rồi bà sinh những người con tiếp theo, nhưng chẳng phải vì có con đẻ mà bà ghẻ lạnh con nuôi. Bà luôn đối xử công bằng, dạy bảo, chăm chút ai cũng như ai, dù là con nuôi hay con đẻ.

Có lần tôi tò mò hỏi bà: “Bà thật sự không biết cha mẹ bá Nuôi là ai sao?” Bà trầm ngâm trả lời: “Có, sau này khi bá lớn rồi, bà có gặp người đàn bà đó một lần. Một lần duy nhất, rồi thôi”. Qua lời bà kể, tôi mường tượng ra lần đó, bá tôi chừng 10 tuổi, có một người đàn bà, ăn mặc nền nã, chân đi guốc mộc, miệng nhai trầu, môi đỏ thắm, hàm răng đen nhánh đến nhà tìm bà để xin lại con. Lúc đầu bà giận người đàn bà đành đoạn bỏ đi đứa con mình dứt ruột đẻ ra, nhưng khi nghe người đàn bà nọ buồn buồn nói nỗi khốn khổ ngày bỏ con bà cũng không đành trách nữa. Nhưng bà muốn để con gái lựa chọn. Đi với mẹ đẻ sống cuộc đời sung sướng như bà ta nói, hay ở với bà tôi, nhà đông con lo ăn từng bữa.

- Ngày đó, bà có sợ mất bá không?

- Sợ chứ. Dù không mang nặng đẻ đau nhưng bà cũng nuôi từ ngày còn đỏ hỏn. Bao khó nhọc, bao yêu thương dồn cả vào đó, bỏ sao đành. Nhưng bà cũng không lỡ nhìn người đàn bà kia có con mà không được nhận.

- “Vậy lần đó…”! Nhưng lần đó bá tôi đã không đi cùng người mà xưng là mẹ đẻ của mình. Bà tôi bật khóc ôm bá vào lòng, khi bá nói chỉ có một người mẹ là bà mà thôi.

Sau này, các bá đi lấy chồng xa nhưng hễ vào dịp lễ, Tết, giỗ chạp là lại cùng con cháu về thăm ngoại. Ngoại cười tươi, cứ con cháu khỏe mạnh, bình an ngoại mừng. Ngoại hỏi han tất cả cháu con về nhà cửa, công việc rồi lại thủ thỉ động viên. Ngoại bảo cứ sống trên thuận dưới hòa; biết làm điều tốt, tránh điều sai; anh em trong nhà chín bỏ làm mười, người làng người nước đối đãi chân tình,… thì cuộc sống sẽ thuận buồm xuôi gió.

Từ ngày còn nuôi một đàn con nhỏ đến khi về già thảnh thơi, ngoại vẫn luôn sống hiền hòa và hay giúp đỡ mọi người. Ngoại vẫn tâm niệm có đức mặc sức mà ăn. Đối với tôi và các anh em con dì, con bá, con bác nhà tôi, bà luôn dạy các cháu qua việc kể những câu chuyện cổ tích. Chẳng đao to búa lớn, chẳng rao giảng nhưng tâm ý của bà qua những câu chuyện cứ thấm dần trong tiềm thức, lối sống của chúng tôi.

Đến bây giờ, ngoại không còn nữa, nhưng kỉ niệm về ngoại, lối sống và lòng nhân hậu mênh mông như biển trời của ngoại thì tôi còn nhớ mãi.

Trương Thúy

Tin liên quan

Tin khác

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội
Ông nội tôi là Trung tá Nguyễn Chí Sỹ, năm nay 82 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, hiện ở tổ dân phố An Phú, thị trấn Chúc Sơn, huyên Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Người đàn bà đảm đang!

Người đàn bà đảm đang!
Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.

Ông tôi trong mắt bà

Ông tôi trong mắt bà
Mỗi lần về thăm bà ngoại, chúng tôi vui lắm. Vui không chỉ vì thấy bà còn minh mẫn, khỏe mạnh mà còn vì được nghe bà kể chuyện về ông.

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc
“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…

Ông nội

Ông nội
Tôi chợt nhớ về ông nội khi mà chính tôi cũng đã là ông nội của thằng cháu hơn 10 tuổi, có nghĩa, tôi đã làm ông nội hơn 10 năm rồi!
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 2024 đẹp mắt

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 2024 đẹp mắt

Theo quan niệm dân gian, Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - đây là dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Năm 2024, Tết Hàn thực rơi vào thứ 5 ngày 11/4 dương lịch.
Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ

Dự báo, trong khoảng từ 10-11/4, khu vực Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng, nhiệt độ phổ biến từ 24-27 độ, phía tây Bắc bộ các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái trời nắng ráo nhưng không nắng nóng, nhiệt độ phổ biến từ 31-33 độ.
Ban Tổ chức Trung ương thống nhất phương án nghỉ lễ 30/4-1/5 dài 5 ngày

Ban Tổ chức Trung ương thống nhất phương án nghỉ lễ 30/4-1/5 dài 5 ngày

Ngày 9/4, Ban Tổ chức Trung ương có văn bản nêu ý kiến về phương án Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024.
Phiên bản di động