Thanh Hoá có rừng sến lớn nhất Đông Nam Á
Du lịch 17/10/2022 08:06
Tại Việt Nam, sến mật mọc rải rác, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung gần như thuần loài, là cánh rừng hiếm gặp. Cây sến mật lớn nhất ở Tam Quy có tuổi đời gần 100 năm, đường kính khoảng 70 cm, một người lớn ôm không xuể. Gỗ sến được xếp trong nhóm tứ thiết: đinh, lim, sến, táu,…Chúng có giá trị sử dụng cao trong đời sống sinh hoạt của con người, gỗ sến làm nhà, đóng đồ gia dụng,…quả sến ăn có vị ngọt, mùi vị thơm như mật ong rừng già, hạt sến thì được ép dầu ăn, là loài thực phẩm chức năng cao cấp, phòng và chữa một số bệnh đối với sức khoẻ con người như tim mạch,…lá sến được bào chế làm thuốc chữa bỏng, chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
Dưới chân rừng sến là cái hồ rộng lớn, nước xanh trong vắt |
Cánh rừng già này còn là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thực vật khác như lim, dẻ, mây, tre, trúc, vàu,…và nhiều loài cây có giá trị dược liệu quý chữa bệnh khác như: Cây ruột gà, ba chạc, tam thất, giảo cổ lam,…đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như các loài chim, dơi, sóc, cày cáo, trăn, rắn, lợn, khỉ,…Ngoài chức năng bảo tồn các loài sinh vật quý, Khu bảo tồn này còn có tác dụng phòng hộ, chắn gió, chắn bão, chống sạt lở sói mòn, rửa trôi đất đá; đồng thời là nơi tích nước, chống hạn hán, điều hoà khí hậu cho vùng đất mà người dân nơi đây sinh sống.
Những năm tháng chiến tranh chống giặc ngoại xâm, cánh rừng nơi đây là căn cứ của bộ đội, “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Những dấu tích của chiến tranh vẫn còn sót lại đến ngày nay. Sau bao nhiêu năm, khi đất nước đã hoà bình thì nơi đây đã trở thành khu vực phòng thủ quân sự của bộ đội và dân quân địa phương. Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng, nhằm bảo tồn sự sinh trưởng và phát triển của loài sến đang bị đe doạ mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng do loài cây khác xâm lấn môi trường sống. Đây cũng này cũng là điều trăn trở của cơ quan chức năng vàngười dân nơi đây.
Với những vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng và những giá trị vô giá của rừng sến nơi đây thì công tác quản lý, bảo vệ rất được chú trọng, nhằm giúp cho rừng ngày càng phát triển để khu bảo tồn rừng sến Tam Quy mãi mãi là “Tài nguyên vô giá từ ngàn xưa để lại vẫn trường tồn mãi mãi với quê hương”.
Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung gần như thuần loài |
Ông Nguyễn Văn Chương, Trạm trưởng trạm Bảo vệ rừng sến Tam Quy cho biết, sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, gỗ sến rất rắn chắc, thường được dùng trong xây dựng, thân của cây sến có nhiệt lượng cao dùng để rèn các loại gia cụ và nông cụ mà không có loại than nào sánh bằng.Hiện nay trong khu bảo tồn đang có một thực trạng diễn thế giữa lim và sến, đó là cây lim đang chèn ép, cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây sến. của lim khoảng 13 m, của sến là 9 m, sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu tán của lim, trong khi đặc tính sinh thái của cây sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng, dẫn đến nguy cơ rừng sến bị thay thế bởi rừng lim.
Đường vào rừng sến Tam Quy |
Trong những ngày hè nắng nóng, oi bức, khi chạm chân vào cánh rừng sến Tam Quy như bước trongmột cỗ máy điều hoà không khí khổng lồ; tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà thiên nhiên ban tặng. Dưới chân rừng là hồ Đập Cầu rộng lớn, mặt nước trong vắt, soi bóng rừng xanh yêu thương. Người dân sinh sống ở nơi đây hiền hoà, nhân hậu, khoáng đạt như chính thiên nhiên ở đây vậy. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy hàng năm đã đón hàng ngàn lượt khách tới tham quan, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Họ đến để khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của khu rừng và thưởng thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân địa phương.