Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải tiếp tục dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra; các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện thật tốt các Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tết Nhâm Dần, sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường.
Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp.

Ngày 8/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư đã họp, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và Chỉ thị số 35 ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Dự họp, có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí trong Ban Bí thư; lãnh đạo các ban của Đảng ở Trung ương; các Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội; Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sau khi nghe các đồng chí trong Ban Bí thư phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận cuộc họp.

Đồng chí nêu rõ, năm nay, Ban Bí thư đã sớm ban hành chỉ thị và kịp thời chỉ đạo việc tổ chức cho nhân dân vừa đón Tết, vui xuân phấn khởi, vừa chăm lo phát triển sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan phức tạp.

Điểm mới của năm nay là Thường trực Ban Bí thư phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm, chúc Tết ở 63 tỉnh, thành phố, tặng quà các đối tượng chính sách, người lao động không về quê ăn Tết; thăm, chúc Tết các xã, bản biên giới, đồn biên phòng, các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, hoặc làm nhiệm vụ trong thời gian Tết,...

Chúng ta đã tổ chức Tết Nhâm Dần vui tươi, đầm ấm, nghĩa tình, lành mạnh và tuyệt đối an toàn. Nhân dân ở mọi miền đất nước phấn khởi, đoàn kết, thân ái, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; các cấp, các ngành phối hợp nhịp nhàng hơn trong tổ chức cho nhân dân đón Tết, vui xuân. Qua đó, chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2022, nhất là sự phối hợp giữa các văn phòng ở Trung ương. Mùng 3 Tết, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã đi kiểm tra các dự án, công trình trọng điểm.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cho rằng còn một số việc cần rút kinh nghiệm, như tổ chức cho nhân dân đi lại, về quê đón Tết; không được chủ quan với dịch bệnh; không để tái diễn tình trạng hàng hóa ùn ứ ở một số cửa khẩu.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải tiếp tục dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra; các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện thật tốt các Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tết Nhâm Dần, nhất là trong phòng, chống dịch không để bùng phát, sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường.

Từng cơ quan, địa phương hoàn thiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể cho cả năm 2022; việc gì làm trước, việc gì làm sau, làm trong bao lâu; ai phụ trách, nếu không hoàn thành thì có biện pháp xử lý như thế nào, cho thật cụ thể; cần quyết liệt trong chỉ đạo, nhất là đối với các dự án tồn đọng, các vấn đề về đất đai, giao thông. Các cơ quan tham mưu, giúp việc trong đó có văn phòng có vai trò rất quan trọng, giúp lãnh đạo nắm chắc tình tình, công việc, chủ động trong tham mưu nhưng cũng dám can gián việc không nên làm; Văn phòng Trung ương phải tiếp tục là hạt nhân, là trung tâm của các văn phòng. Tổng Bí thư cũng lưu ý cần quan tâm làm tốt hơn nữa công tác trên mặt trận tư tưởng văn hóa, báo chí; phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù địch.

Về việc tổ chức cho học sinh đến trường, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, dự báo tốt và chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, để cha mẹ học sinh và học sinh yên tâm đến lớp.

Tổng Bí thư nêu rõ, việc gì cũng vậy, phải làm một cách bài bản, có chương trình, kế hoạch cụ thể, có phân công trách nhiệm, có kiểm tra, đốn đốc. Năm nay phải tiếp tục cải tiến việc đi cơ sở; tăng cường đi cơ sở nhưng thiết thực, giải quyết được những vấn đề nảy sinh, nhất là việc mà nhân dân đang bức xúc, trông chờ. Phân cấp, phân quyền cho các cấp mạnh hơn đi liền với tăng cường kiểm tra, giám sát, tất cả đều phải làm; trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, có như thế mới tạo được sức mạnh, mọi việc mới thành công… Ngay sau nghỉ Tết, các cơ quan, đơn vị nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường, không để tình trạng ăn Tết kéo dài. Các cấp, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp...

Theo báo cáo tổng hợp từ các bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương, các địa phương và các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, Tết năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19, nhưng nhân dân ở mọi miền Tổ quốc đón Tết, vui xuân phấn khởi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn.

Các cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11, Chỉ thị số 35. Các hoạt động trong dịp Tết được gắn liền với hoạt động kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng ta và tổ chức phù hợp với tình hình dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn vừa mang đến không khí tươi vui lành mạnh, tạo khí thế mới, vừa duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh...

Các quy định về phòng, chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm, hiệu quả, nhất là việc đẩy mạnh thực hiện chiến lược tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên Tết làm cho nhân dân yên tâm, an toàn trong vui xuân, đón Tết. Hàng hóa phục vụ nhân dân dồi dào, giá cả ổn định; không để xảy ra trình trạng khan, hiếm hàng hay hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu. (Ảnh: Bắc Văn)

Các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội dịp Tết; quốc phòng, chủ quyền biên giới, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hầu hết các địa phương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Việc quan tâm chăm lo, chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nhâm Dần đã tạo khí thế phấn khởi, vui tươi, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2022.

Ngay sau Tết, các cơ quan địa phương, đơn vị tổ chức thực hiên hiệu quả Kết luận số 20, ngày 16/10/2021 của Trung ương về kinh tế-xã hội năm 2021-2022, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách năm 2022. Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (năm 2022-2023) theo Kết luận số 25, ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị; trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ “Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, phương án cụ thể để tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, học sinh, sinh viên trở lại trường học, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, đánh bạc và các tệ nạn xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 4/2 (tức mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022), Tổng Bí thư Nguyễn ...

Ý Đảng - lòng dân và khát vọng dân tộc hùng cường Ý Đảng - lòng dân và khát vọng dân tộc hùng cường

Hôm nay 3/2, đất nước rộn ràng đón chào xuân mới Nhâm Dần 2022 và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hân hoan kỷ ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Tin khác

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …
Xem thêm
Phiên bản di động