Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”

Thế kỉ XVIII, Nguyễn Du là một nhà tư tưởng, một trí thức lớn, một nhà thơ vĩ đại, không chỉ là “một ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam mà năm 2015 còn được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (chỉ sau Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3.254 câu thơ lục bát, kiệt tác đã trở thành một tài sản văn học chung của nhân loại, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Nguyễn Du và “Truyện Kiều” vì thế đã được rất nhiều tổ chức, nhà khoa học xã hội trong nước, nước ngoài nghiên cứu, khảo cứu, viết chuyên luận, tham luận. Đã có nhiều cuộc hội thảo và rất nhiều công trình về nó. Còn tiểu thuyết viết về Nguyễn Du xưa nay là hiếm. Được biết, năm 2010 Nguyễn Thế Quang có tiểu thuyết về Nguyễn Du, và năm 2023 xuất hiện tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như” của Võ Bà Cường.

Tôi chưa được đọc tiểu thuyết của Nguyễn Thế Quang nhưng đọc “Còn có ai người khóc Tố Như”. Sau khi đọc hết cuốn sách (296 trang, 255 trang tiểu thuyết) cùng các bài viết Lời thưa, Lời tựa, Lời bạt, bài giới thiệu, Lời tác giả, tôi cũng thấy “Ở chừng mực nào đó sự hình thành, ra đời của một tác phẩm văn học có nét tương đồng với sự hình thành, khai mở của một bông hoa…” , “Đặc biệt, tiểu thuyết đã tái hiện quãng thời gian 10 năm Nguyễn Du sống ở Thái Bình, quê vợ của đại thi hào…” (Nguyễn Bình Phương, trích Tạp chí VNQĐ). Nhà văn Võ Bá Cường hoàn thành tác phẩm sau một thời gian có những tìm hiểu, nghiên cứu chặng đường 10 năm Nguyễn Du về lánh nạn sau khi triều đại Lê - Trịnh sụp đổ, lấy vợ, sinh sống ở trấn Sơn Nam Hạ (Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình) để ra đời “Truyện Kiều”. Tuy nhiên, “Còn có ai người khóc Tố Như” hư cấu dễ dãi, đặt ra nhiều vấn đề cần bàn, cần làm rõ.

Nhà văn Võ Bá Cường gửi lời cảm ơn tại buổi giới thiệu sách
Nhà văn Võ Bá Cường gửi lời cảm ơn tại buổi giới thiệu sách

Về nghệ thuật viết tiểu thuyết: Cuốn sách hoàn toàn không phải thể loại tiểu thuyết (mặc dù được coi là tiểu thuyết dã sử). Thực chất là một cuốn sách không hẳn thuộc thể loại nào với nhiều chi tiết hư cấu, sử dụng lẫn lộn thể kí, tạp văn, tổng kết, bình luật, khẩu ngữ sáo rỗng... làm rối loạn nhận thức người đọc. Tuyến nhân vật được cấu trúc đơn tuyến, nhưng kiểu “đầu Ngô mình Sở”, tính cách nhân vật không nhất quán, chắp vá lung tung. Lúc thì hao hao như dã sử, lúc lại nhảy sang cách trình bày của công trình biên khảo, nhiều đoạn đặc sệt báo cáo tư liệu, bình luận, tổng kết về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Du.

Về nội dung “Còn có ai người khóc Tố Như” làm sai lệch sự thật lịch sử: Việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du chủ quan, hời hợt dẫn đến việc miêu tả 10 năm “cát bụi” ở quê vợ chưa phản ánh đúng sự thật đã được khẳng định trong gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Cuốn gia phả này do NXB Văn học ấn hành (6/2016), GS.TS Mai Quốc Liên (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học), chủ biên và nội dung tập thơ chữ Hán “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du. Tác giả bất chấp sự thật của gia phả, sử dụng phương pháp “đẽo chân cho vừa giày”. Không có sự nghiên cứu về tư liệu, cũng như điền dã thực địa nên không tiếp cận được những điểm cốt lõi trong tư tưởng Nguyễn Du. Ông biến Nguyễn Du thành người phát ngôn cho những triết lí vụn vặt, nông cạn, qua đó hạ thấp tầm vóc của Nguyễn Du.

Tác giả không đi từ các nhân vật trong “Truyện Kiều” để hư cấu những số phận dưới chế độ phong kiến thối nát trong 10 năm gió bụi mà viết lan man, miêu tả hời hợt, dễ dãi. Trong 4 chương đầu, bằng lối tạp văn, tác giả miêu tả Nguyễn Du rời kinh thành để về Trấn Sơn Nam là một Nguyễn Du như đi dạo chơi, lãng đãng, đa tình, dễ xiêu lòng, không phép tắc. Một số cảnh huống lộn xộn, phong cách Nguyễn Du không phải là con nhà “trâm anh thế phiệt”, không khắc hoạ được nội tâm của đại thi nhân, điển hình là cuộc giao tiếp với chúa Trịnh…

Sai về lịch sử có thể dẫn ra rất nhiều chi tiết. Mặc dù tiểu thuyết được hư cấu nhưng viết về nhân vật lịch sử thì không được làm lệch chuẩn về sự kiện lịch sử. Điển hình như viết khiến bạn đọc hiểu Nguyễn Trãi là “hậu thế” của Nguyễn Du: “Lúc xong việc vỡ rồi, người ta dùng chân tay đập vỡ vứt vào bờ tre, giậu ruối làm chỗ ở cho con thằn lằn, thạch sùng trú thân. Biết bao cảnh dâu bể phải vượt, đến như Nguyễn Trãi hậu thế cũng phải thốt lên…” (tr.54-55). Còn ở trang 174 (chương X: “Đời người biết chữ nhiều lo lụy”) viết về giấc mơ của Nguyễn Du liên tưởng tới Nguyễn Trãi: “Trãi kéo đầu Du gối lên bắp vế của mình. Du không chịu, muốn đầu Trãi gối lên vế mình mới đúng” là sự ngạo mạn, trịch thượng của Nguyễn Du với Nguyên Trãi. Lại nữa: “Trãi nói. Mắt ngươi sáng hơn mắt Trãi vì sớm nhận ra bóng tối và ánh sáng. Mắt Trãi còn, lúc nhập nhằng, lúc thế này thế kia”. Nên nhớ, Nguyễn Trãi sinh năm 1380, Nguyễn Du sinh năm 1761, hai nhà tư tưởng lớn ra đời cách nhau khoảng 380 năm thì Nguyễn Trãi sao bị coi là “hậu thế”. Nguyễn Du sinh sau 12-15 đời sao có thể xấc xược, ngạo mạn, xúc phạm tổ tiên thế được.

Có những nội dung mâu thuẫn như năm 1796 Nguyễn Du vào Gia Định phò Nguyễn Ánh và bị Nguyễn Thận bắt tù 3 tháng. Sau khi được thả mới về quê vợ Thái Bình. Lịch sử là như vậy, nhưng tác giả viết năm đó Nguyễn Du chia tay Thăng Long và chuyến du thuyền về Thái Bình vào năm Bính Thìn là sai.

Cũng trong “Còn có ai người khóc Tố Như”, rất nhiều chi tiết sai lệch như Nguyễn Du phải tá túc ở Bích Câu Đạo Quản (trên thực tế khi ở kinh thành, Nguyễn Du sống trong dinh thự của cha, anh, là quan đại thần như Nguyễn Khản, Nguyễn Nghiễm). Chính Võ Bá Cường cũng viết “Nguyễn ngẫm thời thế những ngày mình sống với cha anh trong phủ đệ…” (tr.122). Lúc Nguyễn Du chạy loạn vào thời điểm triều đình Lê -Trịnh sụp đổ (sau khi Nguyễn Khản chết), Nguyễn Du chạy từ Thái Nguyên về quê chứ không phải từ kinh thành; quê mẹ Nguyễn Du là làng Hoa Thiều thuộc huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), tác giả viết là làng Thiều Hoa. Các địa danh Bạch Lãng, Phong Nguyệt Sào nhắc đi nhắc lại với tần suất cao nhưng ít ăn nhập với nhân vật và nội dung tác phẩm. Còn miêu tả mối tình Nguyễn Du với Đoàn Thị Huệ “thơ mộng hoá” nhưng nặng chất cải lương…

Ở chương cuối cùng (chương XVI) “tiểu thuyết bỗng biến thành bản tổng kết của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Võ Bá Cường viết: “Nhân dân tự hào đẻ ra được một Nguyễn Du. Nguyễn Du tự hào đẻ ra được Truyện Kiều”, và “Ông là viên ngọc đẫm lệ của dân, viên ngọc hội tụ đủ đức tính con người: NHÂN ÁI - KHIÊM TỐN - DŨNG - KHÍ - CÔNG BẰNG. Đức tính con người Nguyễn có cả trong ngọc, nó là viên hồng ngọc, hoàng ngọc, bạch ngọc”… là điển hình của ngôn từ sáo rỗng…

Tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như” nếu thâm nhập vào quần chúng sẽ có hại, bởi làm sai lệch nhận thức về một Nguyễn Du - Đại thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới. Từ đó, cơ quan chức năng quản lí nhà nước về xuất bản, in, phát hành nên xem xét và xử lí theo quy định của Luật Xuất bản hiện hành.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương tinh thần trách nhiệm, phong cách khoa học của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng...
Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu làm lao công đi tìm đường cứu nước. Một năm sau, cũng tại nơi này, người thợ trẻ Tôn Đức Thắng cũng xuống tàu làm thợ và sang Pháp tìm cách giúp đồng bào mình thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.
Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Mạng xã hội (MXH) là nơi để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tuy có đủ các loại thông tin nhưng thật giả lẫn lộn, có cả sự bịa đặt hay vu khống. Vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận thông tin và phải biết chọn lọc thông tin qua MXH...

Tin khác

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ
Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”
Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động