Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường

Theo chương trình kì họp thứ 6 khoá XV, ngày cuối cùng (29/11/2023) Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung).

Quốc hội sẽ họp bất thường để thông qua Luật Đất đai

Theo chương trình kì họp thứ 6 khoá XV, ngày cuối cùng (29/11/2023) Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung). Tuy nhiên, qua mấy kì họp trước và các phiên thảo luận lần này, Chính phủ và Quốc hội quyết định chưa thông qua để tháng 1/2024 sẽ có kì họp bất thường (lần thứ 5) sau khi Ban soạn thảo chỉnh lí, đưa ra các phương án để xin ý kiến Quốc hội thảo luận, có thể biểu quyết thông qua. Đó là một quyết định sáng suốt, thận trọng của cơ quan quyền lực cao nhất.

Nguyên nhân chủ yếu do Dự án luật thiết kế chính sách chưa tập trung, chưa trúng, khó xác định xu hướng, chưa thống nhất nhiều vấn đề phức tạp. Một số chính sách lớn, quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu. Vì thế, về tổng thể dự án luật đặc biệt quan trọng này còn nhiều bất cập do tính chất phức tạp phát sinh từ trong thực tiễn. Để khơi thông nguồn lực đất đai, đặt lên hàng đầu yêu cầu về chất lượng của dự án luật, nhằm bảo đảm vững chắc, ổn định và lâu dài.

Một nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay đang phát triển, bên cạnh nguồn lực lao động (con người) thì đất đai là tài nguyên và là nguồn lực vật chất to lớn nhất. Từ khi công cuộc đổi mới diễn ra, Nhà nước đã 4 lần ban hành và thực hiện Luật Đất đai (1987, 1993, 2003 và 2013). Trong các giai đoạn phát triển đất nước, thể chế về đất đai đáp ứng được xu thế đi lên của kinh tế - xã hội, theo bước đi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, mỗi thời kì đều xuất hiện tình hình mới, những đòi hỏi mới, mâu thuẫn và bất cập mới nảy sinh, cần đặt ra hướng đi và hoạch định chính sách căn cơ, phù hợp.

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường
Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường

Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 bộc lộ khá nhiều bất cập, thiếu thống nhất, nhiều điều khoản chưa đồng bộ, nảy sinh xung đột với một số luật liên quan (Luật Lâm nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu). Tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch treo, quy hoạch của nhiều ngành chồng lấn, quy hoạch không có tầm nhìn còn phổ biến. Điều đó, gây cản trở cho quá trình thực thi pháp luật, nhiều vướng mắc trong quản lí, sử dụng, khai thác tiềm năng đất đai và là một trong những nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, kìm hãm sự phát triển kinh tế, nhiều nơi gây bất ổn về trật tự, an toàn xã hội do mâu thuẫn giữa người với chính quyền địa phương.

Chính sách lớn nhất là định giá đất, thu hồi đất

Theo nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 (Hội nghị Trung ương V khoá XIII): Về đổi mới, hoàn thiện chính sách về đất đai: Bỏ quy định về khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, địa phương xây dựng giá trong việc thu hồi đất.

Định giá đất, thu hồi đất là vấn đề hệ trọng, tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội. Mấy chục năm qua, đây cũng là tác nhân của mâu thuẫn phát sinh, xung đột cục bộ và số lượng đơn thư nhiều nhất trong các loại đơn khiếu nại, tố cáo xung quanh giá đất và thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Vì lẽ đó, dự thảo lần này của Luật Đất đai còn 14 vấn đề được nêu ra 2 phương án cần trình Quốc hội cho ý kiến. Nổi cộm là việc Nhà nước thu hồi đất quy định tại các Điều 79, 126 và 128.

Một số nội dung trong dự thảo về giá đất đều có 2 phương án, trong đó Điều 159 quy định về phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp để bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi. Dù áp dụng quy định nào về giá đất cũng phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân, Nhà nước kiểm soát được địa tô chênh lệch, bảo vệ được cán bộ, bảo đảm khả thi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Do đó, luật phải nêu rõ điều kiện áp dụng, nguyên tắc lựa chọn của từng phương pháp. Tốt nhất là Nhà nước thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đều tuân thủ pháp luật trên nguyên tắc minh bạch, công khai, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi theo tinh thần nghị quyết 18. Phương pháp tốt nhất là định giá sát với thị trường hoặc thoả thuận với người dân khi thu hồi, nhất là đối với các dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Đất thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng trả tiền thuê hằng năm thì cần quy định không được bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền trên đất thuê để tránh rủi ro như khi thua lỗ, ngân hàng “xiết nợ” sẽ thu tài sản như bệnh viện, trường học, công sở bởi đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công. Tương tự như các dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ thuộc diện Nhà nước thu hồi đất cần đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm kiểm soát địa tô chênh lệch thông qua thu hồi đất giúp Nhà nước có nguồn lực để đền bù, tránh tình trạng mỗi người bị thu hồi đòi một giá khiến dự án trì trệ, kéo dài, có thể áp dụng cơ chế tự thoả thuận để bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, đạt sự đồng thuận với chủ đầu tư…

Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp nhiều quy định “vênh” nhau

Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014. Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2019 quy định nhiều nội dung, khái niệm “lệch pha” so với Luật Đất đai 2013.

Trong khi Luật Đất đai nêu rõ “đất rừng” nhưng không có sự giải thích phân biệt “đất rừng” như thế nào? Cụm từ “đất lâm nghiệp” không được đề cập trong Luật Đất đai. Song, Thông tư 28 lại quy định “đất lâm nghiệp” gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuât…là đánh đồng “đất rừng” với “đất lâm nghiệp”. Luật Lâm nghiệp quy định “đất lâm nghiệp” không chỉ bao gồm đất rừng, mà còn bao gồm đất xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, bởi lâm nghiệp bao gồm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Luật Lâm nghiệp quy định đối với khu vực dân tộc thiểu số có “đất tín ngưỡng”, “rừng tín ngưỡng”. Khoản 8, điều 2 Luật Lâm nghiệp quy định “rừng tín ngưỡng” là rừng gắn liền với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng (ma rừng, rừng thiêng). Trong khi đó, Luật Đất đai quy định đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình như đình, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Như vậy, khái niệm về tín ngưỡng trong Luật Đất đai rộng rãi hơn.

Luật Lâm nghiệp không quy định rõ về thửa đất, lô rừng, về tiêu chí rừng trồng, phân loại đất, phân loại rừng, quy hoạch sử dụng đất rừng… ảnh hưởng trực triếp đến quá trình hưởng lợi của dân tộc thiểu số mà cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng. Điều này hạn chế vai trò “chủ rừng” về vị trí pháp lí. Hiện nay, 90% cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số (11.525 cộng đồng) được giao đất rừng và quản lí rừng nhưng không rõ giao bao nhiêu héc-ta. Đồng thời, chủ rừng không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền quản lí rừng được giao…

Trên cơ sở bất cập gữa Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp, cần quy định rõ và cần đưa “đất lâm nghiệp” vào Luật Đất đai. Mặt khác, Luật Đất đai cũng cần quy định đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đất có rừng trồng đạt tiêu chí rừng, đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng, đất nuôi trồng rừng nhưng chưa thành rừng, đất đang trồng hoặc đã giao, đã cho thuê để trồng rừng và diện tích trong ranh giới các khu rừng đã được quyết định loại rừng theo quy định pháp luật về lâm nghiệp, đất sử dụng cho hoạt động chế biến và thương mại lâm sản. Có nghĩa là đất rừng phải có tên gọi trùng với tên gọi của loại rừng tương ứng và ranh giới thửa đất rừng trong phạm vi rừng được xác định theo quy định của pháp luật lâm nghiệp. Luật Đất đai cũng cần bổ sung đất rừng tín ngưỡng theo quy định của Luật Lâm nghiệp…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

“Ôi! Sống như anh, sống trọn đời; Sáng trong như ngọc một con người” - (Tố Hữu)
Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Như ta đã biết, Hịch tướng sĩ là “Áng thiên cổ hùng văn” lần đầu tiên được các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dịch từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên, để nhằm mục đích tuyên truyền lòng yêu nước cho Nhân dân.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cách đây 65 năm, vào tháng 12/1958, trong khi đất nước đang tiến hành cải tạo XHCN trên miền Bắc và đấu tranh ở miền Nam để thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập số 12/1958 .
Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Trong kháng chiến chống Mỹ, việc tiếp tế và chi viện cho cách mạng miền Nam là hết sức cần thiết. Cùng với tuyến đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên huyền thoại, nối dài hành trình vĩ đại của các thế hệ yêu nước Việt Nam...

Tin khác

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn
Cựu chiến binh (CCB), Nghệ nhân dân gian (NNDG) Phan Thanh Sơn, quê ở xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thường trú tại số nhà 100/1A Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Cách Hà Nội hơn 20km, ngoài ngôi chùa cổ kính không mấy ai nhớ tuổi, quần thể di tích này bao gồm chùa Vô Vi (tục truyền, một vị tướng thời nhà Đinh đã về ở ẩn tại đây) và chùa Trăm Gian do "Thánh sống" Nguyễn Văn Thành (Quốc Oai, Hà Tây) dựng lên.

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân
Cách đây 51 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc đã tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn vào những ngày cuối tháng 12/1972, đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc. Tầm vóc của thắng lợi này được ghi tạc vào lịch sử với niềm tự hào: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi
Ngay sau khi ra đời (3/2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngay lập tức kêu gọi giai cấp công nhân và Nhân dân lao động đứng lên đòi quyền lợi của mình.

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh
Sư phạm được xem là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Bởi lẽ, từ đây đã đào tạo nên những công dân chuẩn mực, đạo đức, đóng góp cho xã hội về mọi lĩnh vực, giúp đất nước trở nên phồn thịnh, đẹp giàu.

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng
79 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, được Nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, anh dũng chiến đấu hi sinh, từng bước trưởng thành, lớn mạnh...

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 11/12, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”. Tham dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, giảng viên lý luận chính trị đến từ các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc.

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”
Trong bối cảnh hội nhập, Ðảng ta đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí Minh”, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người
Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản "Di chúc" lịch sử, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong "Di chúc", Bác dặn: "Đầu tiên là công việc đối với con người"… "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mọi tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Do đó, phải được tổ chức thực hiện đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là mặt trận chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục
Một ngày, sau Tuyên ngôn Độc lập, 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn về "nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước". Tại đây, Hồ Chủ tịch đề xuất 6 nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?
Nhiều người vẫn cho rằng con trẻ bây giờ thật sướng, khi vật chất đủ đầy, cha mẹ chăm lo cho từng li từng tí… Điều đó thực ra cũng chỉ đúng một phần mà thôi, bởi học sinh thời nay có một thứ “vô hình” luôn đè nặng lên các em, đó là áp lực học tập!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!
Năm 2023, sẽ có nhiều hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả Quốc ca - Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), một trong những sự kiện đó là Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” vào ngày 8/11/2023, tại Hà Nội. Rất hi vọng Hội thảo sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự nghiệp của con người tài năng, đức độ này.
Xem thêm
Phiên bản di động