Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 11/12, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”. Tham dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, giảng viên lý luận chính trị đến từ các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc.
Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc
Các đồng chí chủ trì Hội thảo

Chủ trì hội thảo có GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học nhất vì đã trang bị cho giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới vũ khí tư tưởng lý luận sắc bén để đấu tranh vì mục tiêu cao cả của nhân loại là xóa bỏ chế độ áp bức của giai cấp tư sản, tiến lên xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hai nước, trong đó chú trọng việc hiểu đúng, vận dụng đúng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn đất nước, hướng đến mục tiêu cao nhất: Với Việt Nam là xây dựng một xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; với Trung Quốc là trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt thông qua con đường hiện đại hóa Trung Quốc. Hai Đảng, hai nước hết sức quan tâm và dành nhiều nguồn lực, chính sách thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học. Đây là những “vườn ươm” đầy sức sống của khoa học lý luận Mác-Lênin, luôn đi tiên phong trong bảo vệ, truyền bá nền tảng tư tưởng Mác-Lênin, cũng như đảm nhận trọng trách lớn lao là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai tiếp nối, xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nêu rõ: Thực tiễn giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã có sự đổi mới theo hướng tích cực, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị được bố trí, sắp xếp phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phần lớn đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tương đối sâu, rộng, có kinh nghiệm; thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật lý luận mới về chủ nghĩa Mác-Lênin và các môn khoa học chính trị khác; trách nhiệm, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị…

Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin cũng còn một số hạn chế như: Nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong tình hình mới của các đơn vị giảng dạy chưa thật sự đầy đủ; công tác nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác-Lênin chưa sâu, chưa bắt kịp với tình hình thay đổi của thế giới, khu vực và trong nước, đòi hỏi yêu cầu của thực tiễn công tác lý luận; nội dung chương trình học, giáo trình còn trùng lặp, nặng về lý luận, ít tính thực tiễn….

Theo PGS.TS Phạm Minh Sơn, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay tiếp tục đặt ra nhiều thách thức, những khó khăn, phức tạp đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin, như sự du nhập của các khuynh hướng tư sản, cực đoan, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động đối với chủ nghĩa Mác-Lênin; lối sống phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, thờ ơ trước các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước… Việc tiếp tục tìm ra các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học trong thời gian tới là rất cần thiết.

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc
Hội thảo nhận được 85 bài tham luận và lắng nghe 7 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của đại diện các bộ, ban, ngành, các giảng viên, nhà khoa học...

Hội thảo nhận được 85 bài tham luận và lắng nghe 7 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của đại diện các bộ, ban, ngành, các giảng viên, nhà khoa học... Những ý kiến đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là hệ tư tưởng của hai nước, mà là một học thuyết khoa học và cách mạng trong lịch sử nhân loại; phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay; chia sẻ những kinh nghiệm giá trị, đề xuất các định hướng, giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới...

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc
PGS.TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: Với nhiều góc tiếp cận khác nhau, ý kiến tham luận, các bài viết của các nhà khoa học cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc...

Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: Với nhiều góc tiếp cận khác nhau, ý kiến tham luận, các bài viết của các nhà khoa học cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, giải pháp có giá trị cao đưa ra trong Hội thảo sẽ là cơ sở để Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng kiến nghị với Đảng và Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học trong thời gian tới.

Hội thảo là dịp để ​các học giả, nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc - hai quốc gia xã hội chủ nghĩa cùng chia sẻ các kết quả tổng kết nghiên cứu lý luận và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học, từ đó, lan tỏa hơn sức sống và giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp tục vững tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

“Ôi! Sống như anh, sống trọn đời; Sáng trong như ngọc một con người” - (Tố Hữu)
Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Như ta đã biết, Hịch tướng sĩ là “Áng thiên cổ hùng văn” lần đầu tiên được các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dịch từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên, để nhằm mục đích tuyên truyền lòng yêu nước cho Nhân dân.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cách đây 65 năm, vào tháng 12/1958, trong khi đất nước đang tiến hành cải tạo XHCN trên miền Bắc và đấu tranh ở miền Nam để thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập số 12/1958 .
Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Trong kháng chiến chống Mỹ, việc tiếp tế và chi viện cho cách mạng miền Nam là hết sức cần thiết. Cùng với tuyến đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên huyền thoại, nối dài hành trình vĩ đại của các thế hệ yêu nước Việt Nam...

Tin khác

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn
Cựu chiến binh (CCB), Nghệ nhân dân gian (NNDG) Phan Thanh Sơn, quê ở xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thường trú tại số nhà 100/1A Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường
Theo chương trình kì họp thứ 6 khoá XV, ngày cuối cùng (29/11/2023) Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung).

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Cách Hà Nội hơn 20km, ngoài ngôi chùa cổ kính không mấy ai nhớ tuổi, quần thể di tích này bao gồm chùa Vô Vi (tục truyền, một vị tướng thời nhà Đinh đã về ở ẩn tại đây) và chùa Trăm Gian do "Thánh sống" Nguyễn Văn Thành (Quốc Oai, Hà Tây) dựng lên.

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân
Cách đây 51 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc đã tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn vào những ngày cuối tháng 12/1972, đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc. Tầm vóc của thắng lợi này được ghi tạc vào lịch sử với niềm tự hào: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi
Ngay sau khi ra đời (3/2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngay lập tức kêu gọi giai cấp công nhân và Nhân dân lao động đứng lên đòi quyền lợi của mình.

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh
Sư phạm được xem là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Bởi lẽ, từ đây đã đào tạo nên những công dân chuẩn mực, đạo đức, đóng góp cho xã hội về mọi lĩnh vực, giúp đất nước trở nên phồn thịnh, đẹp giàu.

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng
79 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, được Nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, anh dũng chiến đấu hi sinh, từng bước trưởng thành, lớn mạnh...

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”
Trong bối cảnh hội nhập, Ðảng ta đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí Minh”, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người
Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản "Di chúc" lịch sử, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong "Di chúc", Bác dặn: "Đầu tiên là công việc đối với con người"… "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mọi tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Do đó, phải được tổ chức thực hiện đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là mặt trận chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục
Một ngày, sau Tuyên ngôn Độc lập, 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn về "nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước". Tại đây, Hồ Chủ tịch đề xuất 6 nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?
Nhiều người vẫn cho rằng con trẻ bây giờ thật sướng, khi vật chất đủ đầy, cha mẹ chăm lo cho từng li từng tí… Điều đó thực ra cũng chỉ đúng một phần mà thôi, bởi học sinh thời nay có một thứ “vô hình” luôn đè nặng lên các em, đó là áp lực học tập!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!
Năm 2023, sẽ có nhiều hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả Quốc ca - Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), một trong những sự kiện đó là Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” vào ngày 8/11/2023, tại Hà Nội. Rất hi vọng Hội thảo sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự nghiệp của con người tài năng, đức độ này.
Xem thêm
Phiên bản di động