Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nhân Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kì 2023 - 2028:

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn trong công cuộc giải phóng dân tộc cũng như trong sự phát triển của xã hội. Trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Bác đã chỉ rõ: “Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai” .

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), cũng đã nói rõ về mục đích và tổ chức, hoạt động của Công hội: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình với nhau, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” .

Tiếp đó, để đáp ứng yêu cầu cách mạng lúc bấy giờ, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng tiến hành Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929. Ban Chấp hành lâm thời Công hội Đỏ có 7 đồng chí, do Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Công hội Đỏ tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay.

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong bài đăng trên báo Cứu Quốc (số 390, ngày 29/10/1946), Bác viết: “Công đoàn có nhiệm vụ gìn giữ quyền lợi cho công nhân và giúp Chính phủ trong việc xây dựng đất nước”.

Ngày 2/3/1947, Bác kí Sắc lệnh số 29 về quyền của những người làm công tương tự như Bộ luật Lao động ngày nay và đã dành một chương, với 22 điều quy định người lao động có quyền có tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong chuyến thăm và nói chuyện tại Trường Cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957, Bác nêu rõ 6 nhiệm vụ cơ bản là: “1. Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng”, “2. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng”, “3. Công đoàn và cán bộ công đoàn phải học trước để hiểu biết khoa học”, “4. Nội bộ công nhân phải đoàn kết”, “5. Công đoàn và cán bộ công đoàn phải tìm cách này hay cách khác giải thích cho công nhân hiểu rõ tình hình trong nước và ngoài nước”, “6. Công đoàn phải lãnh đạo, hướng dẫn công nhân”.

Ngày 5/11/1957, Bác kí Sắc lệnh số 108 ban hành Luật Công đoàn do Quốc hội Khóa I thông qua.

Ngày 14/3/1959, phát biểu tại Hội nghị cán bộ công đoàn, Bác chỉ rõ: “Nhiệm vụ của công nhân và công đoàn hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn thế, công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra” . Người kết luận: “Nói tóm lại, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người xã hội chủ nghĩa. Công nhân phải thành người xã hội chủ nghĩa, cán bộ công đoàn trước hết phải là người xã hội chủ nghĩa. Muốn thành người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải có tinh thần làm chủ đất nước, chống tư tưởng làm thuê làm mướn ngày trước, vì bây giờ làm cho giai cấp mình, cho con cháu mình. Phải đặt lợi ích giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, chống thói kèn cựa, suy bì, ích kỉ. Phải có lề lối làm việc xã hội chủ nghĩa là siêng năng, khẩn trương, khiêm tốn, luôn cố gắng tiến bộ...” .

Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1961, Bác nhấn mạnh: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng” .

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kì 2023 - 2028) do đó là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động, của tổ chức Công đoàn Việt Nam; khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện nay, Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, hiện nay, tuy chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách Nhà nước.

Thực tiễn hiện nay càng làm sáng tỏ khẳng định của Bác tại Hội nghị cán bộ công đoàn (14/3/1959): “Nhiệm vụ của công nhân và công đoàn hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội… Nói tóm lại, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người xã hội chủ nghĩa. Công nhân phải thành người xã hội chủ nghĩa, cán bộ công đoàn trước hết phải là người xã hội chủ nghĩa”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Tại cột mốc năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việt Nam là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2021. Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu: Đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

“Ôi! Sống như anh, sống trọn đời; Sáng trong như ngọc một con người” - (Tố Hữu)
Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Như ta đã biết, Hịch tướng sĩ là “Áng thiên cổ hùng văn” lần đầu tiên được các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dịch từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên, để nhằm mục đích tuyên truyền lòng yêu nước cho Nhân dân.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” soi sáng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cách đây 65 năm, vào tháng 12/1958, trong khi đất nước đang tiến hành cải tạo XHCN trên miền Bắc và đấu tranh ở miền Nam để thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập số 12/1958 .
Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Hào hùng Đường Hồ Chí Minh trên biển

Trong kháng chiến chống Mỹ, việc tiếp tế và chi viện cho cách mạng miền Nam là hết sức cần thiết. Cùng với tuyến đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên huyền thoại, nối dài hành trình vĩ đại của các thế hệ yêu nước Việt Nam...

Tin khác

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn
Cựu chiến binh (CCB), Nghệ nhân dân gian (NNDG) Phan Thanh Sơn, quê ở xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thường trú tại số nhà 100/1A Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường

Luật Đất đai có thể được Quốc hội thông qua tại kì họp bất thường
Theo chương trình kì họp thứ 6 khoá XV, ngày cuối cùng (29/11/2023) Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung).

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Cách Hà Nội hơn 20km, ngoài ngôi chùa cổ kính không mấy ai nhớ tuổi, quần thể di tích này bao gồm chùa Vô Vi (tục truyền, một vị tướng thời nhà Đinh đã về ở ẩn tại đây) và chùa Trăm Gian do "Thánh sống" Nguyễn Văn Thành (Quốc Oai, Hà Tây) dựng lên.

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân

Sự toàn thắng của chiến tranh Nhân dân
Cách đây 51 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc đã tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn vào những ngày cuối tháng 12/1972, đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc. Tầm vóc của thắng lợi này được ghi tạc vào lịch sử với niềm tự hào: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rèn luyện lực lượng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi
Ngay sau khi ra đời (3/2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngay lập tức kêu gọi giai cấp công nhân và Nhân dân lao động đứng lên đòi quyền lợi của mình.

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh

"Tôn sư trọng đạo" trong mọi hoàn cảnh
Sư phạm được xem là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Bởi lẽ, từ đây đã đào tạo nên những công dân chuẩn mực, đạo đức, đóng góp cho xã hội về mọi lĩnh vực, giúp đất nước trở nên phồn thịnh, đẹp giàu.

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng
79 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, được Nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, anh dũng chiến đấu hi sinh, từng bước trưởng thành, lớn mạnh...

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc

Kinh nghiệm giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 11/12, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”. Tham dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, giảng viên lý luận chính trị đến từ các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc.

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”
Trong bối cảnh hội nhập, Ðảng ta đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí Minh”, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người
Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản "Di chúc" lịch sử, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong "Di chúc", Bác dặn: "Đầu tiên là công việc đối với con người"… "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mọi tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Do đó, phải được tổ chức thực hiện đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là mặt trận chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục
Một ngày, sau Tuyên ngôn Độc lập, 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn về "nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước". Tại đây, Hồ Chủ tịch đề xuất 6 nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?
Nhiều người vẫn cho rằng con trẻ bây giờ thật sướng, khi vật chất đủ đầy, cha mẹ chăm lo cho từng li từng tí… Điều đó thực ra cũng chỉ đúng một phần mà thôi, bởi học sinh thời nay có một thứ “vô hình” luôn đè nặng lên các em, đó là áp lực học tập!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!
Năm 2023, sẽ có nhiều hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả Quốc ca - Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), một trong những sự kiện đó là Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” vào ngày 8/11/2023, tại Hà Nội. Rất hi vọng Hội thảo sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự nghiệp của con người tài năng, đức độ này.
Xem thêm
Phiên bản di động