Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Một tấm gương đạo đức muôn đời soi sáng mãi

“Ôi! Sống như anh, sống trọn đời; Sáng trong như ngọc một con người” - (Tố Hữu)

Vâng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mãi luôn xứng đáng với lời ngợi ca ấy. Lúc sinh thời, Đại tướng không chỉ là một con người có tài cao, chí lớn mà còn là một mẫu mực về đức độ của người cán bộ cách mạng. Nhận xét, đánh giá về Đại tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đó là “một con đại bàng bay cao, nhìn xa”.

Có thể khẳng định rằng, cuộc đời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một cuộc đời gắn bó sâu sắc với đất nước, với dân tộc, với Đảng, với dân. Vốn sinh ra trong một gia đình và làng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng (thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), người thanh niên Nguyễn Vịnh (tên khai sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) sớm có lòng yêu nước nồng nàn và nhiệt huyết cách mạng. Ý thức đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc hình thành trong ông từ rất sớm. Vừa tròn tuổi 23, ông đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng và được cử làm Bí thư Chi bộ Đảng tại huyện Quảng Điền (mảnh đất cắt rốn của ông), sau đó ông được chỉ định vào Tỉnh ủy lâm thời. Năm 24 tuổi, đã là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Trong khí thế chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, ông được Đảng phân công hoạt động ở Nam Trung kì. Rồi ông được cử đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (tháng 8/1945).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự miền Nam tháng 7/1967. 	Ảnh tư liệu
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự miền Nam tháng 7/1967. Ảnh tư liệu

Tại Hội nghị, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại đây, ông được gặp Bác Hồ, Bác trìu mến đặt cái tên Nguyễn Chí Thanh cho ông. Tên gọi thân thương đó đã cùng ông đi suốt cuộc hành trình cách mạng. Bước vào tuổi 37, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Điều đáng quý nhất ở ông là dù ở cương vị nào, ông cũng đều dốc hết nhiệt tình và tài năng của mình để kiên trì thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đảng đã đề ra.

Ông là một con người của Đảng, luôn tin ở Đảng và luôn làm tất cả những gì có thể làm được để tăng cường sức mạnh của Đảng. Với ông, sức mạnh của Đảng trước hết bắt nguồn từ đường lối của Đảng. Tại Hội nghị tuyên huấn toàn quân năm 1951, ông từng phát biểu rằng: “Vì sao mà gian khổ, khó khăn biết chừng nào mà dân ta vẫn quyết tâm kháng chiến? Vì sao mà từ gậy tầm vông, chúng ta đã có lực lượng to lớn như bây giờ? Có phải tự nhiên may rủi mà được như vậy không? Có phải trời sinh ra là dân ta khắc đoàn kết không? Có phải chúng ta sẵn tiền rừng, bạc biển không? Hoàn toàn không! Mà chính là vì Đảng ta có đường lối đúng đắn”.

Trong một bài viết cho Báo Nhân dân, nhân kỉ niệm 10 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ông cũng nêu rõ quan điểm ấy: “Nếu ngày xưa ông cha ta ước mơ tìm thấy một sức mạnh thần kì ở nơi con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương để đánh đuổi quân ngoại xâm, thì ngày nay chúng ta tìm thấy sức mạnh đó không phải ở đâu xa mà ở nơi đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta. Đường lối chính trị ấy đã biến thành sức mạnh của quần chúng”. Và chính ông cũng thường xuyên nêu rõ rằng, sự gắn bó sâu sắc với Nhân dân, chính là sức sống, sức mạnh của Đảng. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã từng có câu nói nổi tiếng: “Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta cần phải tranh thủ từng thôn, từng người dân. Chúng ta không để mất dân; chết không rời cơ sở. Chúng ta nhất định thắng”.

Vâng, có dân, biết gắn bó mật thiết với nhân dân là chúng ta có tất cả. Vì thế, trong một lần “Đi kiểm soát một đơn vị” (tên bài báo của ông đăng trên Tạp chí Sinh hoạt nội bộ, số 6, tháng 1/1948), ông đã phê phán một chi bộ trong một năm không phát triển được đảng viên mới nào, và cho rằng: “Chi bộ đã không liên lạc mật thiết với quần chúng”. Rồi ông kết luận: “Đoàn thể rời quần chúng thì đoàn thể chết”. Đó cũng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Đảng. Và ngày nay, Đảng ta đang tiếp tục phát huy tư tưởng đó để phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Một biểu hiện sáng trong như ngọc khác của vị đại tướng lừng danh này là sự kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân của ông. Những tư tưởng, những tác phẩm của ông về vấn đề này đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thực tiễn quý giá. Trong Hội nghị Chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp trong quân đội (5/1957), ông đã có bài nói chuyện mà sau này trở thành tác phẩm nổi tiếng: “Chống chủ nghĩa cá nhân”. Theo ông, “Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của phương thức sản xuất lấy tư hữu tư liệu sản xuất làm cơ sở”. Và ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống xen kẽ với giai cấp tư sản... Một mặt có điều kiện để học tập rèn luyện thêm, một mặt thì tương đối rảnh rang để tính toán cho cá nhân mình”. Tuy nhiên, “Chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là cấm tuyệt đối người đảng viên, cán bộ... không được mảy may lo lắng cho công việc riêng tư của mình”, mà chống chủ nghĩa cá nhân là chống những biểu hiện “Thấy tác dụng cá nhân mình tăng lên một tí, thấy tác dụng của Nhân dân quần chúng giảm đi một tí”; “thấy công lao của mình tăng lên một tí, thấy công lao của Đảng giảm đi một tí”, “đối với mình thì cộng thêm một ít thành tích, đối với người khác thì cộng thêm cho họ một ít sai lầm, khuyết điểm”; đôi lúc “thấy hoài bão to lớn về chủ nghĩa cộng sản bớt đi một tí, mà lo lắng tiền đồ cá nhân mình ngày càng tăng lên một tí”. Những người bị chủ nghĩa cá nhân chi phối thường hay xuyên tạc sự thật, điều chỉnh sự vật một cách giả tạo theo hướng có lợi cho cá nhân mình, và lẽ cố nhiên là có hại và gây khó khăn cho cách mạng, dù chỉ là “mỗi cái một tí”. Ngày nay, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân còn là tính tự kiêu, tự phụ, là “cái gì cũng cho mình là duy nhất tốt, duy nhất đúng”, và thường xem xét giải quyết vấn đề không khách quan, không đúng đắn, gây khó khăn trở ngại cho Đảng, cho cách mạng; đồng thời để cho kẻ thù lợi dụng để lung lạc lòng tin của quần chúng về Đảng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho rằng, cuộc chiến nhằm loại bỏ chủ nghĩa cá nhân thật không đơn giản, nhưng chúng ta đã có sẵn một pháp bảo thần diệu để trừ khử nó, đó là phê bình và tự phê bình, nâng cao trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên. Tất nhiên, phê bình và tự phê bình phải “đi từ đoàn kết để củng cố và tăng cường đoàn kết”; “đi từ học tập giáo dục lẫn nhau để làm cho nhau tiến bộ”; “đi từ lợi ích cách mạng để phục vụ cho lợi ích cách mạng”; “đạo đức cao quý nhất của người cộng sản là hi sinh phấn đấu, hi sinh là hi sinh cá nhân, phấn đấu là phấn đấu vì cách mạng”... Con người ấy đã đi xa, nhưng sao mãi trong ta vẫn còn đọng mãi một hình ảnh sáng trong như ngọc, để cho ta nguyện suốt đời học tập, noi gương...

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Chí Thanh - Chống chủ nghĩa cá nhân - NXB Sự thật, HN 1969.

Nguyễn Thị Thọ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.
Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.
Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…
Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Tin khác

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.
Xem thêm
Phiên bản di động