Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Linh thiêng cội nguồn

Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Người Việt thường thắp hương vào các dịp giỗ chạp, lễ, tết,... Thông qua các lễ vật được dâng lên bàn thờ tổ tiên như hoa, quả, rượu, trà, bánh kẹo,… cùng các nghi thức cúng bái, họ tỏ lòng thành kính, báo cáo chuyện gia đình và cầu mong sự che chở của tổ tiên.

1. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, thuỷ tổ của người Việt là dòng giống con Rồng cháu Tiên. Nền văn hoá của người Việt gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Lao động với cây lúa và ruộng đồng khiến họ luôn đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ, trở ngại như sự biến đổi của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh hoành hành… Sự gắn bó với đất đai, mật thiết với thiên nhiên đã cho người Việt niềm tin rằng tổ tiên luôn bên cạnh, đồng hành, chở che giúp họ cùng con cháu vượt qua chông gai, thách thức và luôn phù hộ cho họ có những vụ mùa bội thu, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người Việt tin rằng, chết chỉ là sự chia tách tạm thời về mặt thể xác và linh hồn, vì sau khi rời thể xác, linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại ở một thế giới khác, mà chúng ta thường gọi là cõi âm. Nghĩa là, trong quan niệm của họ, giữa cõi dương và cõi âm luôn có sự tương tác. Thứ nữa, người Việt cũng ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của một số tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo về việc báo hiếu phụ mẫu, tổ tiên. Niềm tin và tín ngưỡng vào cái thiêng, cái siêu nhiên như quan niệm “sống tết, chết giỗ”, “cao nấm ấm mồ”,… đã thôi thúc họ tổ chức những nghi lễ cúng bái đầy trang nghiêm, thành kính để thay lời tri ân, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên nguồn cội; dặn dò, nhắc nhở con cháu bài học đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vì thế, khi bày mâm thờ cúng tổ tiên, thắp nén hương, người Việt mới thấy toại nguyện, ấm áp và yên lòng. Nén hương như nối kết, quyện hòa cõi âm và cõi dương, gói tấm lòng thành của con cháu đến với ông bà tổ tiên. Cúi đầu kính cẩn, thiện tâm theo làn khói trắng lan tỏa ấm áp, thanh tịnh, họ tự nhắc nhở mình sống tốt, sống ngay thẳng, sống nhân ái hơn.

2. Tết Nguyên đán đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đây là thời điểm để mọi người thực hiện nhiều hoạt động, phong tục tập quán truyền thống như cúng tổ tiên, hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi,... nhằm tri ân tổ tiên, tạo mối khăng khít về huyết thống, tình cảm gia đình và cầu mong một năm mới tốt lành, sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Trong chuỗi các nghi lễ của ngày Tết, tất niên là lễ cúng quan trọng cuối cùng trong năm với ý nghĩa tống tiễn những điều không may mắn của năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp cho năm mới.

Tầm khoảng hai tuần trước Tết, phố phường, làng mạc đã lan tỏa không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Ai ai cũng cảm thấy hân hoan, háo hức, tràn đầy năng lượng tích cực. Người mua kẻ bán tấp nập. Các con đường như khoác lên mình chiếc áo mới với những sắc màu tươi vui, sinh động. Từ trong nhà ra ngoài ngõ đều được dọn dẹp, trang hoàng chu đáo. Mâm cỗ, bánh trái được bày biện theo truyền thống Tết Việt. Việc chăm sóc sửa soạn bàn thờ gia tiên bao giờ cũng được chú ý vì đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống. Nó cũng góp phần giúp người Việt ý thức chăm sóc, gìn giữ cái phần hồn của mình khi đứng trước bàn thờ tổ tiên. Cuộc gặp gỡ dẫu vô hình, mang tính tâm linh nhưng mỗi người đều như được mở lòng và cảm thấy an yên, thanh tịnh. Trước đây, công việc này thường giao cho người đàn ông với quan niệm rằng đó là trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu. Ngày nay, tuy không phân biệt nam nữ nhưng khi thắp hương khấn vái ông bà tổ tiên, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình luôn lo việc cúng bái.

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều 30 Tết, với hai mâm: Cúng gia tiên và cúng thiên địa. Mâm cúng gia tiên được dọn bày từ các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, lợn, giò, chả, xôi,... Mâm cúng thiên địa đơn giản hơn, thường là mâm cúng chay với gạo, muối, rượu, hoa quả,... Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, mỗi gia đình có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng dù đơn giản hay sang trọng đều không thể thiếu sự thành tâm và lòng biết ơn. Bởi, hiếu thảo nào đâu cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tấm lòng thành kính là đủ để sưởi ấm tâm hồn, vun đắp tình thân. Trong dịp này, nếu người đàn ông thể hiện vai trò trụ cột khi đứng ra cúng bái thì người phụ nữ lại có cơ hội thể hiện sự khéo léo, đảm đang của mình qua những món ăn ngon, thịnh soạn.

Dù đi xa hay bận bịu, người nào cũng mong muốn được trở về nhà, cùng gia đình quây quần sum họp bên mâm cỗ cúng tất niên, vui vẻ chuyện trò, thưởng thức những món ăn do người thân yêu của mình chế biến. Lễ cúng tất niên vì thế mang nhiều ý nghĩa như đánh dấu sự kết thúc và tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới; mời ông Công, ông Táo trở về trần thế tiếp tục cai quản công việc bếp núc cho gia đình. Lễ cúng tất niên còn là dịp để tưởng nhớ và mời những người đã khuất tham gia bữa cơm cùng gia đình; con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo, tôn kính đối với tổ tiên ông bà gia tiên; và cũng là thời điểm hợp lí để các thế hệ gặp gỡ, chuyện trò, chia sẻ niềm vui trong ngày cuối năm.

Có một số địa phương, trước khi diễn ra bữa cơm tất niên, gia đình thường ra mộ thắp hương để mời tổ tiên ông bà cùng về tham dự, chung vui. Có nơi thì thắp hương mời tổ tiên ông bà ngay tại bàn thờ gia tiên. Dù cách thức chuẩn bị có khác nhau thế nào thì bữa cơm tất niên vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống in đậm trong tâm khảm biết bao thế hệ. Ai nấy đều khao khát không khí ấy, vì chỉ ở đó, họ mới thấy được sự nồng nàn, ấm áp vô biên của tình thân.

Trải qua bao thăng trầm, Tết Nguyên đán luôn phản chiếu những nét đẹp văn hóa đặc sắc độc đáo của người Việt. Dẫu có băn khoăn so sánh khác biệt giữa sắc màu Tết xưa và Tết nay, hay nuối tiếc trước một số đổi thay, mai một của phong tục, lễ nghi thì lễ cúng tất niên cuối năm vẫn là phần lễ đặc biệt quan trọng, không thể thiếu, vẫn lưu giữ những vẻ đẹp, ý nghĩa và giá trị riêng biệt của nó. Vì hương thơm từ tấm lòng, từ cội nguồn mà ra. Người với người nương theo khói hương để xích lại gần nhau hơn, tận hưởng và hết mình trong mối giao cảm tuyệt diệu của đất trời, vạn vật.

Hoàng Thụy Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động