Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...

Đất đai là tài sản cố định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu quản lí, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do “tư duy nhiệm kì”, do nôn nóng quy hoạch, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất nên rất nhiều dự án chậm triển khai thành dự án “treo”, hàng loạt khu công nghiệp tỉ lệ lấp đầy rất thấp gây nên lãng phí vô cùng lớn nguồn lực đất đai…
Tính đến cuối năm 2020, cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với tổng diện tích 130.000 ha. Nhiều dự án “treo” tồn tại hàng thập kỉ. Tình trạng đó đang phổ biến ở nhiều địa phương. Các địa phương có nhiều dự án “treo” là Hà Nội (720 dự án), TP Hồ Chí Minh (320 dự án), Nam Định (80 dự án), Quảng Nam (50 dự án), Đồng Nai (40 dự án), Vĩnh Phúc (32 dự án), Cần Thơ (24 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (24 dự án), Hải Dương (18 dự án), Đà Nẵng (16 dự án), Khánh Hoà (10 dự án)…

Theo các nhà kinh tế, 1 ha đất nông nghiệp tạo ra giá trị từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng (tuỳ khu vực, địa bàn và năng lực sản xuất) nhưng nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất làm công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đô thị thì có thể tạo ra giá trị 45-55 tỉ đồng/ha/năm. Theo cách tính đó, thì 670 dự án xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh đang là dự án “treo” với 48.000 ha (thuần tuý canh tác sản xuất nông nghiêp) thì mỗi năm lãng phí khoảng 150.000 tỉ đồng đến 250.000 tỉ đồng.

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...

Ở một số địa phương là vùng trung du, miền núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành lập quy hoạch, đề nghị Chính phủ cho thành lập Khu công nghiệp (KCN) trên vùng đất thuận lợi về hạ tầng, đất nông nghiệp màu mỡ (chủ yếu là đất lúa). Cụ thể như tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2007 quy hoạch KCN Bá Thiện (327 ha), KCN Quang Minh (267 ha), KCN Bình Xuyên (271 ha). Tỉnh Bắc Ninh năm 2007-2008 quy hoạch KCN VSIP (700 ha), KCN Quế Võ (637 ha), KCN Nam Sơn-Hạp Linh (603 ha). Tỉnh Hải Dương KCN Cộng Hoà (357 ha), KCN Thuỷ lợi Lai Vu (213 ha) và KCN Đại An mở rộng (433 ha). Tỉnh Tiền Giang có KCN Long Giang (540 ha)… Các KCN này chủ yếu sử dụng từ đất lúa.

Theo báo cáo của Vụ Quản lí các khu Kinh tế (Bộ KH&ĐT) tháng 12/2016, cả nước có 325 KCN, Khu chế xuất (KCX) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, được giao 94.000 ha đất (bình quân 300 ha/KCN), song diện tích sử dụng ít. Hầu hết đã tiến hành thu hồi đất, đền bù, san lấp mặt bằng, trong đó nhiều KCN thu hút đầu tư mạnh mẽ, tỉ lệ lấp đầy khá cao nhưng cũng rất nhiều KCN chậm lấp đầy dự án, chậm tiến độ thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư kém, tỉ lệ lấp đầy thấp, trì trệ kéo dài dẫn đến tình trạng đất đai bị hoang hóa hàng chục nghìn héc ta, lãng phí lớn, kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể: KCN Hà Nội - Đại Từ thành lập năm 1995 đến nay mới lấp đầy 18,8% diện tích; KCN Đồ Sơn (Hải Phòng) thành lập năm 1997 mới lấp đầy 24,1% diện tích; KCN Mỹ Xuân B1 thành lập năm 1998 đến nay mới lấp đầy 9,6% diện tích; KCN Khánh An (tỉnh Cà Mau) thành lập năm 2004, nay vẫn đang trong giai đoạn làm hạ tầng, mới cho thuê được 3 ha (lấp đầy 1,22%); KCN Cát Lái 4 (TP Hồ Chí Minh) và KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc) thành lập năm 1997-1998 nhưng vẫn chưa hoàn thành xây dựng cơ bản... Như vậy, trong các KCN diện tích đất đang bị bỏ hoang là rất lớn.

Từ năm 2006 đến nay, trên phạm vi cả nước có 11 tỉnh, thành phố thực hiện thu hồi đất đã giao, cho thuê không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với 96 công trình trên tổng diện tích 17.541 ha đất. Nhiều địa phương xây dựng các công trình vi phạm khó xử lí: Bình Dương (29 trường hợp), Phú Thọ (14 trường hợp), Lạng Sơn (13 trường hợp), Vĩnh Long (8 trường hợp), Hưng Yên (7 trường hợp)… Nhiều địa phương giao đất theo phong trào. Hậu quả là tình trạng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa bị bỏ hoang hoá, không sản xuất được do bị ảnh hưởng bởi việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng các KCN, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các khu đô thị mới diễn ra manh mún, phân tán. Sự chia cắt đó còn chịu ảnh hưởng của sự hình thành các KCN, KCX, sân golf…

Hiện, nước ta có 144 dự án sân golf đã được cấp phép hoặc chủ trương cho phép, cần bố trí tới 44.580 ha đất. Việc ra đời ồ ạt các sân golf thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước đang gây nên sự lãng phí tài nguyên đất và gia tăng ô nhiễm môi trường do khí thải và hoá chất thải ra.

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2016-2021 vẫn còn 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, đang bỏ hoang hoá, có biểu hiện vi phạm pháp luật. Mặc dù diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang đã có quyết định thu hồi của chính quyền địa phương (khoảng 49.541,6ha), song số tiền phạt thu được rất ít, chỉ 286 tỉ đồng.

Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai đánh giá, mặc dù sử dụng đất từng bước được quản lí chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai đưa vào sản xuất, kinh doanh, phát triển đô thị, song việc chấp hành kỉ luật, kỉ cương trong quản lí, sử dụng đất chưa nghiêm, hiệu quả khai thác, sử dụng đất chưa cao, còn nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế, gây thất thoát, lãng phí lớn nguồn lực đất đai. Hầu hết các địa phương không thực hiện được chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dẫn đến tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn phổ biến, quy hoạch “treo”, dự án “treo” còn nhiều, lãng phí lớn. Các dự án không triển khai kịp thời, không đưa vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng trở lên hiện còn rất nhiều, phổ biến 2-3 năm, một số trên 15 năm...

Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ liên quan thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém, buông lỏng quản lí, thậm chí thực hiện trái pháp luật. Trong bộ máy hành chính các cấp, tư duy nhiệm kì chính là một trong những nguyên nhân gây nên lãng phí đất đai. Ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau mỗi nhiệm kì, quy hoạch “treo”, dự án “treo” lại tăng lên. Một số cán bộ là người đứng đầu lạm dụng quyền lực, hình thành “nhóm lợi ích” làm phương tiện trục lợi. Một số cán bộ khác có tâm lí e dè, nể nang, né tránh tạo sức ỳ, trì trệ do vướng mắc của nhiều dự án là hệ quả của giai đoạn trước, nhiệm kì trước.

Bên cạnh đó, chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính áp đặt, chủ quan, nôn nóng nên tính đồng bộ, tính khả thi thấp, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Một số địa phương muốn có nhiều công trình, dự án, chỉ đạo lập quy hoạch không cân nhắc đầy đủ đến khả năng thực hiện và nguồn vốn đầu tư. Nhiều trường hợp nhà đầu tư đã giải phóng mặt bằng, nộp tiền thuê đất nhưng không triển khai hoặc chậm xây dựng công trình rất khó thu hồi do vướng mắc, không đồng bộ giữa các luật liên quan và cả sự “tế nhị” trong mối quan hệ mang tính thân hữu.

Theo quy định, tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán trị giá đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất. Quy định là vậy nhưng khi thực hiện rất khó, bởi doanh nghiệp tìm mọi cách xin gia hạn để không bị thu hồi. Mặt khác, việc thu hồi cũng không được người đứng đầu và các cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc nên dự án “treo” cứ tồn tại, danh sách ngày càng dài lê thê và lãng phí nguồn lực đất đai càng lớn vô kể…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động