Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Khát vọng Việt Nam thịnh vượng là động lực phát triển năm 2022

Khát vọng về Việt Nam thịnh vượng, phát triển chính là động lực cho thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo.
Khát vọng Việt Nam thịnh vượng là động lực phát triển năm 2022
PGS.TS. Nguyễn Chí Hải

Năm 2022, Việt Nam và thế giới vẫn đang đứng trước những khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, đồng thời nền kinh tế Việt Nam cũng đang tồn tại và tiềm ẩn khá nhiều khó khăn, thách thức, đó là tăng trưởng thấp trong 2 năm (2020 và 2021), hệ thống hạ tầng của nền kinh tế còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chất lượng quản trị và trình độ nguồn nhân lực còn chưa đáp với yêu cầu phát triển mới, nguy cơ về nợ xấu, lạm phát vẫn đang tiềm ẩn.

Tuy nhiên, bối cảnh trong nước và quốc tế trong năm 2022 ngày càng xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan, đó là dịch bệnh COVID-19 ngày càng được kiểm soát tốt hơn, tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng tổng cầu đã diễn ra tại nhiều khu vực, quốc gia, nhất là các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ của đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số nhờ đó năng lực thích ứng và sức bật của nền kinh tế Việt Nam qua đại dịch COVID-19 lần 4 năm 2021 đã làm gia tăng nội lực và tính linh hoạt, sáng tạo của nền kinh tế.

Quốc hội Việt Nam đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022: tăng trưởng kinh tế từ 6,0-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,0%... Mục tiêu tăng trưởng kinh tế này cũng phù hợp với phần lớn các dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước trong tháng đầu năm 2022 (WB: 5,5%, UNDP: 6,5, ADB: 6,5%, KBVS: 6,3%, Standard Chartered: 6,7%). Nếu kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, theo chúng tôi, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được và nếu tận dụng được những lợi thế mới, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, hơn 6,5%.

Điều quan trọng để đạt mục tiêu này là cần nhận diện cơ hội, động lực và đưa ra các quyết sách kịp thời để phát triển.

Thứ nhất, cần nhận thức rằng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 gắn với mục tiêu và khát vọng của Việt Nam trong dài hạn, đến năm 2025 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước), Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Khát vọng về Việt Nam thịnh vượng, phát triển chính là động lực cho thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo.

Thứ hai, kiểm soát, thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bình thường mới, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, là điều kiện tiên quyết để gia tăng tốc độ tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Theo đó, những điều kiện và kinh nghiệm trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19, cho phép Việt Nam trong năm 2022 sẽ có các giải pháp chủ động và hiệu quả hơn; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cũng là mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đã duy trì và củng cố trong giai đoạn 2016 đến nay. Đây chính là một thuận lợi không nhỏ để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Thứ ba, khai thác và phát huy các thế mạnh và lợi thế của nền kinh tế, chính là động lực để thúc đầy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là: (i) Trên cơ sở kiểm soát dịch bệnh, cần tiếp tục nhanh chóng "mở cửa" nền kinh tế trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, vận chuyển hàng không quốc tế, nhằm phát triển khu vực kinh tế dịch vụ của Việt Nam trong điều kiện "bình thường mới"; (ii) Khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực FDI gắn với thị trường mở, vẫn tiếp tục là động lực quan trong cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần tiếp tục có giải pháp về cơ chế, chính sách và môi trường thuận lợi, để tạo động lực phát triển mới; (iii) Đầu tư chiều sâu vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả nông, lâm và thủy sản, không chỉ củng cố "bệ đỡ" của cả nền kinh tế, mà hơn thế, nhằm khai thác tốt lợi thế về nguồn lực, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế của hàng hóa nông sản, thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, hoạt động xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác cơ hội mới khi Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào các Hiệp định thương mại (FTA). Thị trường xuất khẩu châu Á và thế giới năm 2022 được dự báo sẽ phục hồi và mở rộng sau đại dịch COVID-19, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội, đa dạng hóa thị trường để tăng tốc trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Thứ năm, năm 2022 đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng dẫn dắt tăng trưởng và kích hoạt phát triển mạnh mẽ nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Trên cơ sở phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, cần đẩy mạnh "đột phá" phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và liên kết vùng, nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn" của nền kinh tế. Theo đó, các dự án giao thông quốc gia, liên vùng đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt, cần được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đồng thời cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm phát triển hệ thống giao thông tại các địa phương và vùng kinh tế-xã hội. Bên cạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thống, việc đầu tư phát triển các hạ tầng quan trọng khác trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế,… cũng cần được quan tâm có kế hoạch và lộ trình phát triển. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng của nền kinh tế, đặc biệt là hạ tầng giao thông, còn là cơ hội để "kích cầu" thị trường bất động sản, mở rộng đô thị hóa, thúc đẩy liên kết vùng.

Thứ sáu, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số gắn với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả là một mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định. Năm 2022 cần phát huy thành quả của 2 năm trước, đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác "thời cơ" phát triển kinh tế số và chuyển đổi số trong toàn bộ các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo Việt Nam phấn đấu trở thành cường quốc về kinh tế số trong khu vực và thế giới.

Thứ bảy, cần tạo thêm cơ chế và nguồn lực để các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò động lực trong thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước. Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 lần 4 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế-xã hội tại TPHCM và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và cả nhân lực, trong đó có nguyên nhân từ việc phân bổ đầu tư chưa thật sự đúng mức. Do vậy, bài toán về phân bổ và thu hút nguồn lực vẫn luôn đặt ra đối với các vùng và địa phương trong quá trình phát triển.

Thứ tám, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, không chỉ là bài học từ thực tiễn những năm vừa qua mà đây chính là nhân tố quyết định, là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 và các năm tiếp theo. Trong năm 2022, thị trường nội địa vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, khi tiêu dùng nội địa (đóng góp khoảng 68-70% GDP) được phục hồi và phát triển, các khoản chi tiêu của Chính phủ (đầu tư công, hỗ trợ danh nghiệp và người lao động) sẽ kích thích chi tiêu trong nước, kích thích tăng trưởng. Nội lực của nền kinh tế cần tiếp tục được củng cố trên cơ sở phát huy trí tuệ, tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển dịch mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tóm lại, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ có bước phát triển khởi sắc, trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp và người dân. Phân bổ nguồn lực có hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng, nguồn lực của nền kinh tế, cùng với quyết tâm vì một Việt Nam phát triển, thịnh vượng của Chính phủ và toàn thể nhân dân, đó chính là động lực để nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

PGS.TS Nguyễn Chí Hải

Trưởng Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia, TPHồ Chí Minh)

Năm 2022: Tiếp cận lạc quan Năm 2022: Tiếp cận lạc quan

Nhìn lại, nền kinh tế Việt Năm 2021 đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn chưa như kỳ vọng. Lần đầu tiên trong ...

Chào Năm mới - Niềm tin mới! Chào Năm mới - Niềm tin mới!

Trong không khí thiêng liêng, giao hòa của Đất Trời, đất nước chào đón năm mới Nhâm Dần 2022 với sức xuân ngập tràn mọi ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.
Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Tin khác

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động