Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Năm 2022: Tiếp cận lạc quan

Nhìn lại, nền kinh tế Việt Năm 2021 đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn chưa như kỳ vọng. Lần đầu tiên trong lịch sử từ giai đoạn đổi mới, TP Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 6,78%, trong khi kế hoạch năm đề ra là tăng trưởng dương 6%. Tuy vậy, vốn là một nền kinh tế đã quen “chống chịu” với xuất phát điểm thấp, Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng tốt cho năm 2022 và những năm tới, “không phải vì các điều kiện dễ hơn, mà vì chính những thách thức khó hơn”.
Năm 2022: Tiếp cận lạc quan
Chính phủ đang tiếp tục các gói an sinh xã hội cho người lao động để các dây chuyền chạy lại, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu

Bất ngờ 2021 và những tín hiệu vui cuối năm

"Việt Nam luôn gây bất ngờ". Đó là nhận định tổng quát không có gì bất ngờ. Suốt năm 2020, dư luận thế giới đã nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam, chủ yếu dựa trên tình hình kiểm soát tốt dịch COVID-19 năm 2020.

Năm 2021, nhiều báo chí trong khu vực như Straits Times, Asia Times hay Nikkei Asia đều nhận định Việt Nam sẽ tạo ra những bước đột phá trong bối cảnh các cơ sở công nghiệp khu vực vẫn đóng cửa và nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ và y tế tăng lên, rằng Việt Nam sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực.

Nhưng một bất ngờ ngược lại: Hàng trăm nghìn người bị COVID-19 và con số tử vong đã vượt mức 25.000 người. Lễ cầu siêu quốc gia cho tất cả những người đã mất đêm 19/11/2021 không chỉ dành cho người mất, mà còn cho người sống - những "chủ thể chính" quyết định nền kinh tế phục hồi như thế nào trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn rất khó đoán!

Điều quan trọng nhất hiện nay không phải là hồi tưởng, mà là nhìn phía trước mà đi. Chúng ta chiến đấu cho phục hồi kinh tế không phải vì đã hội đủ các điều kiện thuận lợi kiểu "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" trước đây, mà vì chính những khó khăn và thách thức do đại dịch COVID-19 đã gây ra.

Ngay khi khu công nghệ cao ở TP Hồ Chí Minh có các nhà máy tỷ đô do Samsung Electronics và Intel điều hành khởi động lại, điều mà các nhà điều hành nghĩ tới trước tiên là phòng bệnh và chữa bệnh cho người lao động. Chính quyền cũng cam kết "hỗ trợ để các cơ sở của cả hai công ty hoạt động trở lại".

Một bệnh viện dã chiến mini tại chỗ được thành lập để điều trị sớm cho những công nhân bị nhiễm. Nỗi lo thiếu hụt lao động không còn nữa khi hàng nghìn lao động về quê tránh dịch đã quay lại các trung tâm công nghiệp lớn.

Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch tập đoàn Tôn Đông Á, có nhà máy sản xuất tại Bình Dương, nói với chúng tôi qua điện thoại rằng, những ngày cận kề Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhân viên của ông vẫn bận rộn ngày đêm để lo các lô hàng xuất khẩu. Nhà máy cũng có F0, nhưng đều điều trị tại chỗ và tình hình sản xuất, có chậm theo thời điểm, nhưng vẫn bảo đảm tiến độ.

Giám đốc cơ sở sản xuất khuôn mẫu Đức Hạnh có khoảng 100 công nhân tại Quận 12 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, nhà máy của ông không bị đứt gãy suốt năm 2021 đầy khó khăn, nhờ ông đã tổ chức phòng và điều trị tại chỗ thành công cho 18 ca F0. Ông cho rằng, sự bình tĩnh của nhà quản lý (dù là công ty lớn hay nhỏ) là yếu tố chính khi có sự biến như dịch bệnh, hay giãn cách xã hội.

Trong khi đó, với nguồn nhân lực 8.000 người, Công ty Furukawa Electric của Nhật Bản đã hoạt động trở lại. Báo Nikkei Asia Nhật Bản nhận định rằng, các công ty sản xuất linh kiện điện và điện tử thiết yếu cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng đang trở lại mạnh mẽ, góp phần phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu.

An sinh và an dân

Thật ra các doanh nghiệp không ngại các biện pháp nghiêm ngặt, mà điều họ sợ nhất là các biện pháp nửa vời, nay cho mở mai lại đóng, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ tốn công của chuẩn bị, rồi lại rơi vào "tiến thoái lưỡng nan".

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc nhở tính kỷ cương trong điều hành chống dịch, vì nhiều địa phương vẫn cứng nhắc khi Chính phủ có chủ trương "thích ứng" an toàn với dịch bệnh. Tất nhiên các biện pháp chỉ là ngắn hạn và đều nhằm mục tiêu bảo vệ con người. Nhưng khi dịch bệnh có thể kiểm soát thì phải linh hoạt thích ứng để phục hồi kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho hàng triệu người lao động đang thấp thỏm lo âu "kép": Lo dịch và lo đói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tại diễn đàn Quốc hội rằng, muốn phục hồi kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp từ Trung ương đến phường, xã, thôn ấp phải chăm lo đến an sinh xã hội, miếng cơm manh áo của tất cả mọi người. Theo ông, các nhà đầu tư nước ngoài chịu bỏ vốn vào Việt Nam chủ yếu dựa trên hai yếu tố: Ổn định chính trị và con người lao động Việt Nam. Những khoảng trống do COVID-19 tạo ra trong hai năm qua, nếu không có con người lao động Việt Nam vốn cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh và sáng tạo thì lấy ai để lấp đầy, lấy ai để chữa lành những vết thương kinh tế và xã hội?

Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục các gói an sinh xã hội cho người lao động để các dây chuyền chạy lại, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong tổng số người dân di chuyển từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam về quê, 30% có nhu cầu quay trở lại TP Hồ Chí minh và các tỉnh phía nam, 30% muốn chuyển đổi việc làm, còn lại "phần đông" muốn ở lại và có công ăn việc làm tại quê. Nếu tỷ lệ "phần đông" này được các địa phương tạo điều kiện việc làm, thì đây cũng là cơ hội cho các chính sách giãn dân, giảm tốc độ đô thị hóa của TP Hồ Chí Minh và các đô thị quá tải hiện nay.

Vấn đề đặt ra là cần có kết nối, giới thiệu việc làm cho người lao động quay trở lại quê, như Thanh Hóa giới thiệu lao động làm việc ở Bắc Ninh, Bắc Giang; tạo việc làm tại chỗ; khuyến khích lao động quay trở lại. Gắn với đó là triển khai chính sách giảm nghèo, cho vay, hỗ trợ người lao động tạo công việc mới ở địa phương.

Tin vui đầu năm là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lên hơn 32 tỷ USD. Ai cũng biết, để phục hồi kinh tế, giữ tăng trường, vốn chính là máu cho cơ thể mạnh lại sau cơn bạo bệnh. Nếu vậy, các nhà điều hành kinh tế ở các cấp không thể chậm trễ với dòng vốn đầu tư công, để không còn tình trạng như Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phàn nàn tại phiên họp Quốc hội cuối năm ngoái: Vốn công giải ngân chậm là do thực hiện, chứ chính sách, luật lệ thông thoáng đủ rồi!

Người lao động đang khát việc làm chắc không muốn nghe tiếp những phàn nàn như vậy!

Lạc quan để có thêm sức mạnh

Ngay tháng đầu năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Quốc hội triệu tập phiên họp bất thường để quyết sách về các nguồn lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch đủ. Kết quả, Quốc hội đã thông qua gói tài chính tiền tệ 340.000 tỷ đồng, xem như "chưa từng có trong lịch sử".

Có 2 vấn đề về thực hiện gói vốn lớn này.

Thứ nhất, nếu bơm vào không đúng cách thì "lợi bất cập hại". Cái hại phải quan tâm chính là hệ lụy tiêu cực tham nhũng từ bộ máy. Gói kích thích dù lớn đến đâu cũng có đáy, nhưng lòng tham thì không đáy. Những vụ tiêu cực gần đây, ngay trong đại dịch, cho thấy không thể lơ là, buông lỏng cơ chế giám sát việc sử dụng tài chính. Việc này Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở thường xuyên trong các buổi làm việc và trong các kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, trong khi chúng ta chưa có đủ dữ liệu lớn để quản trị gói tiền lớn như vậy một cách hiệu quả nhất có thể, thì kẻ cơ hội sẽ có nhiều lổ hổng để phạm tội, như vụ Việt Á và CDC Hà Nội trước đây.

Thủ tướng cũng yêu cầu chính sách phân bổ ngân sách phải được cân nhắc sao cho công bằng. "Tránh tình trạng quan hệ tốt thì được nhiều, quan hệ không tốt thì được ít. Từ đó sinh ra chuyện chạy vạy, bất bình đẳng".

Thứ hai là lạm phát. Khi có số vốn lớn như vậy chính là lúc phải thắt lưng buộc bụng. Nhân dân, với tư cách người tiêu dùng, khi được các khoản hỗ trợ gần đây đã rất tính toán trong chi tiêu. Các cơ quan Nhà nước cũng cần "quán triệt" tinh thần này hơn thế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói trong cuộc họp với Bộ Tài chính ngày 6/1/2022: "Đây là lúc phải thắt lưng buộc bụng hết sức chặt chẽ". Tất nhiên khi bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế, rất khó kềm chế, nhưng có thể "kiểm soát" bằng nhiều chính sách "thắt lưng buộc bụng" linh hoạt.

Bất luận thế nào, năm 2022 vẫn lung linh ánh sáng: 80% dân số Việt Nam trên 18 tuổi đã tiêm 2 mũi vaccine, trong khi một điều tra xã hội học được công bố ngày 25/12/2021 của Viện IPSOS rằng,­­­ 80% dân số thế giới sẽ được tiêm ít nhất 1 mũi trong năm 2022. Đồng thời biến thể Omicron lan nhanh nhưng không giết người như Delta cũng mang lại ánh sáng hy vọng cho năm mới, khi người đứng đầu WHO tuyên bố: Năm 2022 sẽ hết dịch.

Hãy tiếp cận theo hướng lạc quan đó để có thêm sức mạnh cho năm mới Nhâm Dần 2022!

Chuyên gia lạc quan thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào quý I/2022 Chuyên gia lạc quan thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào quý I/2022

Trong bối cảnh mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán bất động sản cùng tịnh tiến, giới chuyên gia đặt niềm tin vào ...

Viện IMRIC tổ chức họp báo giải Golf nữ “Phượng Hoàng” lần thứ I năm 2022 Viện IMRIC tổ chức họp báo giải Golf nữ “Phượng Hoàng” lần thứ I năm 2022

Chương trình về giải Golf nữ “Phượng Hoàng 2022” là mùa đầu tiên chính thức được khởi động. Ban tổ chức tin tưởng sức lan ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Đồng Nai: Cơ hội và thách thức khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoạt động

Ngày 30/8/2024, tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không Quốc tế hoạt động”.

Tin khác

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần

Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều 8/9 bão tan dần
Vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng lúc 16 giờ ngày 7/9 có sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/giờ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
Ngày 7-9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo

Tỉnh Bình Định: Thị xã An Nhơn chung tay chăm lo cho người nghèo
Nhằm đẩy mạnh phong trào “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội thị xã An Nhơn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất (CVĐC) Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập

Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - tỷ lệ 1/2.000 (nay là Quy hoạch phân khu).

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chủ động các phương án, không để bị động, bất ngờ trước bão số 3

Chủ động các phương án, không để  bị động, bất ngờ trước bão số 3
Các địa phương đã triển khai phương án chủ động ứng với phó với bão số 3, không chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ...

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào với những thành tựu trong 70 năm xây dựng và phát triển
Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Sơn Giang vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024).

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội

Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: Làm tốt công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tài Văn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”

Hàng ngàn khán giả thưởng thức Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”
Hòa trong không khí hân hoan của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), tối 3/9, chương trình Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ” là điểm nhấn khép lại chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Định đồng tổ chức.
Xem thêm
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của ch
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.
Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ T
Phiên bản di động