Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kỉ niệm 74 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1949 - 15/10/2023):

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, sự thành công của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử luôn gắn với công tác dân vận của Đảng. Dân vận giỏi là phải thực hiện tốt quan điểm đường lối đúng đắn của Đảng và có phong cách thu phục nhân tâm quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực cho hai nguyên tắc cơ bản đó. Người trực tiếp làm dân vận để đưa đường lối đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực. Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất gần gũi với dân, thành tâm với dân; nói đi đôi với làm, vì Nhân dân phục vụ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, con người, nhất là người Cộng sản giữ cương vị lãnh đạo, phải có bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính. Người nhấn mạnh: Thiếu một đức tính ấy, không thể thành người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, thực hành bốn đức tính đó. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người biểu hiện mẫu mực việc thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân noi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên nhủ cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức, có quyền phải thực hiện tốt: Cần, kiệm, liêm, chính. Nếu không sẽ mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân. Và như vậy, không thể làm công tác dân vận được. Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân “như là thứ vi trùng rất độc, sẽ sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm”. Đó là những bệnh: Tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, vô kỉ luật, hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa...

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với dân theo tinh thần nhân ái bao la. Người từng nói: “Mỗi ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Khi tiếp xúc với quần chúng, tác phong của Người rất giản dị: Đi đôi dép cao su, mặc bộ quần áo kaki bạc màu; nụ cười hiền hậu, tấm lòng rộng mở; ngồi nói chuyện với mọi người ở bậc thềm ngôi nhà, trên cánh đồng hay bên cạnh những cỗ máy trong xưởng... Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi sức khỏe, đời sống từng người; căn dặn, chỉ bảo cụ thể về mỗi việc làm.

Gần dân, yêu dân, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là “Người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân” và phê phán mạnh mẽ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Những người mắc bệnh này, họ không hiểu rằng, Nhân dân biết cách giải quyết nhiều vấn đề nhanh chóng, đầy đủ, thuận lợi mà cá nhân những người cho là “tài giỏi” lại đành “bó tay”.

Để tránh bệnh quan liêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải liên hệ mật thiết với quần chúng. Người chỉ ra:

Một là: Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng; muốn thế, nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng...

Hai là: Phải tổ chức thi hành cho đúng; mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.

Ba là: Phải tổ chức kiểm soát, đúng thì cũng phải có dân chúng giúp sức mới được.

Đây là ba khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của cán bộ đều phải từ quần chúng và nhất thiết phải có sự tham gia của quần chúng.

Hiện nay, một số cán bộ lạm dụng quyền lực được Nhân dân giao phó để ức hiếp quần chúng; sa ngã, lãng phí, quan liêu, tham nhũng. Thực trạng này đang làm cho mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân không mật thiết; quan liêu hóa bộ máy của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.

Để sự nghiệp đổi mới tiếp tục thu được nhiều thắng lợi; giữ vững nhịp độ tăng trưởng toàn diện, vấn đề cấp bách đặt ra, các cấp, các ngành phải học tập, thực hành theo phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách này chứa đựng những biện pháp, cách thức phong phú, để tập hợp, vận động quần chúng, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mang lại hạnh phúc cho Nhân dân.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, thực hiện phong cách dân vận của Người, là điều kiện tiên quyết để chúng ta đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhà văn Chi Phan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động