Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Suy nghĩ từ bài báo "Dân vận" của Bác

Ngày 15/10/1949, Báo Sự Thật đăng bài "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kì kháng chiến anh dũng của dân tộc. Bài báo "Dân vận" tiếp nối tư tưởng của Bác về lực lượng to lớn của Nhân dân đã được Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10/1947).

Mở đầu bài báo, Bác viết: "Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kĩ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại". Do "chưa hiểu thấu, làm chưa đúng" cho nên Bác nhắc lại bốn vấn đề cốt tử: Nước ta là nước dân chủ; Dân vận là gì? Ai phụ trách dân vận? dân vận phải thế nào? Bài báo chỉ hơn 600 chữ, với cách đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, nhưng đã đề cập một cách toàn diện những nguyên lí cơ bản nhất trong công tác dân vận của Đảng.

Thời gian trôi qua nhưng tác phẩm "Dân vận" của Bác vẫn như vừa được viết trong những ngày này. Tư tưởng và sự chỉ dẫn cụ thể của Người vẫn nguyên giá trị, bởi đây là tác phẩm mẫu mực, ngắn gọn, sâu sắc, được xem như cẩm nang của mọi cán bộ, đảng viên. Vượt qua thời gian, không gian, người đọc dù là cán bộ lãnh đạo, trí thức hay người dân quê cũng đều thấu hiểu.

Suy nghĩ từ bài báo
Ảnh tư liệu

Đọc bài báo "Dân vận", chúng ta gặp lại phong cách giản dị trong cách nói và cách viết của Bác, trong "khả năng hòa vào Nhân dân của Hồ Chí Minh", như một nhà báo nước ngoài đã viết. Bác thông thạo nhiều ngoại ngữ, vốn Nho học thâm sâu, là nhà báo, nhà thơ lớn, nhưng khi nói, khi viết, Bác luôn dùng những câu nói mộc mạc. Trong phần I, "Nước ta là nước dân chủ", chữ dân được nhắc nhiều lần, trong đó, điều cơ bản nhất là: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân". Phần II, "Dân vận là gì?", Bác lưu ý:

"Không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít-tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kì được". Ở phần III, "Ai phụ trách dân vận?", Bác lại nhắc: "Cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu". Giải thích, đó là cách tốt nhất để dân hiểu đúng, làm đúng, ủng hộ cách mạng, ủng hộ đường lối kháng chiến. Dân thông rồi thì lại phải "đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ". Bài báo "Dân vận" chỉ ra rằng, làm công tác dân vận "phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, "phải thật thà nhúng tay vào việc". Chúng ta cùng nhớ lại, trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28/9/1945, Bác viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Ở Bác bao giờ lời nói cũng đi đôi với việc làm.

Dân vận trong lời giải thích, vận động, thuyết phục chưa đủ, cần phải dân vận trong hành động, trong cuộc sống, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, lối sống. Đức tính giản dị, hành động gương mẫu là tấm gương sống của cán bộ, đảng viên. Năm 1971, khi Bác của chúng ta đã đi xa, nhà báo, nhà văn Mỹ David Halberstam viết trong cuốn sách "Hồ": "Có lẽ hơn bất kì một người nào khác của thế kỉ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết người dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hi vọng, đấu tranh, hi sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân…".

Ngày nay cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng khu vực và thế giới, vị thế Việt Nam ngày càng khẳng định; trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi nhận thức và hành động của người lãnh đạo phải phù hợp xu thế phát triển, với tình hình thực tế. Việc "giải thích cho dân hiểu" được Đảng ta nêu rõ trong Nghị quyết số 25-NQ/TƯ khóa XI về công tác dân vận: "Tăng cường lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan thông tin đại chúng; mở rộng các kênh thông tin truyền thông, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, góp phần giải tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã hội". Về hành động của người làm công tác dân vận chính là phong cách: "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Tham nhũng, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác đang làm xói mòn niềm tin của dân với Đảng. Vì vậy, đẩy mạnh chống tham nhũng, quan liêu, lợi ích nhóm, xa hoa, lãng phí chính là những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xây dựng Đảng, cũng là làm công tác dân vận, làm sao cho người dân được nói giữa dạ mình, bớt đi những thủ tục hành chính nhiêu khê, phiền hà.

Bác Hồ dặn, trước hết, cán bộ chính quyền phải làm công tác dân vận. Chúng ta phải tiếp tục chăm lo xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trung thành, hết lòng vì dân. Mọi quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận phải được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, sát thực tiễn, hợp lòng dân, vì lợi ích của Nhân dân. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận, nhất là cán bộ tham mưu cấp chiến lược. Cán bộ chính quyền hay cán bộ đoàn thể đều phải "cùng nhau bàn tính kĩ càng, cùng nhau chia công rõ rệt".

Đọc lại tác phẩm của Bác, cùng suy ngẫm về những điều Bác mong, trí ta càng thấm thía lời dạy của Bác: "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".

Lê Hồng Bảo Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương tinh thần trách nhiệm, phong cách khoa học của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng...
Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu làm lao công đi tìm đường cứu nước. Một năm sau, cũng tại nơi này, người thợ trẻ Tôn Đức Thắng cũng xuống tàu làm thợ và sang Pháp tìm cách giúp đồng bào mình thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.
Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Mạng xã hội (MXH) là nơi để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tuy có đủ các loại thông tin nhưng thật giả lẫn lộn, có cả sự bịa đặt hay vu khống. Vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận thông tin và phải biết chọn lọc thông tin qua MXH...

Tin khác

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ
Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”
Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động