Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám (1945 - 2023):

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập

Bác Hồ từ Cao Bằng, quyết định rời xuống Tuyên Quang, đặt căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước tại Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đầu tháng 5/1945.

Về Tân Trào được 2 tháng, đầu tháng 7, Người ốm nặng, nằm ở lán Nà Lừa. Đồng chí Võ Nguyên Giáp giao cho đồng chí Nguyễn Việt Cường, y tá của Việt Nam Giải phóng quân, trước đã học ở trường y tá thực hành Bắc Kỳ ở Hải Dương điều trị cho Bác.

Đồng chí Cường mang “túi thuốc” theo đồng chí Võ Nguyên Giáp lên thăm bệnh, điều trị cho Bác; gọi là túi thuốc nhưng chỉ có ít thuốc mạo cảm, 2 ống bơm tiêm, thật quá nghèo nàn. Bác mệt lắm, hai mắt nhắm nghiền, tay chân duỗi thẳng, thở dồn dập, nằm ở tấm bạt cũ rải trên sàn lán. Y tá Cường cầm tay Bác, tìm mạch; mạch đập loạn nhịp; da dẻ tái xanh tái mét. Đồng chí Cường rất lo không biết được khả năng chữa bệnh cho Người hay không vì theo nguyên tắc đã được học, y tá không được ra chỉ lệnh chữa bệnh cho người bệnh, song đây là ngoại lệ, và lại do đồng chí Võ Nguyên Giáp gọi đi. Đồng chí Cường đã xin ý kiến đồng chí Võ Nguyên Giáp cho phép tiêm 2 ống “Huile Camphree” (dầu long não) trộn với một ống Ether, tiêm vào đùi của Bác. Nếu tiêm loại thuốc này cho người khác, ai cũng kêu đau buốt, còn Bác thì không, vì Người quá mệt.

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập

Khoảng 10 phút sau, thấy Bác trở mình, tay đập nhẹ xuống sàn lán; Bác nói một câu tiếng Anh, hai mắt chớp chớp tỉnh và nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp:

“Ngày mai, họ (Mỹ) hẹn thả dù xuống 2 tấn hàng và người, phải huy động Nhân dân đón, để họ nhận thấy lực lượng quần chúng của ta”. Rồi Bác nói tiếp: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải lấy lại quyền độc lập cho dân tộc”. Sau đó toàn thân của Bác mát dần.

Đúng như lời Bác dặn, ngày 16/7/1945, toán tình báo của OSS Mỹ xuất phát từ Trung Quốc đã nhảy dù xuống Kim Lung, cách Tân Trào 20km. Toán “Con Nai” - mật danh của toán tình báo Mỹ vừa tiếp đất đã được Việt Minh đón tiếp trọng thể.

Cũng sáng 16/7/1945, y tá Cường lại đến lán Nà Lừa tiêm cho Bác. Lạ thay, Cường đã thấy Bác ngồi làm việc bên chiếc máy chữ, Bác hỏi y tá Cường:

“Hôm qua chú tiêm thuốc gì cho tôi mà “độc” thế? (ý nói rất hiệu nghiệm). Ngày hôm sau, Cường lại lên tiêm tiếp cho Bác để đủ liều cắt cơn, song bác không cho vì khỏi rồi. Y tá Cường báo cáo đồng chí Võ Nguyên Giáp và cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp lên gặp Bác xin cho tiêm thêm một mũi nữa, Bác mới đồng ý.

Tròn một tháng sau đó, khi phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào sắp họp, Bác lại ốm nặng hơn, nhưng được một lão nông người Tày bản địa chữa khỏi. Bác chủ trì hai hội nghị lớn: Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi, chỉ 6 ngày sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Hà Nội. Chiều 26/8/1945, Người vào làm việc ở số nhà 48 phố Hàng Ngang, chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng rồi bắt đầu soạn thảo một văn kiện lịch sử: “Bản Tuyên ngôn độc lập”, được đọc tại Vườn hoa Ba Đình 78 năm về trước.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta suốt đời vì nước vì dân, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân từ tuổi thanh xuân, trải qua bao gian lao nguy hiểm, bị giam cầm, khi trở về Tổ quốc, tuổi cao sức yếu, bệnh nặng, vẫn lo lắng về vận mệnh của dân tộc khi thời cơ đến, phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ - vẫn phải làm để giải phóng Tổ quốc, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Câu nói của Người có sức mạnh vô song, động viên toàn dân, toàn quân chiến đấu và đã toàn thắng. Người là một Anh hùng giải phóng dân tộc - một Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam, xứng đáng là một Danh nhân văn hóa thế giới.

Nhà văn Chi Phan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Tin khác

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo
94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hi sinh, lập nên những kì tích cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, trong đó có sự đóng góp hết sức to lớn của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo, tuyên huấn các cấp...

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 (tức ngày 14 tháng 6 Giáp Thìn) khiến cho “hàng triệu trái tim hướng về một trái tim, một nhân cách lớn”. Trong tình cảm Nhân dân Việt Nam, ông là người vô cùng giản dị, có trái tim nhân hậu, trọn vẹn cuộc đời hi sinh, cống hiến vì nước vì dân.

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng
Ngày 20/1/2017, tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Đối với tôi, hầu như lần nào đi công tác xuống các địa phương tôi đều đến thăm các đơn vị quân đội, trong đó có các đồn Biên phòng. Đến đâu tôi cũng nghe các đồng chí lãnh đạo và Nhân dân địa phương đánh giá tốt về Bộ đội Biên phòng (BĐBP), rất tin tưởng vào BĐBP. Rất nhiều công việc, chủ trương của địa phương triển khai nơi biên giới giao cho các đồng chí đều đạt được kết quả rất tốt”...
Xem thêm
Phiên bản di động