Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Đi tìm dấu tích Cổ Nguyệt Đường quán hội Tao Đàn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Tao Đàn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở Cổ Nguyệt Đường từ năm 1811-1814, có tới 28 thi hữu cùng bàn luận về thơ phú văn chương. Trong số thi hữu ấy có một người tên là Mai Sơn Phủ, duyên thơ nối họ với duyên tình. Vậy người có biệt danh Mai Sơn Phủ đến Cổ Nguyệt Đường là ai, quê ở đâu? Chúng tôi đã đi tìm dấu tích Cổ Nguyệt Đường để tìm bóng dáng Mai Sơn Phủ.

Đi tìm dấu tích dấu tích Cổ Nguyệt Đường

Sau khi chia tay với Tổng Cóc năm 1804, Hồ Xuân Hương trở lại kinh thành, hơn 7 năm nàng theo bàn bè đi buôn bán và mở hiệu bán sách ở phố Nam lấy tiền trang trải nuôi mẹ già. Năm 1811, Hồ Xuân Hương được mời về dạy học ở làng Nghi Tàm thay thầy Tử Minh vừa mất. Cũng năm đó nàng rời nhà từ thôn Tiêu Thị về ở nhà mới Cổ Nguyệt đường ven Hồ Tây. Liên quan đến ông người có biệt danh là Mai Sơn Phủ, (như ông Nguyễn Bình Kình có biệt danh là Chiêu Hổ), là thi hữu của Cổ Nguyệt Đường, chúng tôi phải lần lại phải lần tên các danh sĩ đương thời đã đến Cổ Nguyệt Đường. Trong số 28 thi hữu thường đến giao lưu thơ phú với Hồ Xuân Hương ở Cổ Nguyệt Đường từ năm 1811-1814 có Phạm Quí Thích (khắc và in thơ của Nguyễn Du), Nguyễn Huy Tự (Tác giả Hoa Tiên), Nguyễn Du, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong, Cư Ðình, Trần Quang Tĩnh, Nguyễn Án, Nguyễn Thạch Hiên, Hoàng Hy Đỗ và Trần Phúc Hiển… Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ được dựng từ năm nào? Ở đâu? Tìm ra dấu tích Cổ Nguyệt Đường, từ đây có thể lần ra thân thế các thi nhân trong hội Tao Đàn của Hồ Xuân Hương và tìm ra xuất sứ các bài thơ nữ sĩ viết trong giai đoạn này tặng cho ai?

 bf chúa thơ Nôm Hồ xuân Hương
Tranh vẽ Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Ngược dòng thời gian theo Hồ Tông Thế phả và thân thế Hồ Xuân Hương, đều ghi cụ đồ Hồ Phi Diễn là cha của Hồ Phi Mai (tên nhân danh), còn gọi là Xuân Hương (biểu tự), Cổ Nguyệt Đường (là bút hiệu). Cụ đồ qua đời năm 1786, khi ấy Hồ Xuân Hương mới 13 tuổi, không thể đảm nhiệm được việc thay cha dạy học ở làng Nghi Tàm. Lớp học của cụ đồ do Tử Minh làm Trưởng tràng năm ấy 15 tuổi, thay thầy dạy học. Rồi Xuân Hương đi lấy chồng làm vợ ba của ông Nguyễn Bình Kình (tức Tổng Cóc năm 1802), mối tình chỉ có 2 năm, năm 1804 nữ sĩ chia tay với Tổng Cóc. Trở lại kinh thành, Hồ Xuân Hương theo bạn bè đi buôn bán khắp nơi để nuôi mẹ già, nàng còn mở hiệu sách ở phố Nam (gần nhà thôn Tiêu Thị, Tổng Tiêu Túc, huyện Thọ Xương) nay là khu vực Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm-Hà Nội…

Trưởng Tràng Tử Minh thay cụ đồ Hồ Phi Diễn dạy học ở làng Nghi Tàm thấm thoắt đã 25 năm, đến năm 1811 thì qua đời ở tuổi 40. Dân làng và gia đình Tử Minh mời Hồ Xuân Hương về thay Trưởng tràng dạy lớp học ở làng Nghi Tàm, phía Bắc Hồ Tây. Khi Tử Minh chết Hồ Xuân Hương có 3 bài thơ khóc Tử Minh, như khóc một người anh thân thiết trong gia đình. Vì cụ đồ Hồ Phi Diễn không có họ hàng ở Nghi Tàm, nên gia đình Trưởng tràng Tử Minh được Hồ Xuân Hương coi là nơi thân thiết như ruột thịt, vì nữ sĩ là bạn thân với vợ và em gái của Tử Minh.

Từ ngày về dạy học ở làng Nghi Tàm, dạy chữ Thánh hiền cho con trẻ, lớp học ngày càng đông, Hồ Xuân Hương bỏ nghề đi buôn, chuyên tâm dạy học. Đầu năm cha mẹ học trò đến lễ tết cô giáo, phần ruộng học điền làng Nghi Tàm chu cấp hoa lợi, nữ sĩ có được cuộc sống thanh bạch nuôi mẹ già.

Cũng từ khi trở về làng Nghi Tàm dạy học năm 1811, Hồ Xuân Hương dựng Cổ Nguyệt Đường, đây là ngôi nhà nữ sĩ đưa mẹ già từ thôn Tiêu Thị, Tổng Tiêu Túc, huyện Thọ Xương về đây sinh sống cũng gần nơi Hồ Xuân Hương dạy học. Cổ Nguyệt Đường là nơi nữ sĩ giao lưu với danh sĩ trong vùng và cũng là nơi nữ sĩ bán sách bút, giấy vở cho nho sinh về kinh thành Thăng Long dự thi. Cổ Nguyệt Đường đây mới chính là ngôi nhà thơ của nữ sĩ, còn trước đó người ta vẫn nói đến Cổ Nguyệt Đường là nói đến bút hiệu của Hồ Phi Mai.

Vậy nhà Cổ Nguyệt Đường của Hồ Xuân Hương ở đâu? Tìm trong 31 bài thơ của Tốn Phong, một người tình si của nữ sĩ, thấy nhiều bài thơ nhắc tới Cổ Nguyệt Đường. Nhà nàng nằm hướng Đông đối diện với trời xanh Hồ Tây, phía Bắc là sông Hồng. Một dòng sông Tô Lịch nho nhỏ chảy qua (dòng sông chảy qua hào thành Thăng Long và ra sông Hồng cửa Hà Khẩu, Hàng Buồm, bị lấp vào đầu thế kỷ 20). Tốn Phong phải đi đò qua sông, đầu thuyền chàng chèo đẩy ánh trăng, đã thấy chủ nhân Cổ Nguyệt Đường- Xuân Hương- Hồ Phi Mai, đứng trước nhà mai nở trắng xóa. Nữ sĩ cũng thường giặt áo ở Sông Tô. Từ thơ của Tốn Phong cho thấy, Cổ Nguyệt Đường của Xuân Hương hiện ra ở phía Nam Hồ Tây. Tốn Phong đi thuyền qua Sông Tô, ghé bến trúc lên bờ, đi xéo phố là đến nhà nàng.

Nếu Cổ Nguyệt Đường như các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra ở làng Nghi Tàm, thì ở phía Bắc Hồ Tây. Làng Nghi Tàm ba phía giáp Hồ Tây, phía Đông, phía Nam và phía Tây, chỉ có phía Bắc là vùng đất giáp với sông Hồng. Chiếu theo dư địa này thì Cổ Nguyệt Đường không phải là nơi Hồ Xuân Hương dạy học ở làng Nghi Tàm phía Bắc Hồ Tây, vì phía Bắc Hồ Tây sông Tô Lịch không chảy qua hướng này. Xưa nay các nhà nghiên cứu vẫn lầm tưởng Cổ Nguyệt Đường là nơi Hồ Xuân Hương dạy học ở làng Nghi Tàm. Sự thật Cổ Nguyệt Đường chính là nhà ở, là quán thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ở khu vực phía Đông Nam ven Hồ Tây, gần chùa Trấn Quốc, phía sau lưng nhà này là dòng Tô Lịch chảy qua. Nay dấu vết sông Tô Lịch khu vực Quán Thánh nơi có bến Trúc đã bị lấp chỉ còn lại một đoạn sông nhỏ từ đầu đường Thụy Khuê chảy tới làng Hồ Khẩu (khu vực chợ Bưởi) rồi chảy ra Hồ Tây.Như vậy dấu tích ngôi nhà Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được làm sáng tỏ.

Thời ấy nhiều danh sĩ đương thời như Phạm Qúy Thích, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong, Cư Ðình, Trần Quang Tĩnh, Trần Ngọc Quán và Trần Phúc Hiển. v.v đã là khách thơ của nữ sĩ. Trong hội Tao Đàn đến Cổ Nguyệt Đường có tới 28 thi nhân, quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng- Trần Ngọc Quán được suy tôn là Thi tướng Tao Đàn.Trong số các danh sĩ, bạn thơ, của nữ sĩ ở Cổ Nguyệt Đường, không có Chiêu Hổ, Chí Hiên, những người khác đều có danh tính rõ ràng, chỉ riêng Mai Sơn Phủ chưa rõ thân thế, có thể là biệt danh của ai đó?

Theo Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh, thì Xuân Hương quen biết Mai Sơn Phủ trong những năm 1799 -1801, lúc ấy nữ sĩ khoảng 27, 29 tuổi, mối tình ấy đã để lại những bài thơ tình nồng nàn thắm thiết. Mai là họ lấy hiệu là Sơn Phủ. Người xưa đoán biết quê chàng ở Hoan Châu vùng Nghệ An… Mai Sơn Phủ có lẽ chỉ là một thư sinh chưa đỗ đạt gì, nên không thấy tên tuổi đỗ đạt trong các khoa thi. Có thông tin cho rằng Mai Sơn Phủ là người làng Liên Cừ ở Phố Vịnh, chàng tạm biệt Hồ Xuân Hương về quê, nhưng do loạn lạc không trở lại. Đến nay cũng chưa có ai làm rõ về chàng họ Mai theo gia phả của họ Mai làng Liên Cừ ở đâu?

Nghiêm Thị Hằng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động