Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Cuộc chiến tranh đã đi qua 45 năm, nhưng một cơ sở cách mạng trung kiên bám trụ giữa lòng TP Nha Trang với biết bao gian khổ, hi sinh nhưng vì một nỗi oan vu vơ mà đến bây giờ ông vẫn chưa được công nhận.

Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Ngay sau khi Nha Trang giải phóng, ông đã chịu bao cảnh oan khiên. Có phải ông đã phản bội cách mạng? Với trách nhiệm của người đảng viên cầm bút, chúng tôi xin bắt đầu cùng đồng đội đi tìm sự thật, hi vọng sẽ trả lại được tên cho ông!.

Kì III: Ngày chiến thắng - niềm vui mới, chẳng tày gang

Trong bản xác nhận quá trình hoạt động của cơ sở Trần Đình Mười, ông Võ Đình Thu cho biết: Tháng 7/1973, ông và một số anh em khác được địch đưa về Biên Hòa để trao trả tù binh theo Hiệp định Pari. Nhưng chờ mãi không thấy địch trao trả, ông bàn với Võ Thứ tìm cách vượt ngục. Để có tiền vượt ngục, Võ Đình Thu gửi thư cho Trần Đình Mười. Thư gửi theo kiểu cầu âu, chẳng lấy gì làm chắc chắn. Vậy mà gần tuần sau ông (Thu) nhận được thư trả lời của Trần Đình Mười với mấy câu ngắn gọn: “Chúc các em sức khỏe và thành công”, kèm theo 5.000 đồng. Như vậy các tù chính trị Võ Đình Thu và Võ Thứ xác định: Cơ sở Trần Đình Mười vẫn còn nguyên vẹn, vẫn tiếp tục hoạt động.

Đúng như vậy, sau ngày giải phóng miền Nam, Tô Trịnh Ứng trở lại Nha Trang, đến nhà số 29, Phước Hải, căn hầm bí mật năm nào vẫn chưa bị lộ. Khui hầm lên, bên trong tìm thấy một khẩu súng ngắn K54 của mình để lại từ Mậu Thân vẫn còn. Ngày 19/9/1975 ông giao cho Ty An ninh tỉnh Khánh Hòa cùng với 18 viên đạn đã sét rỉ. Điều này chứng minh cơ sở Trần Đình Mười, sau Tết Mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng miền Nam vẫn hoạt động bình thường chưa có dấu hiệu bị lộ.

4932 dsc05968 copy
Những tờ giấy xác nhận của đồng chí, đồng đội, cơ sở khẳng định: Trần Đình Mười không đầu hàng địch, không phản bội Tổ quốc!

Sau năm 1968, phong trào cách mạng ở Nha Trang có lắng xuống, nhưng cơ sở Trần Đình Mười vẫn nuôi dưỡng, che giấu và đưa đón cán bộ, bộ đội ra chiến khu vào đô thị. Các ông, bà như: Thiệu Đắc Sanh, Trần Thị Bửu, Dương Thanh Tương, Nguyễn Xuân Mai, Bùi Văn Diêu… vẫn lấy nhà ông Mười làm nơi qua lại. Giấy xác nhận đề ngày 25/2/2011, ông Dương Thanh Tương, lúc này là Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mậu Thân 1968, tôi (Tương) hoạt động ở Kon Tum, bị địch bắt, giam ở Nhà lao Kon Tum rồi đưa xuống Nhà lao Nha Trang. Sau 2 năm bị giam cầm, được thả ra, các đồng chí lãnh đạo Đảng trong nhà lao giới thiệu tôi đến nhà anh Trần Đình Mười (lúc này anh Mười đã được thả sau Mậu Thân) tại 29 đường Phước Hải. Trong thời gian ở đây, tôi được anh Mười và gia đình tận tình nuôi dưỡng nên sức khỏe được hồi phục. Anh Mười còn liên lạc với gia đình anh Đạt Hiếu là cơ sở của tôi (Tương) tại Buôn Hồ, Đắk Lắk; anh Hiếu liên lạc với Huyện ủy H4 (Krông Buk) chấp nhận đưa tôi (Tương) về Đắk Lắk vào ngày 25/2/1970, tiếp tục chiến đấu, công tác cho đến ngày nghỉ hưu”.

Ngày 2/4/1975, Nha Trang - Khánh Hòa giải phóng. Cơ sở cách mạng Trần Đình Mười, công khai tham gia vào bộ máy chính quyền cách mạng lâm thời. Ông được phân công làm Phó Chủ tịch UBND phường Tân Phước (Phước Tân, Phước Tiến). Tuy nhiên, niềm vui chưa tày gang thì nỗi buồn, nỗi thất vọng đã ập tràn. Năm 1976 - 1977, miền Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp, do ông có cây xăng nên bị quy là tư sản. Nhà nước thu hồi cả xe và cùng bồn xăng 5m3.

Năm 1978, Công an tỉnh Phú Khánh gọi ông lên làm Bản kiểm điểm quá trình hoạt động cách mạng. Ông đã trình bày thật đầy đủ, chi tiết và khẳng định mình không đầu hàng địch, không khai báo làm lộ bí mất nơi cán bộ, bộ đội, cơ sơ của ta ra vào hoạt động, nên không gây tổn thất cho cách mạng. Bản kiểm điểm đã báo cáo đầy đủ tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch đối với cách mạng trong thời gian ông bị bắt giam cũng như khi được thả tự do và cả thời kì hậu chiến…

Đáng buồn hơn là sau đó, Thành ủy, UBND TX Nha Trang thông báo ông phải nghỉ việc vì có bí số do địch để lại. Chính quyền điều ông lên vùng kinh tế mới. Là cơ sở cách mạng, ông phải chấp hành. Nỗi buồn đang tê tái thì cuối năm 1979, vợ và con gái ông quyết định ra nước ngoài sinh sống. Trần Đình Mười bế tắc, không còn lối thoát, đành theo vợ và con gái sang Đài Loan, Canađa rồi đến Mỹ, để lại phía sau nỗi nhớ nhung cách mạng, đồng chí, đồng đội, đồng bào và những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến.

Ngày 31/5/1979, trước khi ra đi, Trần Đình Mười đã gửi Thành ủy và UBND TP Nha Trang một bức thư tâm huyết. Bức thư có những đoạn rất xúc động: “Trong quá trình tham gia cách mạng, tôi may mắn được gần gũi anh em, nhất là các đồng chí lãnh đạo như anh Trọng, anh Nhiên, anh Qùy, anh Thắng… Rồi những đồng chí công tác, chiến đấu trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 với tôi. Những việc làm của tôi, các anh em đã rõ nên tôi không cần báo cáo nhiều. Lúc gặp các đồng chí ở núi rừng, khi trao đổi với anh em trong thành phố, dưới hầm bí mật, tôi được trang bị kiến thức cách mạng, tăng thêm lòng yêu nước, tình thương yêu đồng chí, đồng đội, đồng bào và lòng căm thù địch. Tất cả những thứ đó tiếp thêm cho tôi sức mạnh để vượt qua đến ngày toàn thắng… Tôi không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh; một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng, theo Bác Hồ; trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; không đầu hàng, phản bội; không khai báo cán bộ, cơ sở cách mạng của ta với địch”.

Nhiều và rất nhiều cán bộ lãnh đạo, những cơ sở và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, biệt động thành hiện còn sống đang ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc hay đã qua đời ở Nha Trang, Khánh Hòa, như đồng chí Lưu Văn Trọng, Đặng Nhiên, Huỳnh Tưởng (Tám Hà), Dương Tấn Đạt, Huỳnh Chiêu, Bùi Chạn, Võ Đình Thu; Tô Trịnh Ứng, Võ Quyết Thắng, Huỳnh Văn Khoa, Lê Thị Ngọc Mai… Một số anh, chị khác đang ở Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên như Dương Thanh Tương, Lê Xứng, Bùi Văn Diêu, Bùi Thị Tưởng, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Bửu, bị địch đưa về Nha Trang, sau khi ra tù, được cán bộ tù chính trị của Nha Trang, Khánh Hòa giới thiệu đã về cơ sở Trần Đình Mười để được ông và gia đình bao bọc, che giấu, nuôi dưỡng rồi lại trở về cơ quan, đơn vị, chiến khu tiếp tục hoạt động công tác, chiến đấu đến ngày quê hương giải phóng. Nhiều người đã để lại những lời xác nhận công lao đóng góp của ông Trần Đình Mười trong quá trình làm cơ sở cho cách mạng trong lòng thành phố giữa vòng vây quân thù suốt một cuộc chiến tranh. Theo họ, đó là sự hi sinh có thể xem là… vô giá!

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...
Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin khác

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động