Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Năm 1954, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều cán bộ, chiến sĩ, cơ sở cách mạng ở tỉnh Khánh Hòa đã đến Quy nhơn, tỉnh Bình Định để xuống tàu biển ra Bắc tập kết, nhưng rồi một số người trong họ phải quay trở lại để xây dựng lực lượng phục vụ yêu cầu kháng chiến lâu dài! Trong số đó có chàng thanh niên vừa tròn 18 tuổi. Đó là ông Trần Đình Mười…

Kì I: Trần Đình Mười - những năm tháng hào hùng

Ông Trần Đình Mười, sinh 1936, ở thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa (nay là thị xã) tỉnh Khánh Hòa. Cha mẹ ông sinh được bốn người con. Một anh trai là giáo viên bình dân học vụ bị Pháp bắn chết, được công nhận là liệt sĩ; một anh tập kết ra Bắc, bị bệnh qua đời ở Hà Nội và một chị gái vào sinh sống và làm ăn ở Nha Trang. Bản thân ông: Năm 1952, lúc mới 16 tuổi, đã tham gia cách mạng với nhiệm vụ được giao là làm liên lạc cho xã Ninh Xuân. Năm 1954, tập kết ra Bắc nhưng khi đến Quy Nhơn, Bình Định chuẩn bị xuống tàu thì được lệnh quay trở lại xây dựng cơ sở hoạt động lâu dài dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Đặng Nhiên, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Huyện ủy Ninh Hòa.

Lịch sử cách mạng xã Ninh Xuân, TX Ninh Hòa, giai đoạn 1930 - 1975, xuất bản tháng 12 năm 2013, trang 81 ghi: “Ông Lê Tư và Trần Đình Mười, thôn Phước Lâm, cùng các cơ sở khác trong xã tạo thành đường dây bất hợp pháp và hợp pháp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, thông suốt, an toàn”. Thời gian hoạt động cách mạng ở Ninh Hòa, ông Mười liên tục được phân công làm liên lạc cho các đồng chí Tư Ốm, Năm Nhỏ, Lưu Văn Trọng, Đặng Nhiên… là lãnh đạo của Huyện ủy. Năm 1956 - 1959, khi ông vào Nha Trang ở với chị ruột, vừa đi làm thuê vừa trốn lính, khi về Ninh Hòa làm ruộng, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng. Năm 1960 ông chuyển hẳn vào Nha Trang theo chỉ đạo của tổ chức, xây dựng cơ sở nội thành, nắm tình hình địch, vận động phong trào học sinh, sinh viên.

5716 dsc05943 copy
Căn nhà 29 Phước Hải, vật chứng sống động của ông Trần Đình Mười.

Thời gian đầu vào Nha Trang, Trần Đình Mười tá túc tại nhà chị ruột số 29 Phước Hải. Sau khi chị mất đột ngột, anh rể về lại Ninh Hòa, Trần Đình Mười tiếp quản căn nhà. Xét thấy vị trí căn nhà gần Sở Cảnh sát địch, nguy hiểm nhưng cũng dễ có cái lợi, nếu biết tận dụng. Vốn là con người nhạy cảm chính trị, Trần Đình Mười ra sức xây dựng mối quan hệ, biến nguy cơ thành thời cơ. Năm 1961 - 1962, cán bộ cách mạng từ chiến khu về hoạt động nội thành hoặc từ nội thành ra chiến khu bắt đầu qua lại căn nhà 29 Phước Hải; trong đó trường hợp đáng nhắc tới là đồng chí Huỳnh Tưởng, còn gọi là Thanh Hà, Bí thư Thị ủy Nha Trang. Sự xuất hiện của Thanh Hà đã đưa đến cho Trần Đình Mười một tình huống nguy hiểm. Hoài Phong, trong cuốn “Hồi ức một thời” đã mô tả tình huống này (lược thuật):

Sáng hôm đó anh Mười chở đá (đục ở vách núi sau nhà, nơi sau này là căn hầm bí mật) đi bán. Trên đường đi bị địch bắt đưa về một ngôi nhà bỏ trống ở cổng sân bay Nha Trang và cuộc tra tấn, hỏi cung bắt đầu.

- Mày giấu Bí thư Thị ủy Huỳnh Tưởng ở đâu?

Vừa cố gắng chịu đòn, Trần Đình Mười vừa suy nghĩ “như vậy là chúng chỉ đánh đòn gió. Nếu nói Tám Hà thì có thể cuộc gặp hôm đó của mình đã bị lộ; còn nói Huỳnh Tưởng thì chẳng qua chúng nói mò” vì thực tế anh (Mười) cũng chưa biết Huỳnh Tưởng là ai. Từ đó anh bình tĩnh trả lời:

- Tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai!.

Suốt một tuần chúng đánh đập, tra tấn, cho đi hết tàu bay, tàu lặn chỉ duy nhất một câu hỏi: Huỳnh Tưởng bây giờ ở đâu? Từ nội dung tra tấn hỏi cung của kẻ địch, Trần Đình Mười phán đoán: Như vậy, Tám Hà chưa bị lộ.

Cuộc tra tấn bước sang giai đoạn thứ 2. Một buổi sáng sớm, khi trời còn tối om, không còn xác định được ngày tháng, địa điểm, chỉ biết bọn cảnh sát bịt mặt Trần Đinh Mười, tống lên một chiếc xe Jeep chở đi đâu đó, xa xôi, hẻo lánh lắm. Khi xe dừng lại, chúng mở bịt mắt thì ông thấy đó là một bãi cát, trước một cái hố sâu hoắm đã đào sẵn. Tại đây, chúng vừa dụ dỗ, vừa tra tấn, vừa dọa dẫm ông.

- Bây giờ mày muốn sống để về nuôi mẹ già hay muốn chết? Nếu muốn sống thì hãy khai hiện nay Huỳnh Tưởng ở đâu?”.

Trần Đình Mười khảng khái trả lời:

- Tôi đã nói với các ông rồi, tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai thì làm sao tôi biết ông ấy ở đâu?

Bọn chúng lập tức ra đòn. Vừa đánh chúng vừa nói:

- Đây là cơ hội cuối cùng để mày có thể về với mẹ già. Mày đừng thách thức sự kiên nhẫn của tụi tao.

- Tôi cần sống để về nuôi mẹ già, nhưng tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai cả, sao các ông cứ bắt tôi trả lời Huỳnh Tưởng ở đâu?.- ông tiếp tục trả lời.

Bọn địch đẩy ông xuống cái hố đã đào sẵn và những xẻng cát đầu tiên được đổ theo. Ngập hai chân, rồi lên tới bụng, tới ngực. Chúng vừa hỏi vừa đổ cát, còn ông thì cứ im lặng. Khi cát vừa đến ngang cổ là lúc có một người lên tiếng: “Dừng lại”. Người đó từ tốn:

- Anh Mười không sợ chết sao?

- Thưa ông, tôi rất muốn sống, nhưng không sợ chết. Đức Phật dạy rằng: Trong thế gian này… không có sự sống và cũng không có cái chết… vĩnh viễn. Chết hay sống… chỉ là quan niệm. Với tôi chết đi ở trần gian này… là sống lại ở một thế giới khác. Tôi thương mẹ vô cùng… nên cũng sẽ rất buồn vì ở kiếp này không nuôi dưỡng mẹ được trọn vẹn. Nhưng điều… làm tôi an lòng vì mẹ đã truyền cho tôi một quan niệm… về sự sống và cái chết... - Trần Đình Mười vẫn bình tĩnh trả lời trong trạng thái đã kiệt sức, giọng nói gằn lên từng tiếng, đứt quảng.

- Nếu bây giờ bị chôn sống, anh có căm thù tôi không?. - Tên địch lại tiếp tục.

- Chết… rồi còn biết gì mà… căm thù. Nhưng luật nhân quả có đấy ông ạ. Đức Phật dạy, nếu ở đời ai ác bá, cường hào sẽ chuốc lấy nghiệp chướng.

Trần Đình Mười, nghẹn giọng. Bỗng một người nào đó trong bọn họ, lại lên tiếng:

- Thôi đủ rồi, kéo nó lên!.

Chiều hôm đó Trần Đình Mười được xem là vô tội, tuy nhiên chúng vẫn chưa thả ông mà còn giam thêm 183 ngày nữa. Khi ra tù ông mới biết lí do địch bắt là vì một lần ông đến gặp ông Tám Hà tại một cơ sở khác ở thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc (bây giờ). Sau đó một cơ sở khác ở đây bị bại lộ, từ đó làm cho bọn chúng tình nghi. Còn vì sao chúng phải trả tự do cho ông thì ngoài việc không buộc tội được, ở ngoài mẹ của ông đã bán hết mọi tư trang, những gì quý nhất để “chạy” cho ông thoát nạn.

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...
Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin khác

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động