Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Sau khi được trả tự do, Trần Đình Mười lại bước vào xây dựng cơ sở tiếp tục hoạt động, hình thành các đường dây liên lạc nội ngoại thành, đặc biệt biến căn nhà của ông cùng với một số cơ sở khác thành “căn cứ lõm”, đường dây cơ sở trong lòng thành phố suốt cuộc chiến tranh…
Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Kì II: Trần đình Mười từ 1963 đến Tết Mậu Thân 1968

Từ năm 1963 đến cuối 1967, căn nhà 29 Phước Hải luôn là điểm đi về của các đồng chí lãnh đạo TX Nha Trang cũng như tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn là điểm gặp nhau của các đường dây cơ sở nội, ngoại thành; chỗ tụ họp của các chiến sĩ trinh sát, bộ đội đặc công, biệt động. Ngoài đồng chí Tám Hà, tức Huỳnh Tưởng, Bí thư Thị ủy Nha Trang, còn có các đồng chí: Hoàng Sĩ Quỳ, cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy; Đặng Nhiên, Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa; Dương Tấn Đạt, Thị đội trưởng Nha Trang; Huỳnh Văn Chiêu, đại úy Bộ đội đặc công; Huỳnh Công Chánh, Chính trị viên Đại đội đặc công; Tô Trịnh Ứng, Thiếu úy, Ban Tác chiến Tỉnh đội; Nguyễn Văn Nho, cán bộ tỉnh đội… thường xuyên qua lại. Ông Lưu Văn Trọng, trong giấy xác nhận ngày 12/5/2011 cho biết: “Tháng 9/1965, khi tôi (Trọng) về làm Bí thư Thị ủy Nha Trang, đã liên lạc với anh Trần Đình Mười, lúc bấy giờ đồng chí Hoàng Sỹ Quỳ là cán bộ lãnh đạo nằm trong nội thành trực tiếp chỉ đạo toàn bộ cơ sở. Khi tôi (Trọng) là Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, ở chiến khu Đồng Bò mỗi khi ra vào nội thành, đều đến nhà anh Mười và được anh che chở, đùm bọc”.

Năm 1963, một sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời cơ sở cách mạng của Trần Đình Mười. Đó là việc ông lấy vợ. Vợ ông, bà Dư Trung, một cô gái người Hoa. Sau khi xây dựng gia đình, Trần Đình Mười mở cây xăng, mua thêm chiếc xe lampro để chở khách. Theo ông, muốn hoạt động cách mạng đạt kết quả phải có tiền. Tiền ngoài nuôi sống gia đình, tiếp tế cho cách mạng. Còn lo lót, hối lộ cho bọn cảnh sát, làm quen với chúng, nhờ cậy lúc gặp nguy nan.

Quả đúng như vậy, đã nhiều lần Trần Đình Mười dùng xe hon đa chở “đồng nghiệp” (cơ sở khác) hoặc cán bộ ta hoạt động hợp pháp, đi qua các bốt gác cảnh sát, chỉ cần giơ tay vẫy là chúng dễ dàng cho đi. Để tạo điều kiện cho cán bộ qua lại an toàn, Trần Đình Mười đã đục đá dưới nền nhà để mở rộng diện tích làm hầm chứa xăng, dầu; chỗ đậu xe và đặc biệt là đục phía sau vách núi làm một cái hầm bí mật để che giấu cán bộ, bộ đội. Năm 1964, ông sinh con đầu lòng. Đó là Trần Thị Tâm và đó cũng là đứa con duy nhất của ông.

Cuối năm 1967, chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cơ sở tại 29 Phước Hải của Trần Đình Mười càng trở nên nhộn nhịp. Những ngày sát Tết, nhiều cán bộ lãnh đạo của Tỉnh ủy Khánh Hòa, TP Nha Trang; các tổ đội công tác, biệt động, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, giao liên nội, ngoại thành ra vào càng đông, trong đó có các ông: Huỳnh Tưởng, Võ Quyết Thắng, Hoàng Sĩ Quỳ, Dương Tiến Đạt, Phạm Công Chánh, Nguyễn Văn Nho, Huỳnh Văn Chiêu, Tô Trịnh Ứng, Huỳnh Văn Khoa, Bùi Chạn, Võ Đình Thu, Lê Thị Ngọc Mai… Họ thường xuyên lui tới, coi căn nhà của ông là căn cứ lõm, điểm xuất phát chỉ huy tấn công quân địch ở Nha Trang.

Bước vào chiến dịch Mậu Thân 1968, cấp trên giao cho cơ sở Lê Thị Ngọc Mai chuẩn bị 500 bộ quần áo cho bộ đội cải trang. Tiền ở đâu ra và làm sao để có thể mua một lúc, ở nhiều chỗ? Bà Mai đã tìm đến cơ sở Trần Đình Mười và cùng bà Dư Trung, vợ ông Mười tính toán, chuẩn bị. Nhưng theo bà Mai, sau nhiều ngày mấy chị em đi mua gom, số lượng không đạt chỉ tiêu mà chỉ mua được 350 bộ...

Ông Võ Đình Thu và Huỳnh Văn Khoa kể lại: Chuẩn bị cho Tết Mậu Thân, hai ông (Thu và Khoa) cùng ông Võ Quyết Thắng, những người hoạt động công khai, đã vận động được 3 cơ sở sử dụng xe của gia đình để chở bộ đội. Theo kế hoạch, đêm 30 Tết, 3 ông: Trần Đình Mười, Trần Văn Cháu, trú chợ xóm Mới và Thái Thông trú ở Hà Ra sẽ đưa xe đến sông Kim Bồng, Ngọc Hiệp chở bộ đội vào đánh tỉnh đường (UBND tỉnh), khu Tiếp vận 5 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Tiểu khu Khánh Hòa (Bưu điện tỉnh).

Gần Tết, tại nhà ông Mười có khoảng 20 người, gồm các đồng chí trong Bộ Chỉ huy nội thị Nha Trang như Bí thư thị xã Nha Trang Huỳnh Tưởng; Tỉnh ủy viên Đặng Nhiên; Thị đội trưởng Dương Tấn Đạt; Trưởng ban Tác chiến, Tô Trịnh Ứng… Ngày 30 tháng Chạp, Võ Đình Thu được phân công dùng xe hon đa đến nhà ông Mười chở đồng chí Đặng Nhiên lên nhà ông Thái Thông ở Hà Ra để kiểm tra công tác chuẩn bị và hợp đồng chở quân. Phương án được công bố: Trước giờ G, 3 xe tập kết tại bến Kim Bồng, xã Ngọc Hiệp. Bộ đội ta vừa tập kết thì cũng là lúc 3 xe chạy đến.

Đêm hôm đó các đơn vị đặc công lên ba xe rẽ ra ba hướng. Một vào tỉnh đường, một sang Tiếp vận 5, một tới Tiểu khu Khánh Hòa. Mũi đánh vào Tiếp vận 5, do Trần Đình Mười chở quân, ngay từ đầu đã đột kích vào làm chủ doanh trại địch. Do bộ đội ta sử dụng thủ pháo và AK đánh vỗ mặt làm quân địch số chết, số bỏ chạy tán loạn. Bộ đội ta không một ai thương vong và làm chủ ngày mùng Một Tết. Sang mùng 2 Tết, địch tập trung cả xe tăng, bộ binh và không quân phản kích. Bộ đội ta không có súng chống tăng, chiến đấu hết đạn, nhiều đồng chí hi sinh, bị bắt, số còn lại tìm đường rút quân. Ông Trần Đình Mười, chạy xe về nhà và mấy hôm sau thì bị địch bắt. Lúc này, Trưởng ban tác chiến Tô Trịnh Ứng còn bị kẹt trong hầm bí mật, nhưng sau đó được bà Dư Trung vợ ông Mười che chở, nuôi giấu trong hầm bí mật một thời gian và nhờ tấm thẻ căn cước giả do Cục Tình báo của ta cấp, đã công khai vượt ra ngoài trước tai mắt của địch.

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, do lực lượng ta quá mỏng, nên không đạt được mục tiêu như mong muốn. Bộ đội hi sinh nhiều, một số đồng chí bị bắt, nhiều cơ sở bị lộ. Ông Võ Đình Thu, Huỳnh Văn Khoa (Hoài Phong)… cũng bị bắt. Trong những ngày bị giam cầm ở quân lao, ông Thu, ông Phong và cả đồng chí Lưu Văn Trọng (bị bắt từ trước Mậu Thân) lúc này cũng được đưa về đây, đã trao đổi tìm mọi biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất khi ra tòa, tránh rủi ro cho các cơ sở. Các ông thống nhất đưa ra một kịch bản: Ông Mười và ông Cháu thống nhất khai báo, các anh đưa gia đình đi chùa Long Sơn đêm 30 Tết thì bị “Việt cộng chặn đường, dí súng, đuổi người nhà xuống xe, bắt các anh phải chở quân đi đánh giặc”

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...
Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin khác

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động