Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chuyện về người treo cờ trên kì đài Huế tháng 8/1945

Tại Trung tâm Thể dục thể thao quận Ba Đình, TP Hà Nội thi thoảng vẫn thấy một cụ già đi xe máy tự chế 3 bánh đến sân tennis chơi, sau đó cụ cùng bạn bè thưởng thức một vài cốc bia hơi lúc cuối chiều.
Mọi người cho hay, mỗi khi cao hứng cụ còn tham gia câu lạc bộ dansing, với vài điệu Valse, Boston hay Rumba cho vui, chứ khoảng 15 năm trước, cụ vẫn còn chơi tennis. Tìm hiểu được biết, đó là cụ Đặng Văn Việt, sinh năm 1920, người kéo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ ở thành nội Huế ngày 21/8/1945, người đã sống hơn một thế kỉ với bao giai thoại hùng tráng, đáng để sẻ chia, học tập.

Thân thế, gia tộc và những ngày đầu tham gia cách mạng

Cụ Đặng Văn Việt, quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, có gốc gác con cháu họ Trần lừng lẫy chống giặc Nguyên - Mông, nhưng qua một số biến cố cuối đời nhà Trần nên đổi họ chuyển vào Châu Hoan. Từ nhỏ cụ theo cha vào học ở Huế, cha là cụ Đặng Văn Hướng, một vị quan Thượng thư dưới triều Bảo Đại, khi Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Trần Trọng Kim điều cụ Hướng về làm Tổng đốc tỉnh Nghệ An. Từ năm 1942, cụ Việt ra Hà Nội học trường Y dược và đã được tiếp xúc với phong trào yêu nước, bắt đầu giác ngộ cách mạng. Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Đảng ta đã có chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phong trào Việt Minh phát triển rầm rộ từ Bắc chí Nam. Đặng Văn Việt trở về Huế vào học tiếp ở Trường Thanh niên tiền tuyến (tên đầy đủ là Trường Võ bị Thanh niên tiền tuyến). Đó là một trường huấn luyện quân sự trực thuộc Bộ Thanh niên chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng do những trí thức yêu nước theo Việt Minh dẫn dắt. Hai ông Phan Anh và Tạ Quang Bửu là người tổ chức chỉ đạo học sinh, hướng họ về với cách mạng. Học sinh Trường Thanh niên tiền tuyến hầu hết là những sinh viên các trường đại học ở Đông Dương, một số đã là cơ sở của Việt Minh.

Cụ Đặng Văn Việt với cuốn sách Hạ cờ triều đình Huế, giương cao cờ đỏ sao vàng - sự kiện vĩnh hằng- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 12/2015
Cụ Đặng Văn Việt với cuốn sách Hạ cờ triều đình Huế, giương cao cờ đỏ sao vàng - sự kiện vĩnh hằng- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 12/2015

Sau khi Hà Nội giành chính quyền, đêm 20/8, hai thanh niên Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương (sau này là Thiếu tướng Cao Pha) được ông Trần Hữu Dực giao nhiệm vụ sáng 21/8, treo cờ cách mạng lên kì đài Huế. Cả đêm hồi hộp không ngủ, sáng ra hai người nai nịt gọn gàng trong quân phục chỉnh tề, đầu đội ca lô kiểu kị binh mã vàng, đi ghệt cao cổ của ngự lâm quân trông rất oai phong. Lá cờ đỏ sao vàng dài 12 mét rộng 8 mét được cuộn tròn gác lên hai chiếc xe đạp, hai người đẩy xe thẳng tiến về phía kì đài. Khi đến kì đài, Đặng Văn Việt dõng dạc nói với viên chỉ huy lính bảo vệ: “Theo lệnh Ủy ban kháng chiến Trung bộ, chúng tôi có nhiệm vụ treo cờ cách mạng lên cột cờ thay cờ quẻ li, các anh giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”. Có lẽ lính triều đình biết tin ngoài Hà Nội, cách mạng đã giành chính quyền, thấy rõ khí thế cách mạng nên lúng túng không phản ứng gì. Hai người hạ lệnh tiếp “5 lính pháo đùng buộc cờ vào dây kéo ròng rọc đưa cờ đỏ sao vàng lên cao, hạ cờ nhà vua xuống”. Khi cờ đỏ đã lên đỉnh cột, hai người đứng nghiêm đưa tay chào cờ, viên chỉ huy và binh lính ngoan ngoãn làm theo. Thấy cờ nhà vua bị hạ xống, viên chỉ huy đại đội lính khố vàng ra lệnh cả 120 tay súng chĩa về phía Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương rồi báo vua Bảo Đại. Do Bảo Đại nhút nhát nên hỏi ý kiến Hoàng hậu Nam Phương, ngay sau đó là lệnh của Vua: Không được bắn. Lúc đó là trưa 21/8/1945, cờ đỏ sao vàng tung bay, Nhân dân Huế mừng vui chào đón cách mạng. Mấy ngày sau ông Trần Huy Liệu từ Hà Nội vào thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời nhận thoái vị và ấn tín từ Bảo Đại, hoàn thành giành chính quyền ở Huế (ngày 25/8/1945).

Bước chân vào quân ngũ

Những ngày sục sôi khí thế cách mạng, 43 học viên Trường Thanh niên tiền tuyến phối hợp với lực lượng Việt Minh mở cửa nhà tù giải phóng cho các tù chính trị, bảo vệ các cuộc mít tinh giành chính quyền; giải giáp các trại lính khố vàng, khố đỏ, khố xanh, tịch thu tài liệu, vũ khí, kho tàng của chế độ cũ. Ngay khi ta giành chính quyền ở Huế, cuối tháng Tám quân Pháp dùng một tàu đổ bộ vào cửa biển Thuận An hòng uy hiếp lực lượng cách mạng còn non trẻ ở đây. Với tố chất nhanh nhẹn dũng cảm, Đặng Văn Việt được giao chỉ huy 1 trung đội tổ chức trấn giữ cửa biển và đã mưu trí bắt gọn 1 quan Ba và 2 quan Hai của địch, dập tắt ý đồ hỗ trợ giữ lại bộ máy chính quyền tay sai. Đây là chiến công đầu tiên mở đầu cho nhiều trận đánh thắng giòn giã sau này. Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, kháng chiến nổ ra ở khắp nơi, nhiều người của Trường Thanh niên tiền tuyến tham gia Nam tiến, một số sang giúp bạn Lào. Dịp cuối năm 1945, Đặng Văn Việt chỉ huy một số phân đội phối hợp giúp bạn đánh Pháp giành nhiều thắng lợi ở đường 9, ở Trung - Hạ Lào; đầu năm 1946, ông làm Tham mưu trưởng Mặt trận đường 7. Sau đó ông được điều động ra miền Bắc, ban đầu là làm huấn luyện viên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, nơi cụ Hoàng Đạo Thúy, người anh cả của phong trào hướng đạo Việt Nam đang làm Hiệu trưởng.

Những trận đánh để đời làm nên tên tuổi

Mặc dù đã có Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, nhưng thực dân Pháp có sự hỗ trợ của quân đội Anh và Mỹ đã không thực hiện Hiệp định, dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm nhiều địa phương của ta từ Bắc đến Nam. Ngày 19/12/1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tháng 10/1947, Pháp mở chiến dịch Léa lên vùng Việt Bắc với quy mô lớn sử dụng mấy vạn quân với đầy đủ máy bay, tàu chiến, xe tăng. Chúng xây dựng kế hoạch hành quân rầm rộ tạo 3 gọng kìm lớn với ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh hòng bóp nghẹt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Minh, khủng bố Nhân dân, chia cắt liên hệ của ta với cách mạng Trung Quốc,…

Lúc này cụ Đặng Văn Việt là cán bộ chủ chốt ở Phòng Tác chiến (tiền thân Cục Tác chiến sau này) thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cuối tháng 10/1947, cụ được đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Hoàng Văn Thái giao làm đặc phái viên của Bộ giữ liên hệ và sát cánh với Trung đoàn 11 của tỉnh Lạng Sơn (sau này là Trung đoàn 28) có nhiệm vụ đánh chia cắt địch, bảo vệ đường số 4. Trận đánh lớn đầu tiên của cụ là đề xuất cách bố trí đội hình, cùng Tiểu đoàn 23 phục kích đánh địch thắng lợi ở Bố Củng - Lũng Vài thu nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm, mặc dù trang bị của ta còn quá thô sơ, thiếu thốn. Sau đó, cụ còn trực tiếp lên kế hoạch, cùng với chỉ huy 2 Tiểu đoàn 374 và 23 tổ chức phối hợp đánh thắng giòn giã trận Bản Nằm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Cuối năm 1947, cụ Đặng Văn Việt được giao làm Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, đồng chí Hà Kế Tấn làm Chính ủy Trung đoàn, lúc này cụ mới 27 tuổi. Đặc tính nổi bật là luôn trực tiếp đi trinh sát kĩ địa hình, nắm chắc tình hình địch, giả định các tình huống tác chiến và sâu sát động viên anh em, dựa vào sự giúp đỡ tận tình của đồng bào các dân tộc. Vì thế mà năm 1948, đầu năm 1949, các đơn vị bộ đội có sự tham gia chỉ huy của cụ Việt liên tục đánh thắng nhiều trận trên đường số 4 và các địa phương lân cận, gây tổn thất lớn cho địch, góp phần giữ vững chiến khu Viêt Bắc, bảo vệ Trung ương. Giữa năm 1949, Bộ quyết định thành lập Trung đoàn chủ lực trên cơ sở sáp nhật 3 Trung đoàn (Trung đoàn 28 của Lạng Sơn, Trung đoàn 72 của Bắc Cạn và Trung đoàn 74 của Cao Bằng) thành Trung đoàn 174 do cụ Đặng Văn Việt làm Trung đoàn trưởng, ông Chu Huy Mân làm Chính ủy. Trước khi làm lễ ra mắt Trung đoàn, Ban chỉ huy bàn bạc và quyết tâm đánh thắng một trận để đời nhân chào mừng ngày Quốc khánh của ta.

Thế là trận Bông Lau - Lũng Phầy được hình thành. Với phương châm hành động: Bí mật, táo bạo, mưu trí, sau mấy ngày kiên trì phục kích chịu đói vượt khó, ngày 3/9/1949, Trung đoàn 174 đã anh dũng chặn đánh đoàn xe lớn của địch đang tiến lên Cao Bằng. Trận này ta tiêu diệt hơn 100 xe vận tải, xe tăng, xe bọc thép, diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí hiện đại trang bị cho bộ đội ta; một lượng lớn lương thực, thực phẩm thu được đem cấp phát cho Nhân dân. Trong chiến dịch Biên giới năm 1950, cụ Đặng Văn Việt chỉ huy Trung đoàn 174 phối hợp với quân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh còn tổ chức nhiều trận đánh giành thắng lợi oanh liệt. Trận tấn công cứ điểm Đông Khê ngày 18/9/1950 đơn vị đã dũng mãnh chiến đấu thắng lợi, xuất hiện gương đồng chí La Văn Cầu (được phong anh hùng). Chiến dịch Biên giới phát triển, Trung đoàn được vinh dự đón Bác Hồ lên quan sát chiến sự và động viên bộ đội. Các trận tiếp theo Trung đoàn phối hợp với các đơn vị bạn chia cắt địch trên đường số 4, chặn binh đoàn rút khỏi Cao Bằng, đón đánh địch từ Thất Khê lên ứng cứu,… bắt sống hai đại tá Tư lệnh hai binh đoàn chủ lực của Pháp là Charton và Lepage cùng hàng trăm sĩ quan, hàng ngàn binh lính Pháp và lê dương, giữ vững và mở rộng hành lang an toàn đường số 4. Người Pháp gọi Đặng Văn Việt là “Hổ xám đường số 4”.

Năm 1951 và đầu năm 1952, Trung đoàn 174 trong đội hình Đại đoàn 312 mới được thành lập. Cụ Đặng Văn Việt tiếp tục chỉ huy Trung đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh địch giữ vững địa bàn vùng đồng bằng liên khu 3, chống lại nhiều trận càn của Pháp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,… Cuối năm 1952, Trung đoàn tham gia chiến dịch Tây Bắc, đánh thắng nhiều trận trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đường số 6, tiêu biểu là trận diệt gọn đồn Mộc Châu tháng 11/1952, do cụ trực tiếp chỉ huy. Trong khi Trung đoàn cùng các đơn vị bạn chuẩn bị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ thì cụ được cử đi học ở Trung Quốc, sau về công tác ở Trường Sĩ quan lục quân 1 rồi chuyển ngành năm 1960.

Cuộc sống đời thường

Ở môi trường công tác mới ngoài dân sự khoảng 20 năm, cụ vẫn phát huy tinh thần chủ động sáng tạo ham học hỏi nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ như khi là người lính Cụ Hồ. Được nghỉ hưu năm 1980, kinh tế cả nước còn khó khăn, cụ vẫn chăm chỉ làm thêm để trang trải cuộc sống như bao người khác. Cụ mượn đất của bên nhà vợ ở Khương Đình để trồng rau, chăn nuôi. Tại đây cụ được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi cùng Thiếu tướng Trần Minh Đức đến thăm. Hiện cụ vẫn ở căn phòng 32 m2 trên tầng 4 khu tập thể Bộ Xây dựng cấp khi mới chuyển ngành trên phố Minh Khai, TP Hà Nội. Dù tuổi rất cao nhưng cụ vẫn minh mẫn, dành thời gian viết và dịch sách. Thật đáng khâm phục người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 chủ lực, người đã đánh thắng hơn trăm trận thời chống Pháp. Cờ đỏ sao vàng do cụ và cụ Cao Pha kéo lên kì đài Huế ngày 21/8/1945 là một trận đánh không tiếng súng, không hi sinh đổ máu cũng là một thành công, một dấu ấn lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Những dịp hội thảo, kỉ niệm chiến thắng đã có nhiều vị tướng chia sẻ, nhìn nhận về cụ, Đại tướng Lê Trọng Tấn nói: “Anh Đặng Văn Việt luôn nhanh chóng tìm ra những cách đánh sáng tạo, thích hợp với thực tiễn chiến trường của trận đánh và của chiến dịch. Quyết định đánh Đông Khê trước khi nổ ra chiến dịch Biên giới là một quyết định đầy trí tuệ và đầy tinh thần trách nhiệm. Anh Đặng Văn Việt là một quân nhân cách mạng, cuộc đời có nhiều bão táp, nhưng lúc nào cũng lạc quan, tươi cười và sáng tạo trong khi còn nhiều thiếu thốn”.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Bút Tháp - Ngôi chùa của trí tuệ Việt Nam

Bút Tháp - Ngôi chùa của trí tuệ Việt Nam

Từ xa du khách đã nhận ra ngay ngôi chùa cổ kính với ngọn tháp đá cao to như cây bút khổng lồ đang viết lên bầu trời xanh bất tử.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Ngày khai giảng - hiện tại và kí ức

Ngày khai giảng - hiện tại và kí ức

Tháng chín, khi mùa Thu buông nắng hồng ươm mái tóc trẻ thơ, nắng Thu trải mênh mông lên mọi miền quê yêu dấu. Gió dịu dàng lướt nhẹ đưa tâm hồn bay bổng lên tận những tầng mây xanh. Từng đàn chim muôn màu sắc, líu lo, líu lo hót vang chào các cô bé, cậu bé tung tăng trong những bộ quần áo mới.
Hậu duệ của các bậc Tiền nhân họ Vũ kinh thành Thăng Long xưa trên vùng đất cửa sông Bạch Đằng

Hậu duệ của các bậc Tiền nhân họ Vũ kinh thành Thăng Long xưa trên vùng đất cửa sông Bạch Đằng

Cổ nhân dạy; “Ẩm thủy tri nguyên, uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lý của người Việt Nam, được con cháu truyền đời, ghi nhớ công đức tổ tiên sinh thành, dưỡng dục và tạo lập sự nghiệp cho mình.

Tin khác

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng
Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế
Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh
Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định
Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”

Nơi hạc trắng bay về...

Nơi hạc trắng bay về...
Không gian di tích đền, chùa Bạch Hạc Tam Giang (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cổ kính soi bóng xuống dòng Lô hiền hòa, nơi “tụ thủy” linh thiêng từ lâu trường tồn, lan tỏa hào khí dân tộc thuở xưa và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc...

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Đi bên mùa Thu

Đi bên mùa Thu
Đã Thu. Vẫn mùa Thu của muôn xưa với màu xanh bất tuyệt lồng lộng đáy hồ và trong suốt mắt ai.

Thăm núi Tuý Vân, nhớ công chúa Huyền Trân

Thăm núi Tuý Vân, nhớ công chúa Huyền Trân
Núi Túy Vân - nơi dừng chân của lịch sử và huyền thoại, nơi gợi nhớ công chúa Huyền Trân và những nỗ lực mở mang bờ cõi. Giữa không gian yên tĩnh và thơ mộng, núi Túy Vân không chỉ là một thắng cảnh tuyệt đẹp, mà còn là một di sản văn hóa, lưu giữ câu chuyện về sự hi sinh, lòng yêu nước và vẻ đẹp tâm hồn của một công chúa Việt Nam...

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ
Đôi rồng đá bị mất đầu ở Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Kì bí tảng đá in hình đầu người ở Thành nhà Hồ

Kì bí tảng đá in hình đầu người ở Thành nhà Hồ
Trải qua hàng trăm năm, ngôi đền thiêng thờ tảng đá in hình đầu người ở làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa gắn với huyền tích nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng...

K9 - Một địa chỉ thiêng liêng

K9 - Một địa chỉ thiêng liêng
Vào một ngày tháng 5/1957, Bác Hồ đến thăm Sư đoàn 308, diễn tập bên sông Đà. Khi Người đi công tác các nơi, thường không ăn cơm ở đó mà mang theo cơm nắm, thức ăn, Bác cháu dùng bữa dọc đường. Lần này, người dừng chân, nghỉ ăn trưa trên đỉnh đồi.

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam
Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.

Du lịch di tích lịch sử Cà Mau

Du lịch di tích lịch sử Cà Mau
Cà Mau là vùng đất nằm ở cực Nam của Tổ quốc và cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá, có nhiều tài nguyên thiên nhiên để khai thác lợi thế trong phát triển du lịch…
Xem thêm
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.
Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Sáng 3/8, Hội NCT huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao NCT huyện năm 2024. Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; chào mừng Ngày Quốc tế NCT (1/10) và kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10).
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động