Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Chùa Chanh điểm đến tâm linh của người dân trong vùng và du khách gần xa

Chùa Chanh tên chữ là Hưng Phúc tự, thuộc thôn Quỳnh Khê, sau đổi thành thôn Khê Chanh, xã Quỳnh Lâu, tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng, phủ Sơn Định trước đây, sau này là xã Cộng Hòa. Năm 2006, thôn Khê Chanh chuyển về thị trấn Quảng Yên,nay là phường Quảng Yên. Sử sách ghi lại, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XVII. Theo các cụ cao niên của hai làng Quỳnh Lâu, Khê Chanh, trong 4 ngôi chùa được dân hai làng xây dựng qua các thời kỳ là chùa Vãng, chùa Kim Lăng, chùa Bằng và chùa Chanh thì chùa Chanh có quy mô và bề thế hơn cả.

Chùa Chanh trong ký ức người cao tuổi

                        Cổng chùa Hưng Phúc làng Khê Chanh
Cổng chùa Hưng Phúc làng Khê Chanh

Chùa Chanh được xây dựng trên một quả đồi, người dân thường gọi là núi chùa Chanh, phía đông núi chùa Chanh là núi Nguyệt Lĩnh, trên núi Nguyệt Lĩnh là đền Quỳnh Lâu, thờ mẫu Liễu Hạnh, người dân thường gọi là đền Nguyệt Lĩnh. Đền Nguyệt Lĩnh quay về hướng Đông, chùa Chanh quay về hướng Tây, lưng tựa sơn. Quần thể chùa Chanh gồm đền Mẫu, nhà thờ Tổ, Tam Bảo, và một số công trình kiến trúc khác được thiết kế xây dựng kiên cố. Sân chùa rộng hàng trăm mét vuông, được lát gạch đỏ 30cm x30 cm, trước sân có hồ bán nguyệt rộng khoảng hơn một sào, bờ hồ được xây bằng đá xanh, thành và lan can, bậc lên xuống hai bên được xây, trát đẹp để quý, phật tử xuống rửa tay, chân cho cá ăn và ngắm cảnh, ở giữa có hòn non bộ trồng si và được cắt tỉa tạo dáng. Giếng chùa được đào và khoanh, xếp bằng đá dưới chân núi, nước trong vắt, quanh năm đầy ắp nước.

Tháp chuông được xây dựng hai tầng, tầng trên được treo Đại Hồng Chung, đường kính ước chừng hai người ôm, khi thỉnh, chuông ngân vang cả một vùng. Tầng trệt được làm nhà bia. Bia đá được tiền nhân đục đẽo, khắc chữ Hán rất tinh xảo, mặt bia rộng hơn một mét, cao vượt qua đầu người, vườn chùa có nhiều cây gạo, trong đó có một cây đường kính ba người ôm không hết, cao chót vót, tháng ba mùa hoa gạo nở đỏ cả một vùng, là điểm hẹn của những đàn sáo đen đến kiếm mồi, “vui chơi”. Đối diện với cây gạo là một cây đa to xòe bóng mát rộng mấy sào ruộng. Cũng trong khuôn viên chùa có một khu đất rộng khoảng năm đến bảy sào, thường là sân bãi tổ chức văn nghệ và điểm chiếu phim của Đội 56 lúc bấy giờ. Vườn chùa Chanh có vài chục cây nhãn, cây mít cả trăm năm tuổi đến mùa hoa quả xum xuê, ngoài ra nhà chùa còn có nhiều sào ruộng canh tác ở khu Đồng Nội.

Với một quần thể các công trình được quy hoạch, thiết kế và xây dựng hiện đại, nằm trên độ cao khoảng 50 mét so với các cánh đồng làng, vườn cây quanh năm rợp mát luôn là điểm đến của nam thanh, nữ tú của làng và khách thập phương…Theo bà Vũ Thị Chung, 74 tuổi, một trong những phật tử của chùa Chanh thì chùa đối với bà và những người dân trong làng không chỉ là công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, chùa còn là biểu tượng khát vọng của người dân. Sau những tất bật mưu sinh, đến chùa ai cũng cảm thấy sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn. Vì thế, dù có đi đâu, thì hình ảnh ngôi chùa cũng in đậm trong tâm trí, kỷ niệm của những người từng sinh ra và lớn lên ở làng, gắn bó với tiếng chuông chùa. Trong những năm đầu của thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, ngoài là điểm sinh hoạt cộng đồng, chùa Chanh còn là điểm trường cấp I, của đám trẻ hai làng Quỳnh Lâu và Khê Chanh.

Theo đó, chùa Chanh thường có hai lớp học buổi sáng và hai lớp học buổi chiều, một lớp học ở nhà Tam Bảo, một lớp học ở nhà thờ Tổ. Sân chùa là nơi vui chơi, nơi tập thể dục giữa giờ của học sinh lúc bấy giờ, gác chuông nhà chùa là nơi trẻ trốn học hoặc đi học muộn trèo lên đó đánh bài và chờ đợi giờ lên lớp. Tiếc thay, vạn vật vô thường, do tư tưởng ấu trĩ, nhìn nhận hạn chế của một thời về văn hoá cũ nên chùa Chanh và đền Nguyệt Lĩnh đã bị phá và hầu như bị san phẳng. Theo đó, giữa những năm 70 của thế kỷ trước, khi làm hệ thống kênh mương thủy lợi Yên Lập, người ta đã phá đền Nguyệt Lĩnh lấy đất đắp mương, phá chùa Chanh để lấy mặt bằng xây trường cấp I Cộng Hòa, nay là trường tiểu học Nguyễn Bình. Đằng sau việc phá đền, phá chùa có rất nhiều chuyện để nói, chỉ biết rằng quần thể lịch sử, văn hóa chùa Chanh chỉ còn sót lại gồm một cổng chào được xây dựng và khánh thành mùa xuân năm Tân Tỵ thời Bảo Đại(1941), và một ngôi nhà ngói ba gian phối hưởng bi.

Cổng chào chùa với bức đại tự “Khê hương linh tích” (Di tích linh thiêng làng Khê Chanh). Hai câu đối ở cổng; Cận gian phúc tự tiên từ thần tịch cổ chung trần tâm cơ tịnh/Viễn tiếp La Sơn Đằng thủy tả hữu khâm đới thắng tích do tồn. (Gần chùa Hưng Phúc, đền Tiên Sơn sớm chiều chuông trống tiêu trần tục/ Xa tiếp La Sơn, Bạch Đằng tả hữu bao bọc thắng tích mãi còn). Còn ngôi nhà ba gian lợp ngói trong đó có một tấm bia đá được đặt trang trọng ở ban thờ gian trung tâm, thờ Cụ Minh nghĩa Đô úy, hàm tứ phẩm, nguyên là Quản vệ được sung chức Đốc binh thủy đạo tỉnh Quảng Yên, Vũ Quý Công, tên húy (Đoan) thụy Tráng Dực phủ quân, và cụ bà chính thất của cụ được cáo thụ chức Minh nghĩa Đô úy, họ Nguyễn, húy Bì Cung. (bia do cán bộ của Viện Hán Nôm dịch). Tiếc những tài sản đã được tiền nhân đã tạo dựng, đặc biệt là số tượng Phật của nhà chùa, các Phật tử làng Khê Chanh và quanh vùng cùng nhau phát tâm dựng lại ngôi Tam bảo nhỏ để bảo vệ tượng Phật và cũng là nơi hương khói những ngày tuần rằm. Bởi họ luôn nghĩ: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.

 Bia đá thờ Đốc binh thủy đạo tỉnh Quảng Yên, cụ Vũ Quý Công và cụ bà họ Nguyễn được lưu thờ tại chùa Chanh.
Bia đá thờ Đốc binh thủy đạo tỉnh Quảng Yên, cụ Vũ Quý Công và cụ bà họ Nguyễn được lưu thờ tại chùa Chanh.

Sư cô Thích nữ Tịnh Minh, người làm sống lại cụm di tích lịch sử, văn hóa chùa Chanh.

Bà Lê Thị Toan, một phật tử của chùa Chanh chia sẻ; chúng tôi không để đâu hết nỗi mừng, chỉ nghĩ rằng sau khi chùa bị phá, nhằm giữ lại một phần tài sản, linh tích mà tiền nhân để lại, quyên góp, hưng công xây dựng ba gian nhà nhỏ làm Tam bảo, trải qua những thăng, trầm nhưng đến nay cụm di tích chùa Chanh đang dần được bảo tồn và tôn tạo. Bà cho biết cái “duyên” của làng là gặp được Sư cô Thích nữ Tịnh Minh. Theo đó, cuối năm 2014, Sư cô Thích nữ Tịnh Minh tốt nghiệp Học viện Phật Giáo, năm 2015, Sư cô về trụ trì chùa Chanh. Tâm huyết với công việc, sau 5 năm trụ trì ngoài việc hành đạo, tạo sự thống nhất trong đạo tràng cũng như sự phát tâm, hưng công của phật tử xa, gần, và sự quan tâm của các cấp chính quyền Sư cô Thích nữ Tịnh Minh đã thực hiện được những bước rất quan trọng trong việc lập dự án, khôi phục tôn tạo cụm di tích đền Mẫu, chùa Chanh. Theo đó, ngày 6/11/2020, UBND thị xã Quảng Yên đã ban hành quyết định số 3552/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền Mẫu, chùa Chanh, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên.

Theo quy hoạch, thiết kế đã được phê duyệt cụm di tích đền, chùa Chanh gồm những hạng mục chính: Cổng tam quan, vườn tháp, nhà tổ, tam bảo, phòng học viện, trai đường, nhà sắm lễ, đền Mẫu, am hóa sớ, nhà bia. Loại, cấp công trình: Công trình văn hóa cấp III, với tổng mức đầu tư 43.977.926.000 đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt của chính quyền, đầu năm 2021, nhà chùa động thổ xây dựng và hoàn thành hai công trình là đền Mẫu và nhà thờ Tổ với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Theo Sư cô Thích nữ Tịnh Minh, để hoàn thành hai công trình trong một năm ngoài sự phát tâm công đức của phật tử xa gần phải kể đến sự phát tâm, hưng công của của Nghệ nhân Quốc gia về chế tác, xây dựng nhà gỗ cổ, ông Đặng Văn Tam, thôn 6, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, người đã chủ trì việc thi công và lắp đặt hai công trình chỉ trong vòng chưa đầy một năm.

                             Nhà thờ Tổ trong cụm Di tích đền, chùa Chanh được xây mới năm 2021.
Nhà thờ Tổ trong cụm Di tích đền, chùa Chanh được xây mới năm 2021.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đời sống của nhân dân làng Khê Chanh xưa đã có nhièue khởi sắc, đổi mới và phát triển, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Nhân đạo từ thiện" được quan tâm, trong đó chùa Chanh đã tổ chức nhiều hoạt động mang đậm tính nhân văn. Trước khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, sáng thứ năm hàng tuần phật tử nhà chùa đã nấu một trăm xuất cháo tặng bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên, tổ chức thăm hỏi tặng quà đồng bào nghèo thuộc tỉnh Hà Giang, tặng quà đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt cuối năm 2020.

     Phật tử chùa Chanh và Sư cô Thích nữ Tịnh Minh cùng  Ban Trị sự Hội Phật giáo thị xã Quảng Yên thăm, tặng quà nhân dân xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại do bão, lụt tháng 11/2020.
Phật tử chùa Chanh và Sư cô Thích nữ Tịnh Minh cùng Ban Trị sự Hội Phật giáo thị xã Quảng Yên thăm, tặng quà nhân dân xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại do bão, lụt tháng 11/2020.

Cụm di tích đền, chùa Chanh bước đầu đã viên thành hai hạng mục trong nhiều hạng mục theo Quyết định đã được phê duyệt của UBND thị xã Quảng Yên là một duyên lành, vừa khẳng định tâm nguyện của Sư cô Thích nữ Tịnh Minh, của bà con Phật tử làng Khê Chanh, trước sự quan tâm của các cấp chính quyền. Mong rằng tới đây Ban quản lý cụm di tích đền, chùa Chanh tiếp tục được sự phát tâm của quý Phật tử xa gần để từng bước hoàn thiện các hạng mục công trình theo quy hoạch, và trở thành điểm đến tâm linh của các quý khách xa gần.

Nghiêm Trợ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân

Mùa Thu về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Trong các đèn, các em nhỏ thích nhất là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...
TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Trong lòng đất, có những con người đã sống để chiến đấu, đã sinh con đẻ cái, đã bảo vệ vùng đất ấy giữa những ngày ác liệt nhất của chiến tranh, để rồi tạo nên một trong những kì tích…
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.

Tin khác

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định
Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam
Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận
Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định
Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật “Ký ức quê hương” sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 24/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định. Chương trình do Tập đoàn Vietravel phối hợp Hội đồng hương Bình Định tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Nutifood và Công ty Sáng tạo Mãnh Hổ (Tiger Creative) tổ chức.

Tỉnh Phú Yên: Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử

Tỉnh Phú Yên: Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề cương xây dựng Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và một huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam.

Sôi động lễ hội Lồng tồng ở Đồng Phú

Sôi động lễ hội Lồng tồng ở Đồng Phú
Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng cư ngụ ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2024, tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, do Phòng Văn hóa và Thể thao huyện phối hợp UBND xã Tân Phước tổ chức. Ngoài xã Tân Phước còn có các xã Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hòa và Đồng Tiến cùng tham gia.

Thi sĩ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ

Thi sĩ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ
Không những là nhà chỉ huy quân sự tài năng, kiên cường, cuộc đời hoạt động cách mạng của Huỳnh Văn Nghệ còn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết. Ở lĩnh vực thơ ca, ông được mệnh danh là “Thi tướng rừng xanh”...

Sân chơi khích lệ NCT chung tay xây dựng đời sống văn hóa

Sân chơi khích lệ NCT chung tay xây dựng đời sống văn hóa
Hội NCT TP Lai Châu vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố tổ chức thành công Hội thi tiếng hát NCT thành phố lần thứ III, năm 2024. Đến dự có các đồng chí Vũ Thế Khiên, Phó Chủ tịch Hội NCT tỉnh; Trần Đình Tiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các Ban, Phòng, Ủy ban MTTQ, đoàn thể, Hội NCT thành phố và các xã, phường.

Mĩ vị của Jrai

Mĩ vị của Jrai
Không chỉ có những sử thi đậm chất huyền thoại, với những điều cồng chiêng được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ở Tây Nguyên còn là miền mĩ vị với những loại ẩm thực khiến nhiều người chẳng thể bỏ qua…

Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

Bảo tồn, phát huy văn hóa để khát vọng phát triển thành hiện thực

Bảo tồn, phát huy văn hóa để khát vọng phát triển thành hiện thực
Tối 1/8, tại Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng huyện An Lão diễn ra Lễ hội Văn hoá - Thể thao - Du lịch huyện An Lão năm 2024 với chủ đề “Sắc màu văn hóa - Khát vọng phát triển”. Lễ hội thu hút ngàn hàng người dân và du khách đến xem để hòa mình cùng sắc màu vũ điệu vùng cao.

Cây đa Tân Trào

Cây đa Tân Trào
Đất Sơn Dương ở Tuyên Quang, nơi có nhiều cây đa gắn với sự kiện lịch sử của dân tộc như cây đa ở đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

Nhiều ưu đãi khi trải nghiệm núi Bà Đen mùa Vu Lan

Nhiều ưu đãi khi trải nghiệm núi Bà Đen mùa Vu Lan
Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain ưu đãi đặc biệt trong mùa Vu Lan báo hiếu, với giá vé cáp treo buổi tối lên Chùa Bà và đỉnh núi chỉ còn 200.000 đồng, áp dụng từ 01/8 đến 30/9/2024

Show diễn luôn “kín chỗ” tại đỉnh Bà Nà hè này

Show diễn luôn “kín chỗ” tại đỉnh Bà Nà hè này
Sân khấu Fairy Blossom (Khu vườn thần tiên) – show diễn của hàng trăm nghệ sĩ quốc tế và kết hợp tới 12 loại hình nghệ thuật tại Sun World Ba Na Hills, phủ kín chỗ ngồi mỗi ngày trong dịp hè.
Xem thêm
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động