Cần hủy án sơ thẩm, điều tra bổ sung, thực hiện giám định lại để bảo đảm khách quan toàn diện (Kì 2)
Pháp luật - Bạn đọc 21/09/2021 07:58
Đối với vấn đề xin ý kiến thứ 3, Văn bản số 447/PYQG-KHTH&CĐT của Viện Pháp y Quốc gia cho rằng, việc giám định viên sử dụng cùng một biểu mẫu Bản kết luận, là không sai với quy định tại Thông tư số 47/2013/TT-BYT, vì phần kết luận giám định phải trả lời đầy đủ các nội dung khác nhau, trong trường hợp cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu nhiều nội dung giám định trong một quyết định trưng cầu. Nói như vậy là sai, bởi giám định xâm hại tình dục và giám định thương tích vết thương phần mềm là hai việc khác nhau, quy trình giám định và hồ sơ giám định khác nhau.
Do đó, Thông tư số 47/2013/TT-BYT quy định rất rõ: Kết luận giám định pháp y về xâm hại tình dục lần đầu thực hiện theo Mẫu số 3a, Kết luận giám định pháp y về thương tích lần đầu thực hiện theo Mẫu số 1a. Giám định xâm hại tình dục cần phải làm ngay, thu thập dấu vết trên thân thể, quần áo nạn nhân để xem xét có hay không việc nạn nhân bị xâm hại tình dục, giám định viên không cần yêu cầu cơ quan trưng cầu cung cấp hồ sơ bệnh án. Còn giám định thương tích phần mềm, bắt buộc phải có đầy đủ bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ bệnh án liên quan. Cho dù cơ quan trưng cầu chỉ ban hành một quyết định trưng cầu giám định, thì giám định viên vẫn phải thực hiện theo đúng quy định. Ông Nguyễn Hoài An khi đó là Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế, không thể không biết quy định này, nhưng vẫn làm sai, là hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật. Vậy mà, Viện Pháp y Quốc gia lại trả lời như vậy, là trái quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Giám định tư pháp; trái với Thông tư số 47/2013/TT-BYT.
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm |
Về vấn đề xin ý kiến thứ 4, Văn bản số 447/PYQG-KHTH&CĐT nói rằng, Bản kết luận trả choc ơ quan trưng cầu thiếu một chữ kí của giám định viên, là lỗi hành chính, không ảnh hưởng đến bản chất của giám định. Thật không hiểu nổi, nhận thức pháp luật của một cơ quan tầm Quốc gia, lại thấp kém đến vậy!? Ở đây phải hiểu rằng, Bản kết luận giám định liên quan trực tiếp đến sinh mạng chính trị một con người, thì không cho phép có lỗi hành chính của bất cứ tập thể, cá nhân nào. Trả lời như vậy của Viện Pháp y Quốc gia là không có căn cứ, trái pháp luật, cụ thể:
Giám định xâm hại tình dục và giám định thương tích vết thương phần mềm, đều bắt buộc phải có từ 2 giám định viên trở lên thực hiện. Theo quy định, tất cả giám định viên phải kí vào bản kết luận, nhằm xác lập trách nhiệm của giám định viên đối với kết luận của mình. Kết luận giám định chỉ có một chữ kí (của ông Nguyễn Hoài An), mà không có chữ kí của giám định viên còn lại là giám định viên Lê Tự Hùng, là trái quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật Giám định tư pháp, trái với Thông tư số 47/2013/TT-BYT. Cơ quan điều tra căn cứ Bản kết luận giám định ngày 25/9/2019, chỉ có một chữ kí của ông Nguyễn Hoài An, để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bác sĩ Lê Quang Huy Phương, sau đó ra kết luận điều tra. Viện Kiểm sát cũng căn cứ vào đó để ra cáo trạng truy tố, mà không đánh giá tính chất pháp lí của tài liệu này. Sử dụng một tài liệu trái pháp luật để thực hiện loạt hành vi tố tụng liên quan đến sinh mạng chính trị của một con người, quả thật không thể tưởng tượng nổi.
Văn bản tư vấn không khách quan, trái pháp luật của Viện Pháp y Quốc gia |
Về Bản kết luận giám định pháp y bổ sung số 444-19/TgT ngày 5/11/2019, Văn bản số 447/PYQG-KHTH&CĐT của Viện Pháp y Quốc gia cho rằng, Giấy chứng nhận thương tích, trích sao bệnh án đều là một dạng tóm tắt bệnh án hợp pháp, được Bộ Y tế quy định. Trả lời như vậy rõ ràng không đúng quy định tại Thông tư số 47/2013/TT-BYT. Theo Quy trình giám định pháp y, kèm theo Thông tư số 47/2013/TT-BYT, đối với việc giám định thương tích phần mềm, hồ sơ phải có: Bản sao hợp pháp của tất cả hồ sơ bệnh án liên quan đến thương tích cần giám định. Bản sao hợp pháp… ở đây phải được hiểu là bản phô tô hồ sơ bệnh án có dấu sao y của cơ sở khám, chữa bệnh, liên quan đến các vết thương cần giám định, chứ không phải là “tóm tắt bệnh án” như trả lời của Viện Pháp y Quốc gia.
Hơn nữa, tóm tắt bệnh án, giấy ra viện, giấy chứng nhận thương tích, là thành phần không thể tách rời của Hồ sơ bệnh án. Trong khi đó, Giấy ra viện số 190088945 ngày 23/9/2019 thể hiện: Chẩn đoán S05.1- Đụng giập nhãn cầu và tổ chức hố mắt. Tóm tắt hồ sơ bệnh án lập ngày 16/10/2019 ghi: Chẩn đoán Chấn thương đụng giập nhãn cầu hai mắt. Như vậy, hai tài liệu này có nội dung mâu thuẫn về chấn thương mắt, nên không đủ tin cậy làm căn cứ giám định thương tích. Mặt khác, hai tài liệu này phản ánh không đúng với kết quả khám tại Bệnh án mắt ngày 23/9/2019, của Bệnh viện Trung ương Huế, theo đó hai mắt đều trong tình trạng: “giác mạc trong, tiền phòng sạch, thủy tinh thể trong, thủy tinh dịch trong, đáy mắt chưa thấy bất thường”, nghĩa là chấn thương ở mức độ nhẹ, không làm chảy máu vào dịch kính (thủy tinh dịch).
Phiếu gửi khám chuyên khoa mắt ngày 10/10/2019, kết quả khám chuyên khoa cho biết: MP (mắt phải): Xuất huyết dưới kết mạc; MT (mắt trái): Chưa thấy bất thường. Đúng ra, bác sĩ Lê Quang Huy Phương không phải chịu trách nhiệm về tổn thương mắt trái (nếu có) của chị Dương Huỳnh Thu Thủy vì: Vụ việc xảy ra vào buổi trưa ngày 17/9/2019, buổi chiều cùng ngày chị Thủy nhập viện, thăm khám lần đầu, chỉ có mắt phải bị “Xưng nề phần mềm, không có thương tích ở mắt trái. Vậy thương tích mắt trái của chị Thủy sau này mới xuất hiện, do đâu mà có? Việc định tỉ lệ phần trăm tổn thương hai mắt của chị Thủy 31% là không chính xác. Bằng chứng kết luận tổn thương hai mắt ngày 5/11/2019 cho biết, cả hai mắt đều còn tỉ lệ 3/10, nhưng 18 ngày sau chị Thủy dự thi tay nghề điều dưỡng không cần đeo kính, vẫn làm bài thi dài 12 trang giấy A4, với số điểm 9,25… Các sai phạm này của ông Nguyễn Hoài An, không được đề cập đến trong Văn bản số 447/PYQG-KHTH&CĐT của Viện Pháp y Quốc gia.
Cần hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung, giám định lại thương tích
Dựa vào Văn bản tư vấn không khách quan, trái pháp luật số 447/PYQG-KHTH&CĐT của Viện Pháp y Quốc gia, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kết luận nước đôi số 3982/KL-SYT, các nội dung đều “đúng một phần”, để đi đến kết luận: “Chưa đủ cơ sở để khẳng định giám định viên cố ý thực hiện giám định trái pháp luật”. Thật nực cười, pháp luật chỉ có thể “đúng”, hoặc “sai”, không có khái niệm “đúng một phần”. Trong việc này, phải xem xét hành vi của ông Nguyễn Hoài An có đúng pháp luật không? Nếu đúng thì phải khẳng định đúng và tố cáo là sai sự thật, nếu sai thì phải khẳng định ông Nguyễn Hoài An làm trái pháp luật, gây hậu quả không nhỏ, góp phần làm nên vụ án có dấu hiệu oan sai đối với bác sĩ Lê Quang Huy Phương.
Tuy nhiên, Kết luận số 3982/KL-SYT cũng nêu ra kiến nghị: “Do 2 bản kết luận nêu trên chữ thực sự khách quan và chưa tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng (Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh, Công an tỉnh), đề nghị cơ quan có thẩm quyền trưng cầu thực hiện giám định lại thương tích, đối với bà Dương Huỳnh Thu Thủy, nhằm bảo đảm tính khách quan của vụ án”.
Tới đây TAND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung, để có điều kiện giám định lại thương tích của chị Dương Huỳnh Thu Thủy, nhằm giải quyết vụ án khách quan, tránh gây oan sai cho bác sĩ Lê Quang Huy Phương.
Những dấu hiệu cố ý sai phạm của ông Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế Như đã phản ánh, trong vụ án bác sĩ Lê Quang Huy Phương bị khởi tố, truy tố, kết án về 3 tội danh: “Cố ... |