Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Văn hóa công vụ đang ở đâu?

Trong khi các cơ quan Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị luôn quan tâm coi trọng đến xây dựng đạo đức, văn hóa công vụ, lấy người dân là trung tâm, đối tượng phục vụ cao nhất, tuy nhiên, thời gian vừa qua trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đâu đó có vẫn còn một số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh, vô cảm, ứng xử rất không đúng mực với người dân, gọi dân bằng 'mày' làm dư luận bất bình.
Văn hóa công vụ đang ở đâu?

Vừa qua báo chí đưa tin về tình trạng ứng xử của một số cán bộ, đảng viên với người dân không đúng mực, gọi dân bằng “mày…” trong phòng chống dịch bệnh được dư luận đặc biệt quan tâm. Xin được nêu ví dụ sau:

1.Câu chuyện thứ nhất: “mắng chửi thậm tệ trong đêm, gọi bệnh nhân F0 bằng mày”

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip, một phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đến trạm y tế xã Gia Xuyên vào buổi tối để xin giấy quyết định cách ly. Bệnh nhân này đã gặp ông Nguyễn Duy Hợp, Trạm trưởng Trạm y tế xã Gia Xuyên, Trung tâm y tế TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương đang trực phòng, chống dịch COVID-19.

Tại đây, ông Hợp mắng chửi bệnh nhân này thậm tệ, khiến người này bật khóc. Ông Hợp không cho F0 cơ hội được giải thích mà liên tục mắng nhiếc.

Ông quát: “Mày xin giấy gì, mày là ai, mày về thôn mày, tao biết mày là ai. Đêm hôm mày ra xin giấy tao à?... Tao là con người chứ có phải là cái máy đâu mà đêm hôm ra xin giấy tao à? Tao là y tế chứ tao có phải là bác sĩ đâu, tao không phải cái máy”.

Clip được đăng tải gây sự chú ý, quan tâm chia sẻ của dư luận. Tuy nhiên đa số đều không đồng tình với ứng xử của ông Trưởng Trạm y tế xã này. Ông Hợp thừa nhận clip do người dân phản ánh là đúng sự thật.

“Khoảng 23 giờ ngày 19.2, khi chị P.T.T. (SN 2000) là công dân đang tạm trú trên địa bàn xã đến xin giấy quyết định cách ly, tôi đã có những lời lẽ thiếu chuẩn mực. Nhận thấy việc làm của bản thân là sai, sáng hôm sau tôi đã gọi điện xin lỗi chị T”, ông Hợp cho biết.

Lý giải về hành động này, ông Hợp nhìn nhận, thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn ra rất căng thẳng. “Mặc dù vậy nhưng tôi cũng không thể đổ lỗi do công việc mệt mỏi mà ứng xử sai với dân. Sau khi sự việc xảy ra tôi cảm thấy rất áy náy và ân hận, bản thân xin nhận khuyết điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc trong khi thực hiện nhiệm vụ”, ông Hợp cho biết.

Ngày 27/2, UBND TP Hải Dương cho biết Hội đồng kỷ luật của Trung tâm y tế TP Hải Dương đã xem xét hành vi vi phạm, quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Duy Hợp.

2. Câu chuyện thứ hai xảy ra tại tỉnh Thái Bình: Chủ tịch xã gọi dân bằng ‘mày’

Ngày 10/3, trên một số trang mạng xã hội lan truyền một đoạn video clip ngắn ghi cảnh một người được cho là Chủ tịch UBND xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có hành vi to tiếng với người quay clip mình. Bên cạnh đó, người được cho là Chủ tịch UBND xã Đông Á còn liên tục nói: “Quay này! Quay này, mày thích quay này. Muốn quay thì vào đây...”

Đoạn clip được khá nhiều người chia sẻ và tỏ ra bức xúc trước thái độ của người có hành vi ngăn cản người dân quay clip.

Ông Phí Đức Vui, Chủ tịch UBND xã Đông Á, thừa nhận người trong clip chính là mình.

Ông Vui cho biết: “Việc xảy ra ở nhà ông H. tại thôn Đông Hòa, xã Đông Á vào ngày 28/2. Khi đó, cả nhà ông H. đều nhiễm COVID-19, cách ly điều trị tại nhà. Trong thời gian cách ly, gia đình ông H không tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch, hàng ngày vứt rác sinh hoạt bừa bãi khiến người dân xung quanh bức xúc phản ánh lên chính quyền xã. Đến ngày 28/2, gia đình ông H. còn gọi thợ đến sửa mạng wifi mà không báo với chính quyền. Tôi đến nhắc nhở và xảy ra vụ việc như trên”.

Trong khi đó, ông H cho biết, do vợ chồng ông H là giáo viên nên dù là F0 vẫn duy trì việc dạy học ở nhà qua hình thức trực tuyến. “Do mất mạng, không dạy trực tuyến được nên vào ngày 28/2, tôi có gọi thợ đến sửa. Đến khoảng 16 giờ 30 cùng ngày, nhân viên nhà mạng lắp xong và chuẩn bị ra về thì ông Vui cùng 2 cán bộ khác đến nói với nhà tôi, "nhà chúng mày có hai giáo viên mà chúng mày ngu thế, ai cho phép chúng mày gọi thằng này đến đây?"”, ông H thông tin.

Trong quá trình ông Vui làm việc, vợ ông H lấy điện thoại ra quay lại. Thấy vậy, ông Vui lao đến gạt điện thoại của vợ ông H xuống đất.

“Sau đó, chính quyền xã Đông Á còn phát nội dung gia đình tôi vi phạm quy định chống dịch lên hệ thống phát thanh xã 4 ngày với 8 lượt. Nội dung phát không đúng gây mất uy tín gia đình tôi”, ông H cho hay.

Được biết, ông H đã gửi đơn tố cáo hành vi của ông Vui đến Bí thư Huyện ủy Đông Hưng. Thông tin từ UBND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị này đang kiểm tra làm rõ clip quay cảnh Chủ tịch UBND xã Đông Á.

3. Câu chuyện thứ ba xảy ra tại TP Hải Phòng: Trạm trưởng y tế trả 1,5 triệu đồng khi bị tố nhận tiền để đưa F0 vào viện

Theo anh Nguyễn Việt Thắng (SN 1975, trú tại phường Trại Cau, quận Lê Chân, TP Hải Phòng), trưa ngày 5/3, Trưởng trạm Y tế lưu động phường Trại Cau Nguyễn Sỹ Hùng đã mang 1,5 triệu đồng tới nhà bố mẹ anh để trả lại.

“Khoảng 8h30 ngày 5/3, ông Hùng cầm theo một phong bì, bên trong có 1,5 triệu đồng tới nhà bố mẹ tôi để trả lại. Đó là số tiền gia đình 2 lần đưa cho cán bộ y tế và ông Hùng để bố tôi được đi cấp cứu khi sức khỏe yếu do mắc COVID-19. Ông Hùng có viết mấy dòng thừa nhận được nhân viên đưa cho các phong bì đó, không biết có gì bên trong”, anh Thắng cho hay.

“Cán bộ y tế phường tới nhà mang bình oxy tới và ký giấy cho bố tôi đi viện sáng 27/2. Vợ tôi đã gửi phong bì 500.000 đồng để cảm ơn. Khi nhận phong bì, người này đứng ở sân mở ra. Thấy có 500.000 đồng, người này lập tức gọi điện để báo cáo rồi vào đòi thêm. Họ nói ít nhất là 2 triệu đồng mới chấp nhận ký giấy cho bệnh nhân đi viện. Người nhà tôi tranh cãi qua lại mất hơn nửa giờ thì họ mới hạ còn 1,5 triệu đồng. Sau khi họ nhận tiền, bố tôi được ra xe cấp cứu để chuyển tới Bệnh viện Việt Tiệp 2”, anh Thắng bức xúc.

Trước đây, anh Thắng xin chuyển cho mẹ mình là F0 đi bệnh viện. Lúc đó, anh ra phường xin giấy, cán bộ y tế cũng nói nhỏ vào tai là phải chi tiền “bôi trơn”. Tuy nhiên, anh kiên quyết không đưa và thể hiện thái độ phản đối nên họ dừng lại.

Ông Phạm Đình Đại, Chủ tịch UBND phường Trại Cau, cho biết qua làm việc, ông Hùng thừa nhận có việc nhân viên y tế tại Trạm Y tế lưu động thuộc Trung tâm Y tế quận Lê Chân nhận tiền của người nhà F0.

“Phường đang yêu cầu trạm y tế giải trình, kiểm điểm trước UBND phường. Trưởng trạm y tế khẳng định với phường có nhận 1 triệu đồng. Đây là người nhà bệnh nhân cảm ơn chứ không phải vòi vĩnh. Ông ấy nói nhận có 1 triệu đồng nhưng đã mang trả lại 1,5 triệu. Sáng nay, Trung tâm Y tế quận Lê Chân cũng họp để giải quyết vụ việc”, ông Đại nói.

Qua ba câu chuyện trên, có thể thấy công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19 hơn hai năm qua đã làm cho chúng ta mất mát và tổn thất rất lớn từ vật chất đến tinh thần, nhất là sự hy sinh của cán bộ cơ sở ngày đêm thường trực 24/24 nơi tuyến đầu chống dịch. Những cán bộ cơ sở, những thầy thuốc trực tiếp xử lý dịch bệnh đã không quản khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng, lao vào ổ dịch, nhiều ngày không được về nhà, kể cả việc hiếu, hỷ cũng phải gác lại để tất cả vì nhân dân phục vụ. Hình ảnh những chiến sĩ áo trắng tiêu biểu và phẩm chất tốt đẹp nhất “thầy thuốc như mẹ hiền” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa hè oi bức, dù đã kiệt sức nhưng vẫn quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khỏe của người dân, của cộng đồng. Chúng ta luôn ghi nhớ, cảm ơn và tự hào về những cán bộ, đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch.

Tuy nhiên, không thể đổ cho lý do khó khăn ấy để giải thích, biện minh cho những thiếu sót, tồn tại, hạn chế của một số cán bộ thiếu tu dưỡng rèn luyện về đạo đức văn hóa công vụ, để xảy ra những biểu hiện, ứng xử không đúng mực như: quát mắng, gọi dân bằng mày “mày xin giấy gì, mày là ai, mày về thôn mày, tao biết mày là ai. Đêm hôm mày ra xin giấy tao à”, “chúng mày ngu thế”? Hay như tình trạng quan liêu, ăn chặn của dân của Trưởng trạm Y tế quận Lê Chân, Hải Phòng… Tất cả những hiện tượng tiêu cực ấy đều phải được kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc làm gương góp phần giáo dục nâng cao đạo đức văn hóa công vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống dịch COVID -19.

Bác Hồ đã dạy dù trong hoàn cảnh nào cán bộ cũng phải là công bộc của dân; người đầy tớ trung thành của dân; hết lòng phụng sự nhân dân, gắn bó với nhân dân. Không thể tự cho mình cái quyền đứng trên nhân dân muốn làm gì thì làm; quyền hành là ở nơi dân; dân ủy thác cho chính quyền. Học tập và làm theo Bác là việc làm thường xuyên, liên tục không ngừng nghỉ để xây dựng văn hóa công vụ hiện đại lấy người dân làm trung tâm.

Tập trung xây dựng văn hóa công vụ theo Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”. Có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân.

Kỷ luật Trạm trưởng Trạm Y tế xã gọi bệnh nhân Covid-19 là Kỷ luật Trạm trưởng Trạm Y tế xã gọi bệnh nhân Covid-19 là "con điên"

Xác nhận với báo chí, lãnh đạo Trung tâm Y tế TP. Hải Dương cho biết, hội đồng kỷ luật của đơn vị đã họp ...

Kỷ luật Phó vụ trưởng vì đánh phụ nữ Kỷ luật Phó vụ trưởng vì đánh phụ nữ

Đại diện Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, đơn vị đã ra quyết định kỷ luật ...

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động