Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kì 2024 - 2029:

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau đó, giai đoạn 1935-1941, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kì cách mạng như: Hội Phản đế Liên minh (3/1935 - 10/1936), Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương (10/1936 - 3/1938), Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương (3/1938 - 11/1940), Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương (11/1940 - 5/1941).

Ngày 28/1/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là đấu tranh giải phóng dân tộc và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống Pháp - Nhật lấy tên là Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh).

Ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Chương trình của Mặt trận Việt Minh cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ Nhân dân tương lai sẽ thực hiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao và đối với các tầng lớp Nhân dân.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Về tổ chức, Mặt trận Việt Minh được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Ở xã có Ban Chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra; tổng, huyện (hay phủ, châu, quận), tỉnh, kì có Ban Chấp ủy Việt Minh cấp ấy; toàn quốc thì có Tổng bộ Việt Minh.

Với chủ trương, chính sách đúng đắn, Mặt trận Việt Minh đã thu hút được ngày càng đông đảo các tầng lớp, giai cấp có tinh thần yêu nước và chống đế quốc thực dân vào các hội cứu quốc như: Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nhi đồng cứu quốc... Các hội cứu quốc sau đó đều là thành viên nòng cốt của Mặt trận Việt Minh.

Đầu tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi Nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Ngày 12/4/1945, Mặt trận Việt Minh đã ra lời kêu gọi Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc.

Đến giữa năm 1945, Mặt trận Việt Minh đã có 5 triệu hội viên. Sự phát triển của Mặt trận Việt Minh đã tạo điệu kiện cho Đảng ta xây dựng các căn cứ địa cách mạng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngày 16/8/1945, tại đình Tân Trào (Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân (còn gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào). Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số Việt kiều ở Thái Lan và Lào.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cả dân tộc bước vào thời kì kháng chiến, kiến quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã thực hiện việc đại đoàn kết toàn dân tộc bằng cách đóng góp sức của mình để thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời vào ngày 1/1/1946, Chính phủ liên hiệp Kháng chiến vào ngày 2/3/1946 và sau đó là Chính phủ liên hiệp Quốc dân vào ngày 3/11/1946.

Để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập vào ngày 25/9/1946. Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã ra sức tuyên truyền, vận động đông đảo Nhân dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 3/3/1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất lại thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt). Về sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Với lực lượng đoàn kết ấy, chúng ta sẽ vượt qua hết thảy mọi khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽ đánh tan tất cả mọi kẻ thù đế quốc thực dân” . Đúng như nhận định của Người, Mặt trận Liên Việt sau đó không ngừng lớn mạnh, tạo nên sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 25/4/1961, kết thúc bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại câu khẩu hiệu mà lần đầu đã phát biểu cách đó 10 năm (1951) tại Đại hội hợp nhất Mặt trận Việt Minh-Liên Việt: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” .

Bên cạnh đó, từ cao trào đấu tranh của Nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày 20/12/1960. Sau đó, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam cũng ra đời vào ngày 20/4/1968.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam đã góp phần to lớn trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã giành thắng lợi, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất. Từ ngày 31/1/1977 đến 4/2/1977 tại TP Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng ta đề cao và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội XIII của Đảng (2021) đã nhấn mạnh “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại” nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XXI.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước ta đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Tin khác

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước
Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới
Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động