Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...
Ngay sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941), thấy rõ vị thế, vai trò và trách nhiệm của NCT đối với sự nghiệp cách mạng và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, chỉ đạo và tuyên truyền việc thành lập Hội Phụ lão Cứu quốc (thành viên Mặt trận Việt Minh) ngay tại các thôn, bản, vùng căn cứ địa cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Dẫu rằng tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay run, chân mỏi, nhưng một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang, một hành động của phụ lão có ảnh hưởng đến giết giặc. Rút guốc mộc để ném vào đầu bọn bạo ngược, vung gậy trúc để đánh vào đầu bọn hung ác. Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, Nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, Nhân dân làm theo. Hô điều nên hô, làm việc nên làm. Người có của xuất của, người có sức dốc sức, góp gió thành bão, tụ hơi thành mây. Đồng bào cả nước đang ngẩng cao đầu mà trông chờ các bậc phụ lão”.

Ngày 21/8/1941, trong bài “Việt Nam Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già/ Đoàn kết vững bền như khối sắt/ Để cùng nhau cứu nước Nam ta”. Kết quả là từ năm 1941 - 1945, hàng chục vạn NCT đã tham gia vào tổ chức Hội Phụ lão cứu quốc, để tuyên truyền ủng hộ Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang của Đảng; nuôi giấu, làm giao thông liên lạc cho cán bộ, làm công tác binh vận, giữ bí mật các cơ sở hoạt động của Đảng, tích cực xây dựng lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu NCT Thủ đô Hà Nội. 	Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu NCT Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 21/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư các vị phụ lão. Trong thư này, Người phản bác một quan niệm cũ rất sai lầm cho rằng “Lão lai tài tận, lão giả an chi” tức “Tuổi già thì tài hết, người già nên ở yên”. Người nhắc lại truyền thống yêu nước của người Việt Nam ngày xưa: Lý Thường Kiệt là tiêu biểu, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng. Người còn chỉ rõ: “Người già không làm được công việc nặng nề thì khua gậy đi trước, động viên khuyến khích thanh niên và san sẻ kinh nghiệm của chúng ta cho họ”.

Từ năm 1945 - 1954, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, NCT đã gương mẫu thực hiện và vận động con cháu tham gia diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. NCT đã hăng hái động viên thanh niên đi bộ đội, đi thanh niên xung phong mở đường chiến dịch.

Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tròn 60 tuổi, nhưng Người quên cả tuổi già, luôn luôn lạc quan cách mạng: “Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán/ So với ông Bành vẫn thiếu niên”.

Từ năm 1954 -1975, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NCT đã hăng hái tham gia các phong trào. Ở miền Bắc có nhiều hội viên phụ lão đã tích cực tham gia xây dựng những “cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ”, với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, giành danh hiệu “Phụ lão 3 giỏi”. Nhiều cụ mạnh khỏe còn tham gia các đội “Bạch đầu quân”. Ở chiến trường miền Nam, nhiều cụ đã ngày đêm đào hầm nuôi giấu cán bộ, giúp đỡ quân giải phóng, tham gia đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị; các bà má miền Nam tay không, dũng cảm đi đầu trong các đoàn biểu tình, đòi con đang bị giam cầm; kêu gọi anh em binh lính ngụy quay súng trở về với Tổ quốc, với đồng bào.

Ngày 1/10/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn” có đoạn: “Trong thời kì kháng chiến, chúng ta có những đội du kích “bạch đầu quân”. Sự chiến đấu anh dũng và hi sinh oanh liệt của những “đội viên tóc bạc răng long” đã làm cho lũ giặc kinh hồn và khuyến khích chiến sĩ ta càng thêm dũng cảm. Các cụ đã góp phần không nhỏ vào cuộc thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm nền tảng vững mạnh cho sự nghiệp đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, các cụ cũng tham gia rất hăng hái”.

Trong lần nói chuyện với cán bộ cách mạng lão thành vào ngày 9/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò và trách nhiệm của lớp người đi trước đối vối những thế hệ nối tiếp rằng: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ”.

Đến với lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện vào ngày 18/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ già là vốn qúy của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh”.

Từ sau ngày đất nước được thống nhất (30/4/1975) cho đến nay, NCT có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thời kì đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa đất nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, an ninh, trật tự xã hội… Trong đó có nhiều NCT vẫn nhiệt huyết, phát huy kinh nghiệm, trí tuệ để tiếp tục đóng góp xây dựng, phát triển đất nước.

NCT đã sát cánh cùng Nhân dân cả nước tích cực tham gia nhiều phong trào đấu tranh, thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tặng cho Hội NCT Việt Nam 18 chữ vàng: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Huân chương Sao vàng; Huân chương Lao động hạng Nhất.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) xác định: “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu của NCT trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc NCT. Bảo trợ, giúp đỡ NCT gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa”.

Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2156/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021-2030. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chương trình đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp sau: 1. Trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe NCT; 2. Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với NCT; 3. Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế, nhà ở cho NCT; 4. Trợ giúp NCT tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; 5. Phát huy vai trò NCT; 6. Trợ giúp NCT sử cụng công nghệ thông tin và truyền thông; 7. Trợ giúp pháp lí đối với NCT; 8. Phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai đối với NCT.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Tin khác

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước
Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới
Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Xem thêm
Phiên bản di động