UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét bảo vệ quyền lợi cho gia đình liệt sĩ
Pháp luật - Bạn đọc 25/09/2021 08:31
Pháp luật quy định rõ ràng
Ngày 21/12/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 203-HĐBT kèm theo Điều lệ Bảo vệ đường bộ, có hiệu lực đến hết năm 1999. Theo đó, Khoản 1, Điều 7 Điều lệ Bảo vệ đường bộ quy định, hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường bộ, đối với hệ thống Quốc lộ là 20m, tính từ mép chân mái đường đắp, mép đỉnh mái đường đào hoặc từ mép ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh trở ra hai bên. Sau đó, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 quy định, hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, đối với đường trong khu vực đô thị thuộc thành phố, thị xã… giới hạn hành lang bảo vệ bằng bề rộng vỉa hè, hoặc chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Ngày 10/12/1991, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Văn bản số 205 UB/XDCB gửi Bộ Giao thông vận tải – Bưu điện; Viện Thiết kế Bộ Giao thông - Bưu điện; Liên hiệp Quản lí đường bộ 4; Xí nghiệp quản lí đường bộ 474, đề nghị về quy mô đường, trong đó tại thị trấn Kỳ Anh, Km 564 - 569 có mặt đường rộng 35m. Ngày 28/11/2002, UBND huyện Kỳ Anh và Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 474 lập Biên bản làm việc, thống nhất triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông tuyến Quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh, từ Km 564 đến Km 569: “chỉ giải tỏa theo mốc lộ giới quy định (từ tim đường ra hai bên là 17,50m)”.
Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh chủ trì cuộc đối thoại về đất của bà Lương nhưng bất chấp quy định của pháp luật về hành lang anh toàn đường bộ |
Ngày 13/8/2013, Khu Quản lí đường bộ IV có Văn bản số 1780/KĐB IV-GT-VP gửi Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh, tại mục 1 nêu rõ: “Quốc lộ 1 mốc lộ giới được Liên hiệp Quản lí đường bộ IV chỉ đạo, đơn vị quản lí đường bộ cắm mốc trước tháng 7/1992, với chỉ giới cắm mốc đối với đường ngoài đô thị là 20m, kể từ mép chân đường, trong đô thị cắm theo quy hoạch đô thị do UBND tỉnh phê duyệt, theo đó thị trấn Kỳ Anh, mặt cắt ngang quy hoạch 35m.
Ngày 19/9/2017, Cục Quản lí đường bộ II có Văn bản số 1346/CQLĐBII gửi TAND thị xã Kỳ Anh xác định “Hành lang bảo vệ đường bộ Quốc lộ 1 qua địa bàn Hà Tĩnh, với chỉ giới ngoài đô thị 20m; trong đô thị cắm theo quy hoạch đô thị do UBND tỉnh phê duyệt, quyết định”. Qua kiểm tra thực địa tại hiện trường, hộ bà Nguyễn Thị Lương ở tổ dân phố Tây Trinh, phường Kỳ Trinh, hiện là lí trình KM568+706,994 Quốc lộ 1. Thành lập thị xã Kỳ Anh, xã Kỳ Trinh chuyển đổi thành phường Kỳ Trinh, vị trí thửa đất hiện nằm trong khu vực đô thị. Vì vậy, hành lang an toàn đường bộ tại vị trí này, được xác định theo chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mốc lộ giới “203” đoạn qua đất của bà Lương được đóng cách tim Quốc lộ 1A ra 17,5m |
Ngày 17/7/2018, Cục Quản lí đường bộ II có Văn bản số 956/CQLĐB II-QLBTĐB gửi Sở Giao thông vận tài Hà Tĩnh, tại mục 2 nêu rõ: “Hiện nay kho hồ sơ của Cục Quản lí đường bộ II có lưu trữ Hồ sơ hoàn công dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Vinh – Đông Hà... và Hồ sơ hoàn công công trình cắm cọc GPMB và lộ giới đường bộ trên Quốc lộ 1 theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ... (thay thế Nghị định số 203-HĐBT, có hiệu lực từ ngày 1/1/2000). Theo đó, chỉ giới cắm mốc tính từ mép chân mái đường đắp và từ đỉnh mái đường đào, hoặc từ mép ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh trở ra hai bên, đoạn tuyến trong đô thị cắm theo chỉ giới quy hoạch của tỉnh Hà Tĩnh là 41m. Riêng đoạn qua thị trấn Kỳ Anh là 35m”.
Không hiểu, hay cố tình làm trái pháp luật?
Bà Nguyễn Thị Lương thừa hưởng thửa đất của cụ Nguyễn Thị Lượng, trong Đơn xin chứng nhận cấp nhà ở thể hiện: “1 mảnh vườn đã lâu đời nay ở tại Trọt Nu, có mép đường quốc lộ đi qua”; được Chủ nhiệm HTX Thống Nhất đồng ý “cho chuyển sang đất ở”, được cán bộ địa chính đo đạc ngày 12/6/1987, có diện tích 1.892m2, cách tim Quốc lộ 1A ra 17,5m.
Ông Cỏn, ông Ninh đã sử dụng hết đất để làm nhà ở, công trình kiên cố (bên trái ảnh), còn ông Đông lấn chiếm thêm 240m2 đất và được xây bao bằng táp lô cao gần 3m (bên phải ảnh) |
Ngày 24/4/1996, bà Lương chuyển nhượng cho ông Nguyễn Xuân Ninh 180m2 đất vườn, có chiều ngang giáp hành lang 203, tính từ tim đường ra 17,5m, dài 6m; chiều sâu 30m. Ngày 18/5/1996, bà Lương chuyển nhượng cho ông Trần Tạo (bố ông Trần Văn Đông) 360m2 đất vườn, phía Bắc giáp hành lang 203 Quốc lộ 1A dài 12m, phía Nam giáp đất vườn bà Lương dài 12m; phía Đông giáp phần đất chị Nguyệt dài 30m; phía Tây giáp phần đất anh Ninh dài 30m. Phía sau thửa đất được xác lập bởi nhà ở và bức tường cao chừng 2m xây ngăn cách với đất của bà Lương.
Ngày 21/4/2004, bà Lương chuyển nhượng cho ông Đặng Văn Cỏn 150m2 đất vườn, chiều rộng 5m giáp hành lang 203; chiều sâu 30m. Sau khi chuyển nhượng, ông Ninh, ông Tạo và ông Cỏn xây dựng nhà ở, công trình kiên cố cách tim Quốc lộ 1A ra 17,5m.
Ngày 17/12/2003, ông Đông đập bức tường phía sau, đánh người, phá tài sản, chiếm đất của gia đình bà Lương, nên nhóm thợ làm công cho chị Nguyệt (láng giềng của bà Lương) đã lập Biên bản đánh người tại chỗ, gửi cho Công an huyện Kỳ Anh (nay là thị xã Kỳ Anh). Nội dung này được thể hiện trong Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo của bà Lương số 107/BC-XM ngày 26/3/2004 của Công an huyện Kỳ Anh.
Bà Lương làm rất nhiều đơn, nhưng không được chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm, buộc bà phải khởi kiện ra Tòa. Tại phiên tòa ngày 2/11/2018, Hội đồng xét xử TAND thị xã Kỳ Anh căn cứ Văn bản số 863/UBND-TNMT ngày 3/8/2018, do ông Nguyễn Hoài Sơn (lúc đó là Phó Chủ tịch) kí, cho rằng: “hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ đoạn qua đất bà Lương, ông Đông bảo đảm kích thước quy định về hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP, từ tim Quốc lộ 1A ra là 27,0m, (thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1180 QSD/2002 mang tên ông Trần Văn Đông)”. Bà Tương trả lại 126m2 đất trong số 240m2 đất mà chồng bà đã lấn chiếm trước đây; 114m2 đất còn lại được Tòa “tuyên” cho bà Tương được quyền sử dụng, với lí do nằm trong khoảng 17,5m đến 27m tính từ tim Quốc lộ 1A, thuộc đất hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 1A, theo Nghị định số 203/NĐ-HĐBT.
114m2 đất ngoài chỉ giới xây dựng tính từ tim Quốc lộ 1A ra 17,5m đang được bà Tương làm nơi kinh doanh vật liệu xây dựng |
Bà Lương làm đơn đề nghị các cấp có thẩm quyền yêu cầu bà Tương trả cho gia đình bà 114m2 mà ông Đông lấn chiếm. Ngày 21/1/2021, ông Nguyễn Hoài Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh chủ trì, đối thoại giải quyết việc tranh chấp đất bà Lương với bà Tương. Tại đây, ông Sơn không căn cứ quy định của pháp luật về hành lang an toàn giao thông, mà yêu cầu một chuyên viên Phòng Quản lí đô thị trả lời về chỉ giới xây dựng, rồi kết luận: “nếu phải thế thì đất bà Lương cũng chỉ được 3m chứ không phải là 10m”.
Hơn 6 tháng sau, ông Nguyễn Hoài Sơn lại có buổi làm việc để làm rõ đơn khiếu nại đòi 114m2 đất của bà Nguyễn Thị Lương. Tại buổi làm việc này, ông Sơn vẫn không quan tâm đến các quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ, coi hành lang Quốc lộ 1A qua đất của bà Lương là 27m; không công nhận thị trấn Kỳ Anh có chiều dài theo Quốc lộ 1A từ Km564 - Km569; không chấp nhận vị trí cột mốc Km569 thuộc thị trấn Kỳ Anh với phường Kỳ Trinh... Buộc các thành viên liên quan chấp nhận đất bà Lương không thuộc địa bàn thị trấn Kỳ Anh. Coi hành lang an toàn giao thông mỗi bên tính từ tim Quốc lộ ra 27m. Hành vi này của ông Sơn, vô hình trung Tiếp tay cho bà Tương chiếm đoạt 114m2 đất của bà Lương.
game bài đổi thưởng tiền that đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân, tránh khiếu kiện kéo dài, giữ nghiêm kỉ cương phép nước.
Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: Bị thu hồi đất trái luật, người dân bức xúc phản đối Đất của người dân có nguồn gốc là đất ở, thế nhưng, trong quá trình xác minh nguồn gốc đất để bồi thường, Hội đồng ... |