Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Chuyến vượt biển ra Bắc đầu tiên

Ngày 23/10/1961, để đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng trong thời kì mới, kịp thời chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, Đoàn 759 - tiền thân của Lữ đoàn 125 chính thức được thành lập. Tuy nhiên, sự hình thành con đường tiếp vận vũ khí Bắc - Nam lại “khởi đầu” từ năm 1946.

Từ vùng ven biển xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, dưới sự chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy Bến Tre đã tổ chức thành công chuyến vượt biển đầu tiên đưa đoàn cán bộ Khu 8 ra miền Bắc báo cáo với Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình kháng chiến ở Nam Bộ, đồng thời xin Trung ương chi viện vũ khí cho miền Nam. Đây là chuyến vượt biển “mở đường” đầu tiên do nữ thuyền trưởng Nguyễn Thị Định, chỉ huy mở đường ra Bắc vào cuối tháng 3/1946 và sau đó cũng chính nữ tướng Nguyễn Thị Định chỉ huy con tàu vượt trùng dương từ Phú Yên mang theo 12 tấn vũ khí đầu tiên về đến Bến Tre an toàn vào khoảng giữa tháng 12/1946 để bàn giao cho Khu 8. Sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn, gian khổ của đoàn công tác Bến Tre với chuyến vượt biển thành công đầu tiên là cơ sở cho việc mở đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ sau này.

Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.
Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.

Đến đầu năm 1960, cũng từ mảnh đất Bến Tre, phong trào Đồng khởi đã nhanh chóng lan rộng toàn Nam Bộ, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt, khởi đầu cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ cứu nước. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập, yêu cầu về vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu trở thành bức thiết. Tuy nhiên, tuyến đường chi viện Trường Sơn còn chưa vươn tới miền Đông Nam Bộ, còn đồng bằng Nam Bộ thì thật khó mà vươn tới, bởi vậy để tiếp tế cho Nam Bộ, vào thời điểm này, không còn đường nào khác hơn là con đường biển.

Trong khi chờ đợi một phương thức vận chuyển vũ khí từ miền Bắc đi bằng đường biển vào miền Nam, Trung ương Đảng chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và cho thuyền ra miền Bắc, vừa thăm dò, mở đường, nghiên cứu phương tiện vận chuyển trên biển và báo cáo tình hình, nếu có điều kiện thì chở vũ khí về.

Đường Hồ Chí Minh trên biển

Nhận được chỉ thị của Trung ương, với kinh nghiệm từ chuyến vượt biển 15 năm về trước, đồng chí Nguyễn Văn Khước (Năm Chung hay còn gọi là Mười Khước), Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Thị Định đã nhanh chóng tổ chức được hai đội tàu xuất phát ra Bắc thực hiện nhiệm vụ.

Đội tàu thứ nhất do đồng chí Đặng Bá Tiên (Sáu Giáo), làm Đội trưởng. Cùng 5 thủy thủ: Nguyễn Văn Tiến (Năm Kiệm), Huỳnh Văn Mai (tức Nguyễn Văn Giới, tức Tư Đen), Nguyễn Văn Bê (Hai Bê), Nguyễn Nhung (Hai Hùng), Ba Đức (Đức đen). Thuyền xuất phát vào ngày 1/6/1961, tại cồn Lợi, Thạnh Phong, Thạnh Phú; sau 9 ngày đêm vật lộn với sóng gió và tránh sự kiểm soát của địch, ngày 9/6/1961, chiếc thuyền nhỏ chở 6 anh em cũng đã cập vào Hà Tĩnh. Trung ương biết tin, đã nhanh chóng cho người vào Hà Tĩnh đón đoàn ra Hà Nội.

Đội tàu thứ hai, do đồng chí Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách, cùng 7 thủy thủ gồm: Nguyễn Văn Hớn (Năm Thanh), Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Hải (Huỳnh Văn Hải), Văn Công Cưỡng, Trần Văn Ân (Năm Thăng), Nguyễn Văn Luông (Hai Sơn), Huỳnh Tiến (tức Huỳnh Văn Tiến, tức Năm Tiến). Thuyền xuất phát vào ngày 18/8/1961 tại cồn Tra, Thạnh Phong, Thạnh Phú. Nhưng vì lạc hướng nên hành trình của thuyền khá vất vả, tới ngày 28/8, thuyền mới cập vào bến ở Thanh Hóa và được đón về Hà Nội mấy ngày sau đó.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Ra đến miền Bắc, những người con của Thành đồng Tổ quốc, được đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đồng chí trong Bộ Chính trị, trong Quân ủy Trung ương đón tiếp ân cần. Anh em cũng đã báo cáo với Trung ương tình hình đấu tranh ở các tỉnh Nam Bộ và đề đạt nguyện vọng của bà con cô bác trong đó, muốn Trung ương cấp cho nhiều vũ khí để đánh giặc. Để thực hiện được nguyện vọng đó, ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 - Đoàn Vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển.

Kể từ ngày thành lập, cho đến tháng 4/1975, đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển 1.355 chuyến tàu vào bến Khu 5, Khu 8 và Khu 9, được 99.827 tấn vũ khí, đạn dược, hàng hóa cùng với hơn 30 nghìn cán bộ, chiến sĩ chi viện cho quân và dân miền Nam đánh Mỹ. Trong đó, Bến - Bến Tre từ tháng 6/1963 đến 30/4/1975 đã tiếp nhận và trung chuyển 28 chuyến, với 1.386 tấn vũ khí, đạn dược và hàng hóa an toàn đến các chiến trường. Với các chiến công này, ngày 22/11/2011, đơn vị A101 (Bến - Bến Tre) được tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Cồn Tra, cồn Lợi, vàm Khâu Băng trên bờ biển huyện Thạnh Phú đã trở thành những địa danh gắn liền với đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Nơi đây là điểm xuất phát của những con thuyền vượt biển ra Bắc, báo cáo kịp thời tình hình cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với Trung ương và cũng là đầu cầu tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện cho chiến trường miền Nam.

Kỉ niệm 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2024), không chỉ lực lượng Hải quân mà toàn quân, toàn dân hiểu thêm, khâm phục hơn sự tài trí táo bạo, tư duy chiến lược, nghệ thuật quân sự của Bộ đội Cụ Hồ dưới sự lãnh đạo của Đảng, khắc ghi những chiến công oai hùng đã trở thành huyền thoại của những chiến sĩ Đoàn tàu “Không số” làm nên đường Hồ Chí Minh trên biển và càng thêm tự hào, mến yêu hơn mảnh đất quê hương Bến Tre, nơi khởi đầu trong quá trình “mở đường”, “mở bến” cho con đường huyền thoại, mang sứ mệnh thiêng liêng tiếp vận vũ khí, con người trong kháng chiến, là mạch máu nối liền các chiến trường của Tổ quốc.

Bài, ảnh Trần An

Tin liên quan

Tin khác

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...
Xem thêm
Phiên bản di động