Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Lúc ở Luân Đôn, làm phụ bếp cho một khách sạn, khi dọn bàn ăn thấy nhiều đùi gà quay vẫn còn nguyên, Bác đem gói lại cẩn thận để ở góc bàn. Người đầu bếp hỏi: Tại sao ông không bỏ đi, Người trả lời: Tôi để lại cho người nghèo ăn. Khi ở nước Pháp, mùa Đông giá lạnh, trước khi ra khỏi phòng trọ đến chỗ làm việc, Bác đặt một tờ báo để ủ ấm trong đêm. Làm chủ bút một tờ báo, Người trực tiếp viết bài, vẽ, đặt trang, phát hành báo; Người có cuốn sổ tay ghi chép theo dõi đầy đủ các khoản chi giấy, mực, công in và thu tiền bán báo; gồm tổng số thu, chi của từng số báo rồi làm báo cáo tài chính công khai, minh bạch với các đồng nghiệp của mình.

Sống ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, Bác chỉ sử dụng - chi dùng những gì thuộc của mình, mỗi bữa ăn thường chỉ có một món... Sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, lúc làm việc ở Bắc Bộ Phủ, Bác thường ăn chung với các đồng chí phục vụ và bảo vệ. Khi làm phần ăn riêng, Bác yêu cầu không quá ba món thịt hoặc cá, rau hoặc một món khác. Người rất thích ăn các món ăn quê nhà như cà muối, mắm Nghệ... Thời Pháp thuộc chỉ có cai làm đường, lính cơ và loại công chức thấp nhất mới ăn mặc vải kaki; đôi dép lốp cao su thì chỉ ông kéo xe mới dùng. Nhưng khi đã là Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn dùng y phục của những người dân bình thường.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta sống giản dị, tiết kiệm như vậy là hợp tình, hợp lí với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các tầng lớp Nhân dân và quân sĩ đều phải phấn đấu hết sức mình mới đủ cơm ăn, áo mặc để bảo đảm cho chiến đấu thắng lợi. Năm 1958, Bác Hồ nói: “Ở đấy có mùi thực dân” nên Người không ở nhà riêng của viên toàn quyền chế độ cũ... Trung ương quyết định xây dựng nhà ở cho Bác, nhưng Người chỉ đồng ý làm theo kiểu nhà sàn do Bác tự vẽ và dùng loại gỗ bình thường.

Một lần, Bác đi công tác về muộn, ghé qua Văn phòng nghỉ lại cho đỡ mệt. Đồng chí bảo vệ nói với đồng chí cấp dưỡng nấu cháo để Bác dùng. Đang nằm nghỉ, nghe thấy, Người vội ngồi dậy, dặn chị cấp dưỡng: “Cô Mai nấu cháo cho Bác, thì nấu bằng cơm nguội. Nấu cơm nguội vừa chóng chín, chóng nhừ lại tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa”. Nhân chuyến công tác ở công trình đập nước Suối Hai, thấy có ngôi nhà nghỉ mát xây dựng to, đẹp của Tỉnh ủy, Bác đã chất vấn: “Sao các chú không lo xây nhà cho dân mà lại lo xây nhà nghỉ mát cho Tỉnh ủy”. Lần về thăm quê hương, Bác dự bữa cơm thân mật với các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh. Trước khi cầm đũa, Người nhìn mâm cơm rồi nhấc mấy đĩa thức ăn để ra ngoài mâm, rồi Bác nói: “Ăn hết thì lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc sinh thời vẫn nói: “Được Bác mời ăn cơm nhiều lần, nhưng trong bữa ăn, chưa bao giờ Bác đánh rơi một hạt cơm, cũng như quý từng giọt mồ hôi của người lao động vậy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương trong các cuộc họp của Trung ương, của Chính phủ phải thực sự gương mẫu thực hiện tiết kiệm để bảo đảm yêu cầu thắng lợi của công cuộc kháng chiến và kiến thiết đất nước sau khi hòa bình, mà chính Bác là người thực hiện và thường ngày Bác cũng khuyến khích mọi người tiết kiệm từ việc nhỏ đến việc lớn. Một bì thư giấy còn tốt, được dùng lại mặt ngoài vào trong. Vỏ bao thuốc, được dùng ghi chương trình một cuộc họp. Tờ giấy mới viết một mặt, được dùng làm giấy đánh máy cho một bài báo. Ở phòng làm việc, phòng họp chỉ để một lọ hoa. Nhà còn ở được, không cho phá đi xây lại nhà mới...

Thiết nghĩ, Bác Hồ của chúng ta thực hành tiết kiệm từ việc nhỏ đến việc lớn như vậy đó, trong suốt cuộc đời hoạt động của người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà nước đã trở thành đạo đức, là tấm gương mẫu mực trong sáng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp Nhân dân trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài học tập và thực hiện làm theo với tấm lòng kính yêu vô hạn.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động